Lễ Cấp sắc của người Dao cung cấp một số tư liệu về nguồn gốc dân tộc, quá trình di cư và những sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng.[A2;Tr.28].
Trước hết là những câu chuyện truyền thuyết, những bài ca đọc trong nghi lễ cấp sắc là những tài liệu quý để tìm hiểu về nguồn gốc tộc người đó là sự
tích Bàn Vương. Những câu chuyện hay, những bài thơ dài không dừng lại ở sự tích Bàn Vương mà còn nói về quá trình di cư của tổ tiên họ vào Việt Nam như thế nào.
Cũng qua Lễ Cấp sắc, ta có điều kiện tìm hiểu cách làm giấy dó của dân tộc Dao, cách nhuộm vải, cách cắt may trang phục thầy cúng kiểu nữ. Đây là dịp tốt để chức ta nghiên cứu trang phục cổ phản ánh lại thời kỳ mẫu hệ xã xưa mà người phụ nữ Dao còn làm thầy cúng. Cũng qua trang phục chúng ta được hiểu thêm về nguồn gốc thủy tổ người Dao, sự thân thiện với môi trường đó là mô típ trang trí trên áo (hoa văn hoa lá, mặt trời, rồng phượng…).
Qua Lễ Cấp sắc, ta cũng thấy được Đạo giáo ảnh hưởng khá sâu đậm trong tục lệ sinh hoạt của người Dao và được họ tiếp thu và cải biến đi nhiều.
Tất cả mọi người đàn ông của dân tộc Dao đều phải qua Lễ Cấp sắc Đạo giáo.
Ai không qua Lễ Cấp sắc thì dù chết già linh hồn họ cũng không được về với tổ tiên (Bàn vương), lúc sống cũng không được cúng bái cha mẹ, cao hơn nữa là Bàn Vương, quan niệm "Ai không làm Lễ Cấp sắc sẽ không được công nhận là con cháu Bàn Vương" đã đi vào tiềm thức người Dao. Tục lệ này khẳng định tính phổ biến của Đạo giáo ở người Dao. Từ cái ngoại sinh trở thành cái nội sinh tồn tại đến tận ngày nay. Đó chính là sự xâm nhập của Đạo giáo vào tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Dao thông qua Lễ Cấp sắc.
2.2.2. Giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn trong Lễ Cấp sắc của người Dao thể hiện ở những mặt cơ bản sau:
Một là, giáo dục, rèn luyện nhân cách con người
Nội dung của Lễ Cấp sắc có ý nghĩa giáo dục tích cực đối với người thanh niên Dao. Điều này được thể hiện rất rõ trong các lời giáo huấn, những điều quy định ghi trong tờ âm dương điệp, đó là: không được coi thường trời đất, thần phật; không được ngược đãi cha mẹ; không được sát hại sinh linh; không được trộm cắp, hại người; không được khinh rẻ người nghèo; không được tham hoa hay sắc làm nhơ bản thân; không được uống rượu ăn nói càn quấy; thấy người
gặp nạn, dù đêm hôm khó khăn vẫn phải cứu người. Hay các nội dung khác răn dạy người thanh niên khi được cấp sắc phải: không được sát hại tính mệnh (tự tử); không được tham lam; không hỗn hôn dục tà; không được khinh tâm; không được phẫn nộ điên đảo; không được vọng ngôn sinh ngữ mà phải trung trực nội ngoại thuận hòa; bảo quốc ninh gia, không được thoái thoát chuyển tâm ...
Trong các điều giáo huấn ghi trong đạo sắc cấp cho người thụ lễ đều hướng tới cái chân, cái thiện; tuyệt đối kiêng kỵ người phụ lễ làm điều ác. Đó là sự kính trọng các thầy đã làm Lễ Cấp sắc, biết ơn nghĩa mẹ cha, thủy chung với bạn bè, có lòng vị tha và dũng cảm, sống thành thật hơn nữa, các điều giáo huấn này đôi khi còn được thực hiện bằng lời thề của người phụ lễ dưới sự giám sát của các thần linh và tổ tiên nên tính giáo dục càng có giá trị. Ngoài ra, những giáo lý trong Lễ Cấp sắc còn khuyên dạy con người biết tôn trọng và chấp hành luật lệ, tập tục, tập quán tộc người. Bởi vậy, người thụ Lễ cấp sắc thường luôn tự nguyện trong việc tu dưỡng đạo đức để làm việc thiện, tránh gây ra tội ác. Có thể nói, Lễ Cấp sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người Dao biết sống lương thiện, hòa hợp cộng đồng, biết tôn trọng tập tục, tập quán tộc người.
