Các biện pháp bảo tồn giá trị văn nghệ dân gian người Dao

Một phần của tài liệu văn nghệ dân gian người Dao (Trang 31 - 38)

3.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống phù hợp với đặc điểm đồng bào Dao

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Phú Thọ nhằm tạo những điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Dao nói riêng không phải chỉ là sản phẩm mang tính chủ quan mà phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển kinh tế và điều kiện khách quan của địa phương. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa là một vấn đề hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của tộc người Dao. Đồng bào Dao sinh sống với những xuất phát điểm kinh tế thấp, giao thông đi lại khó khăn, khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật có nhiều hạn chế thì việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong việc phát huy

nọi mặt của đời sống xã hội nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao cần tập trung làm tốt các vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong vấn đề phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với các ngành nghề thủ công, cơ khí nhỏ và dịch vụ. Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch chi tiết mô hình kinh tế của vùng có đồng bào Dao sinh sống.

Do địa hình cư trú nên nông nghiệp không phải là thế mạnh trong phát triển kinh tế của hộ gia đình người Dao. Do vậy, để ổn định kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con người Dao thì trước mắt các chủ thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đoàn thể nhân dân ở các địa phương này cần định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng cả tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng rừng để tận dụng địa hình đất dốc. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất sẽ tạo ra sức bật mới cho kinh tế của đồng bào Dao trong thời gian không xa. Trong thời gian tới, cũng cần phổ biến cho bà con dân tộc Dao về việc mở rộng diện tích trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa, thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ cả vào sản xuất nông - lâm nghiệp thì mới có hiệu quả cao về kinh tế. Một trong những vấn đề các cấp, ban, ngành trong tỉnh cần quan tâm chú ý đối với đồng bào Dao nữa là hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt của bà con còn yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, hệ thống điện chưa được đảm bảo. Do vậy, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đường xá, hệ thống điện… sẽ là yếu tố cơ bản giúp bà con chủ động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của hộ gia đình. Người Dao vẫn giữ được kỹ thuật dệt vải cổ truyền, với những kỹ thuật thêu thùa độc đáo, thiết nghĩ cũng cần định hướng để phát triển ngành nghề này. Trong thời kỳ hiện nay, công nghiệp dệt may đang rất phát triển nên nếu chúng ta tập trung theo hướng phục vụ đời sống sinh hoạt thì sẽ khó cạnh tranh, các chủ thể lãnh đạo tại địa phương nên xem xét theo hướng mở rộng dệt may cổ truyền thành các sản phẩm phục vụ du lịch.

3.2.2. Gắn tuyên truyền, vận động với những hoạt động thích hợp nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc độc đáo của dân tộc Dao đối với quần chúng nhân dân

Trong điều kiện đời sống kinh tế của đồng bào còn khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế thì những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường tới những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao là điều khó tránh khỏi. Vì mục đích vươn lên làm giàu mà đôi khi một bộ phận không nhỏ người Dao đã làm xáo trộn đời sống tinh thần của đồng bào mình, làm cho văn hóa dân tộc bị

“Kinh hóa” nhiều. Văn hóa Dao là của người Dao, vì vậy không ai khác ngoài bản thân đồng bào dân tộc Dao là những người làm cho nền văn hóa của họ được lưu giữ và phát triển cho đến muôn đời sau. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào dân tộc Dao, cần tập trung những vấn đề sau:

Trước hết cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa Sở VH - TT& DL với các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh nhằm phát triển mạnh mẽ những phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…, đưa các tiêu chí về việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc vào quy ước xây dựng làng văn hóa và tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Có vậy mới xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, một đời sống văn hóa phát triển và đưa văn hóa trở thành một tiêu chí gần gũi hơn với mỗi người dân.

Cuối cùng, cần sử dụng triệt để và phát huy vai trò của các hệ thống phương tiện truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, các hệ thống thiết chế văn hóa (Đài phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh…) nhằm đưa người dân đến gần hơn với các hoạt động văn hóa. Hơn nưa, người Dao không phổ biến việc sử dụng chữ viết nên việc tuyên truyền qua thông tin đại cũng sẽ khiến cho văn hóa

dễ đi sâu vào đời sống nhân dân hơn. Trong các hoạt động văn hóa, cần quan tâm tổ chức nhiều các hoạt động tái hiện lại các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần nhằm thu hút đông đảo đồng bào Dao tham gia như: liên hoan văn hóa nghệ thuật quần chúng, lễ hội diễn xướng dân gian, khiến cho văn hóa trở nên gần gũi và sinh động hơn với đời sống hiện nay.

