GIẢI PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc mường ở tỉnh hòa bình (Trang 26 - 30)

3.1. Đánh giá thực trạng 3.1.1. Ưu điểm

- Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi...

- Văn nghệ dân gian của dân tộc Mường là nét đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất của văn hóa dân tộc.

- Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã biết gắn liền nhiều hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống kết hợp với yếu tố hiện đại đã tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức chính quyền và đoàn thể ở cơ sở trực tiếp tham gia tổ chức và thực hiện các văn nghệ dân gian. Qua đó đã phát huy tính sáng tạo, kế thừa truyền thống văn hóa, tập tục tốt đẹp của dân tộc, địa phương. Các hoạt động dịch vụ phục vụ tại các địa phương được quản lý tốt, công khai niêm yết giá, giảm thiểu việc tăng giá tùy tiện và thương mại hóa các giá trị văn nghệ dân gian. Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông được tăng cường, đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân dân tham dự các hoạt động, lễ hội biểu diễn các văn nghệ dân gian của dân tộc Mường. Công tác vệ sinh môi trường thu gom, xử lý rác thải được chú trọng, có sự phối hợp trong công tác tổ chức.

- Các văn nghệ dân gian được tổ chức, biểu diễn rộng rãi là dịp để mọi người giao lưu, nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình, làm tan đi những ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày để có thêm sự lạc quan, thanh thản,

đồng thời qua đó nhắc nhở, răn dạy thế hệ sau biết phát huy và bảo tồn các giá trị văn nghệ dân gian.

- Thông qua các văn nghệ dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triển của tộc người Mường qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ẩn của văn hóa làng bản và là điểm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của dân tộc Mường.

- Nhờ các văn nghệ dân gian độc đáo của người Mường mà tỉnh Hòa Bình trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, là địa phương thuận lợi cho các tour du lịch.

- Văn nghệ dân gian là những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức được chắt lọc từ nhiều thế hệ. Đó là nếp sống, lối sống được hình thành trên những giá trị nhân văn của con người có tính đến sự phù hợp của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Những giá trị này tạo nên bản chất tốt đẹp của người Mường. Đó là điều kiện sống còn, bản sắc văn hóa riêng giúp cho người Mường, có sức sống đã vượt lên trong mọi hoàn cảnh mà không bị hòa tan vào những dòng văn hóa khác.

- Những năm gần đây, đời sống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình được cải thiện đáng kể, nhiều chính sách đầu tư, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước đã giúp đồng bào có cuộc sống khá hơn, ổn định cuộc sống.

3.1.2. Hạn chế

- Một số loại hình, thể loại văn nghệ dân gian đang bị mất dần, chưa được khôi phục hoàn toàn.

- Một bộ phận giới trẻ chưa được nhận thức được sâu sắc, đầy đủ những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Mường, sự thờ ơ của họ đã dẫn đến các giá trị này, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Mường nhanh chóng bị mai một.

- Việc tuyên truyền, quảng bá các văn nghệ dân gian của dân tộc Mường còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Đặc biệt, công tác tổ chức, quản lý vẫn còn một số tồn tại bất cập. Cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch, còn hạn hẹp, thiếu thốn, chưa huy động được tối đa nguồn lực.

3.2. Giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn nghệ dân gian dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.

- Giải pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nét giá trị văn nghệ dân gian dân tộc Mường.

Đây là khâu vô cùng quan trọng để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của văn nghệ dân gian cũng như nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường diễn ra ở tỉnh Hòa Bình.

Tổ chức, biểu diễn các loại hình, thể loại văn nghệ dân gian theo đúng hướng dẫn của ban tổ chức, phòng văn hóa tỉnh. Giới thiệu về văn nghệ dân gian, diễn giải và thuyết minh về sự tích, lịch sử của dân tộc Mường cho du khách tham gia hiểu về ý nghĩa và vai trò to lớn của văn nghệ dân gian.

Thực hiện công tác tuyên truyền về văn nghệ dân gian bằng nhiều phương pháp như: mời các phóng viên, nhà báo về tham dự buổi tổ chức, biểu diễn nhằm để họ viết bài, đưa tin. Từ đó hình ảnh dân tộc Mường được quảng bá cho nhiều người, nhiều dịa phương biết.

Việc nâng cao ý thức giữ gìn nét văn hóa trong các loại hình văn nghệ dân gian của dân tộc Mường đối với lớp thanh niên là công việc cấp bách và cần thiết để góp phần phát triển giá trị văn hóa của người Mường nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

- Giải pháp thứ hai: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và biện pháp quản lý của lãnh đạo tỉnh đối với văn nghệ dân gian của dân tộc Mường

Văn nghệ dân gian của dân tộc Mường cần có sự quan tâm của Đảng và nhất là sự quan tâm của tỉnh Hòa Bình để văn nghệ dân gian được phát triển.

Các cấp, các ngành tiếp tục đầu tư, chú trọng phát triển xã hội.

Ban tổ chức cần có biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các buổi tổ chức, biểu diễn văn nghệ dân gian và du khách, đảm bảo văn hóa, văn minh trong tổ chức.

- Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh công tác giáo dục lớp thế hệ trẻ về tầm quan trọng của giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Mường.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, có nhiều luồng văn hóa ngoại nhập, những luồng văn hóa đã dần làm mai một những giá trị văn nghệ dân gian truyền thống, thế hệ trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với những nền văn hóa ấy nên dần quên đi những văn hóa dân tộc. Vì vậy, công tác giáo dục thế hệ trẻ được xem là quan trọng để nâng cao nhận thức về vấn đề lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống ấy.

Tiểu kết

Trong chương 3, tôi đã đề xuất 3 giải pháp chủ yếu để bảo tồn và phát huy được giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình, bao gồm:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nét giá trị văn nghệ dân gian dân tộc Mường; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và biện pháp quản lý của lãnh đạo tỉnh đối với văn nghệ dân gian của dân tộc Mường; Đẩy mạnh công tác giáo dục lớp thế hệ trẻ về tầm quan trọng của giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Mường. Để đạt kết quả tốt các giải pháp trên, cần triển khai một cách cụ thể, khoa học, hợp lý để văn nghệ dân gian của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc mường ở tỉnh hòa bình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w