Như vậy, tập tục theo chu kỳ đời người với các nghi lễ được toàn thể gia đình, dòng họ, làng bản tham dự như cái "khung" văn hóa định hình "nhào nặn"
nên nhân cách của các thành viên trong cộng đồng. Đó cũng chính là lý do để các thành viên tồn tại và phát triển trong môi trường văn hóa tộc người.
Hai là, góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình hình thành và phát triển của các tộc người và nó như một nhu cầu tất yếu, một lẽ đương nhiên cần có trong đời sống của cộng đồng người. Lễ Cấp sắc của người Dao được ra đời và duy trì đến hôm nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Từng khung cảnh của buổi lễ theo từng sắc thái lúc hành lễ của các thầy cúng tạo nên sự trang nghiêm của các nghi thức cúng lễ. Trong Lễ Cấp sắc còn có nghệ thuật biểu diễn của các thầy cúng với các điệu nhẩy múa như: múa gà, nhảy bát quái.... Đây là
những điệu múa được biểu diễn theo những bài hát hoặc thơ cúng. Bên ngoài có tiếng trống, tiếng chiêng đệm theo tạo nên nét độc đáo riêng có của người Dao nói riêng và dân tộc Dao nói chung trong cả nước.
2.2.3. Giá trị nghệ thuật
Có thể nói Lễ Cấp sắc là một di sản văn hoá quý báu có giá trị nghệ thuật độc đáo của tộc người Dao. Trong Lễ Cấp sắc có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật được trình diễn. Các loại nhạc cụ dân tộc như trống, kèn, thanh la, não bạt, chuông con, tù và… được sử dụng trong Lễ Cấp sắc có khả năng biểu cảm khác nhau, khi hoà tấu trở thành một dàn nhạc dân tộc rất độc đáo. Âm nhạc trong Lễ Cấp sắc cũng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi lễ thức cụ thể, có khi rất tĩnh nghiêm, trầm lắng, có khi lại sôi động, vui nhộn tùy thuộc vào từng lễ nhỏ trong Nghi lễ cấp sắc (như Lễ dâng hương, Lễ thượng quang, Lễ Bàn Vương)
Bên cạnh đó, những cuốn sách nôm dao cổ với những bài thơ, những lời ca; những câu ca dao, tục ngữ; những điệu nhảy trong Lễ Cấp sắc rất độc đáo và mang tính vũ đạo cao. Bộ tranh thờ 18 bức vẽ các nhân vật và sự tích Đạo giáo là những tác phẩm hội hoạ có giá trị, vì nó không chỉ giúp cho việc nghiên cứu sâu về tôn giáo mà còn giúp cho việc nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình dân gian của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Trang phục trong Lễ Cấp sắc cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó không chỉ làm cho màu sắc của lễ hội thêm rực rỡ mà thông qua các hoạ tiết hoa văn trang trí trên áo thầy cúng, trên trang phục người được cấp sắc và trang phục cô dâu đã thể hiện sinh động tâm lý, thị hiếu thẩm mỹ của đồng bào Dao, kỹ năng thêu thùa, lao động sáng tạo, đức tính kiên nhẫn, của người phụ nữ dân tộc Dao trong nghệ thuật may thêu trang phục truyền thống.
Đây có thể coi là những giá trị văn hóa truyền thống quý báu được kết tinh trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào Dao. Đó là cơ sở, làm nền tảng cho việc sáng tạo những giá trị văn hóa mới vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phong phú, lành mạnh trong giai đoạn hiện nay
2.2.4. Giá trị cố kết cộng đồng
Quy định gia đình có người làm Lễ Cấp sắc thì không đụng chạm vào việc bếp núc; không được giết lợn, mổ gà … nên mọi công việc bếp núc thường được cộng đồng làng xóm đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của các thầy. Do vậy, tinh thần cộng đồng làng bản trong Lễ Cấp sắc của người Dao Thanh Phán ở Hoành Bồ thể hiện khá rõ. Mỗi khi gia đình nào làm Lễ Cấp sắc cho con trai đều được sự giúp đỡ trong việc dựng ngũ đài sơn, nấu nướng hay các công việc khác. Không chỉ đến giúp đỡ mà họ còn đến chia vui với gia chủ. Mỗi khi gia đình có việc lớn đều được sự giúp đỡ, sẻ chia này có tính luân chuyển, tự giác thành thông lệ làm cho mọi người trong dòng họ, trong làng bản gần gũi với nhau, gắn kết với nhau hơn. Tính cố kết cộng đồng làng bản trở lên chặt chẽ và bền vững hơn.
Mặt khác với quy định bố không cấp sắc cho con, anh không cấp sắc cho em, các em thiếu nhi nam nữ trong dàn đồng ca hát trong Lễ Cấp sắc không có mối quan hệ huyết thống với người được cấp sắc … chính vì vậy gia đình có người được cấp sắc sẽ được cộng đồng làng xóm hỗ trợ, điều này làm cho mối quan hệ làng xóm ngày càng thắt chặt, tạo nên tính đoàn kết cộng đồng rất cao ở người Dao Thanh Phán Hoành Bồ.
Một điểm nữa trong Lễ Cấp sắc là đối tượng thờ cúng, suy tôn cao nhất trong cộng đồng người Dao Thanh Phán là Bàn Vương – Thủy tổ của người Dao. Vì vậy, khi bà con làng xóm tới giúp gia đình có người làm Lễ Cấp sắc vừa là thể hiện tinh thần hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau nhưng cũng là thể hiện sự tôn kính đối với Bàn Vương. Điều này càng làm tăng thêm tính cố kết của cộng đồng người Dao Thanh Phán Hoành Bồ nói riêng và cộng đồng người Dao nói chung của tỉnh Quảng Ninh.
Tóm lại, Lễ Cấp sắc của người Dao Thanh Phán không chỉ chứa đựng các thông điệp về rèn luyện nhân cách con người hướng tới chân thiện mỹ mà còn có giá trị độc đáo về mặt lịch sử, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và khoa học, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Đồng thời góp phần bảo tồn, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa mang đậm tính chất tộc
người. Với kinh tế du lịch, đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý báu cho ngành du lịch khai thác và phát triển.
Phần 3.
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN NGHỆ DÂN GIAN NGƯỜI DAO 3.1. Đánh giá các giá trị văn nghệ dân gian của người Dao
3.1.1. Ưu điểm
Trong quá trình gìn giữ và phát huy các giá trị văn nghệ dân gian của người Dao, văn hóa dân tộc Dao trước tiên phải là của chính bản thân người dân tộc Dao. Bởi vậy, họ chính là chủ di sản- là chủ thể quan trọng trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính dân tộc họ. Ngày nay, những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xây dựng nếp sống mới, xây dựng khu dân cư và làng xã văn hóa mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) được triển khai và thực hiện rộng khắp trong các xã và các làng bản có người Dao sinh sống. Một số lễ hội và hoạt động văn hóa truyền thống được phục hồi, duy trì và phát huy, đem lại nét sinh hoạt văn hóa phong phú và lành mạnh cho người dân. Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục… trong địa bàn có người Dao sinh sống cũng được các cấp ủy Đảng và chính quyền tạo điều kiện phát triển nên đã cải thiện được rất nhiều đời sống cả vật chất và tinh thần cho người dân, làm cho đời sống văn hóa xã hội ở nhiều vùng có người Dao sinh sống có nhiều thay đổi rõ rệt.
Những thành tựu trong công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao của chính bản thân những người chủ di sản:
Trong đời sống vật chất Khi nói tới đời sống vật chất của người dân, phải kể đến các nhu cầu về ăn, mặc, ở, các phương tiện sinh hoạt, sản xuất… nó phụ thuộc vào nhu cầu và thị hiếu của người dân và phụ thuộc cả vào những biến động của lịch sử. Trong thời kỳ hiện nay, khi xã hội đang thay đổi từng ngày
từng giờ và kinh tế thị trường tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội thì những yếu tố văn hóa vật chất của người Dao có những biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là nó chịu ảnh hưởng của xu hướng lai Kinh tương đối mạnh. Những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại… của người Dao cũng không nằm ngoài quy luật này.
Không chỉ thay đổi về thiết chế, kiến trúc mà ngay cả các đồ đạc sinh hoạt trong gia đình cũng thay đổi theo. Trước đây, bàn thờ của gia đình người Dao thường được đặt ở góc phải nhà, nơi được coi là trang nghiêm và sạch sẽ nhất nhà- nơi không được phép xê dịch, nhưng ngày nay, bàn thờ cũng đã được thay đổi cho phù hợp với kiểu nhà mới, các đồ đạc trong nhà chủ yếu dùng bằng đồ nhựa, đồ nhôm… Bếp của gia đình người Dao cũng được rời xuống nhà ngang tách biệt với nhà ở, các nơi ăn, ngủ… cũng được bố trí lại theo tuổi tác của các thành viên cho phù hợp, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi cũng được di dời xa hơn khu nhà ở…
Rõ ràng, sự sạch sẽ, tiện lợi và hợp vệ sinh là điều không thể phủ nhận, những trang thiết bị hiện đại như ti vi, đầu đĩa, đài, giếng nước là điều cần thiết và tất yếu cho một cuộc sống văn minh và nó làm cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, làm cho đời sống của đồng bào Dao ngày càng được ổn định và phát triển.
Trong đời sống tinh thần Bản sắc văn hóa của một dân tộc biểu hiện đặc sắc và rõ ràng nhất có lẽ ở đời sống tinh thần. Những yếu tố như: tín ngưỡng, ngôn ngữ, tôn giáo, văn nghệ, lễ hội dân gian… là những giá trị được hình thành cùng với chiều dài lịch sử, là yếu tố để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác trong tiến trình xây dựng và phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong tang ma của người Dao hiện nay, có lẽ ít bị ảnh hưởng bởi các phong tục của dân tộc khác nhất. Người Dao đã tinh giản đi nhiều những thủ tục, nghi lễ trong việc ma chay và thờ cúng người đã khuất và vẫn duy trì phong tục chôn một lần không cải táng. Đây là một cách làm tiến bộ, cần được phát huy. ở các bản hạ sơn, đồng bào Dao đã có nghĩa trang hợp vệ sinh và cảnh quan, do đó ở những nơi này, tục làm ma tươi hay ma khô cho người chết đều được lưu giữ và khá gọn nhẹ. So với các thế hệ cha ông trước đây, phần đông thanh niên người Dao tiến bộ ít hoặc không còn tin vào sự huyền bí của vũ trụ, do đó họ đơn giản
những thủ tục kiêng kị quá mức khi gia đình có tang như trước kia (ví dụ: con trai để tang bố mẹ thì phải kiêng tắm gội, đội khăn tang lúc nào rơi mới thôi).
Tục thờ cúng hiện nay của họ cũng khá đơn giản, hàng năm đến ngày giỗ họ vẫn tổ chức đi đắp mộ rồi về làm giỗ nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình dòng họ chứ không ăn uống linh đình như trước kia.
Trong phong tục tập quán: Do tỉ lệ dân cư không quá nhiều, lại thêm địa bàn cư trú thường ở những nơi địa hình cao nên phong tục tập quán, đặc biệt là trong hôn nhân của người Dao vẫn giữ được những nét rất độc đáo truyền thống cổ truyền của đồng bào Dao.
3.1.2. Nhược điểm
Dân tộc Dao trong quá trình sinh sống và phát triển trên địa bàn đất nước Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình và khẳng định được nét độc đáo trong nền văn hóa với những đặc trưng riêng có không thể trộn lẫn với các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau nên kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Dao cũng có nhiều biến đổi. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đời sống đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống dân cư, dần dần đưa họ tiếp xúc nhiều hơn với nền văn minh công nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố cơ bản làm đe dọa và mai một bản sắc văn hóa của dân tộc. Đứng trước thực trạng đó, các chủ thể trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã có những hoạt động tích cực, song trên thực tế việc triển khai thực hiện diễn ra còn tương đối chậm chạp, chủ yếu mang tính hình thức và hiệu quả còn chưa cao. Để có thể gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, cần đánh giá một cách khách quan những việc đã làm được và chưa làm được của các chủ thể trong việc thể hiện vai trò của mình với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Dao.
Trong thời gian vừa qua, nhận thức được sự quý báu của vốn văn hóa dân gian của các dân tộc nên các lễ hội của đồng bào được phục dựng lại nhằm mục đích bảo tồn và quảng bá vốn văn hóa phong phú của dân tộc Dao. Trong những ngày Hội văn hóa thể thao các dân tộc hay Hội trại văn hóa các dân tộc ở địa