3.2.3. Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đang thịnh hành trong xã hội hiện đại

Văn hóa thuộc lĩnh vực nhạy cảm của xã hội, nó cần được bảo vệ bằng luật và có những chế tài cụ thể để xử lý khi gặp phải các vấn đề văn hóa. Do vậy, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với các di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa ra đời là một hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân trong vấn đề phân cấp quản lý, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ khi mọi người dân cũng hiểu luật và làm theo luật thì mới có ý nghĩa. Việc cần thiết là phải tuyên truyền, phổ biến những thể chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc Dao tới với cộng đồng Dao. Cần để người dân hiểu về hành vi, mức độ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác văn hóa. Những di sản văn hóa vật thể của người Dao hiện còn lại như nhà ở, trang phục, tranh thờ, sách cổ… cần được khảo sát thực tế, nắm vững được hiện trạng để từ đó có kế hoạch đầu tư kinh phí nhằm bảo tồn nó, đồng thời tập huấn kinh nghiệm cho những chủ di sản, giúp họ có kiến thức và kinh nghiệm bảo vệ những gì mình đang có.

Những di sản văn hóa phi vật thể như tiếng nói, điệu múa, nghi lễ, phong tục… là những di sản vô cùng phong phú, đa dạng và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, vì vậy, cần có kế hoạch điều tra, sưu tầm hiện trạng và từ đó có biện pháp cụ thể để bảo tồn một cách hiệu quả. Năm 2009, một dự án người Dao đã được Sở VH - TT& DL phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tiến hành điều tra, sưu tầm những điệu múa, nhạc khí, nghi lễ của người Dao và bước đầu thu được kết quả tốt. Trong những năm trước mắt, VH - TT& DL phối hợp với Bảo tàng tỉnh hoàn thành đề án “Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hóa và bảo tồn các di sản

văn hóa phi vật thể” trong tỉnh, từ đó có cơ sở để hoàn thiện việc tìm hiểu và bảo tồn các giá trị văn hóa phong phú của người Dao. Cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích bà con nhân dân bảo tồn, phát hiện và khôi phục được các giá trị văn hóa, đồng thời xử lý thật nghiêm khắc các hoạt động phá hoại hoặc làm cản trở quá trình xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.

3.2.4. Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Dao.

Hiện nay, đây là vấn đề bức xúc và được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh trình độ kinh tế thấp kém thì trình độ dân trí không cao cũng là yếu tố làm cản trở quá trình giữ gìn và phát triển văn hóa. Đặc biệt, người Dao lại chính là chủ thể của di sản văn hóa Dao, là người bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, nếu trình độ dân trí thấp thì ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc cũng bị hạn chế, cho nên việc nâng cao trình độ dân trí cho họ là nhiệm vụ cấp bách. Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Dao không chỉ dừng lại ở việc phổ cập, nâng cao trình độ học vấn, dạy cho họ biết đọc, biết viết, biết nói tiếng Kinh mà còn phải mở rộng kiến thức xã hội cho họ như: kiến thức về pháp luật, về khoa học kỹ thuật, về giao tiếp, về quan điểm hưởng thụ văn hóa, về kiến thức đạo đức… Muốn nâng cao được trình độ dân trí cần xây dựng được cả một xã hội học tập, tạo được những chuyển biến mới trong thực hiện mục tiêu Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Trong hoạt động nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào người Dao, cần kết hợp song song giữa phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa xóa mù chữ. Đối với công tác bổ túc văn hóa cần chú ý nhiều tới chất lượng hơn số lượng, còn đối với giáo dục phổ thông cần đảm bảo cả chất lượng và số lượng ở tất cả các cấp học, bậc học. Với giáo dục mầm non:

cần chú ý củng cố lại hệ thống trường, lớp mẫu giáo, chú ý tới trình độ của giáo viên mầm non và các chế độ ưu đãi cần thiết cho họ để họ có thể yên tâm giảng dạy tại những khu vực khó khăn, xa xôi. Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết 05 của Chính phủ và đề án của tỉnh về xây dựng

trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đầu tư trang thiết bị đảm bảo cho cả việc dạy và học. Cần tạo điều kiện để cha mẹ học sinh tham gia cùng chính quyền cơ sở, tích cực chăm sóc, giáo dục trẻ, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và quản lý các cơ sở giáo dục mầm non cả công lập và tư thục. Đây là một hướng đi quan trọng cho con em các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Dao nói riêng, nhất là đào tạo những nghề đang phổ biến ở vùng đồng bào như dệt, cơ khí… Chính quyền địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ để cùng các cơ sở mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về khoa học kỹ thuật, về quản lý nhà nước… cho các cán bộ thôn bản. Không chỉ có vậy, còn cần tạo điều kiện hơn nữa để cho con em các gia đình thuộc diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập nhiều hơn. Hiện nay, có một thực tế là hầu hết giáo viên giảng dạy phổ thông là người Kinh, sự hiểu biết về văn hóa dân tộc thiểu số rất ít, trong những năm tới, cần chú trọng việc xây dựng các chính sách xã hội, ưu tiên cả về kinh tế để động viên những học sinh khá giỏi thi vào sư phạm - nhất là con em người dân tộc. Cần chú ý tới việc chú ý đào tạo giáo viên người địa phương để đảm bảo tính ổn định, lâu dài, tránh tình trạng lấy vùng sâu vùng xa làm nơi thử việc cho giáo viên mới ra trường.

3.2.5. Quy hoạch, đào tạo cán bộ, đảng viên là người dân tộc Dao nhằm đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao.

Động lực để phát triển văn hóa người Dao thể hiện tập trung nhất ở nguồn nhân lực của đồng bào Dao, đây chính là yếu tố nhằm tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống của đồng bào, nó góp phần giữ vững ổn định về chính trị, tăng trưởng về kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa. Bởi vậy, công tác quy hoạch, đào tạo và phát triển cán bộ người dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chính sách dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới. Cán bộ người Dao sinh ra và lớn lên trên đất của họ, do vậy hơn ai hết họ hiểu rõ những nét đặc thù trong văn hóa của dân tộc mình. Không giống như cán bộ người Kinh khi được cử đến làm việc và công tác tại vùng có đồng bào Dao, tuy có phẩm chất và năng lực nhưng họ hạn chế

về ngôn ngữ, về phong tục tập quán, chưa hiểu hết những vấn đề nảy sinh trong đời sống của người Dao nên chưa có cách giải quyết thấu đáo và hợp lý. Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự quan tâm đầu tư của trung ương cũng như các cấp chính quyền ở địa phương, tình trạng thiếu cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cũng phần nào được khắc phục. Tuy nhiên, trên thực tế, trong tổng số hơn 800 cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh thì cán bộ người Dao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 4%). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ này trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có tinh thần đoàn kết, gắn bó với địa bàn, nhiệt tình và yên tâm công tác. Nhưng hạn chế là trình độ văn hóa và năng lực chuyên môn chưa cao, tuổi đời cũng không còn trẻ. Vì vậy, công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ đảng viên là người Dao cần chú ý:

Thứ nhất: Công tác giáo dục đào tạo cần được chú ý đầu tiên, nâng cao chất lượng cả dạy và học cho các trường dân tộc nội trú và các trường phổ thông của tỉnh và huyện trong vùng có đồng bào Dao sinh sống.

Thứ hai: Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ sát với nhu cầu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, cần bố trí cả cán bộ người Kinh cùng làm việc với cán bộ người Dao để chia sẻ, giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm của nhau, cả trong công tác quản lý lẫn trong đời sống hàng ngày, tạo nên sự giao lưu tự nhiên giữa các sắc màu văn hóa. Về lâu dài, cần có chính sách cho con em người Dao trên địa bàn được đào tạo cơ bản, xong bố trí ngay công việc ở địa phương nhằm tạo động lực cho con em học xong về phục vụ cho quê hương. Trong quá trình học tập, địa phương hỗ trợ thêm về kinh phí nhưng cũng cần quản lý chặt chẽ quá trình học tập của họ. Bên cạnh những điều cần lưu ý trên đây, trong những năm tới, để công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Dao có được kết quả cao cũng cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin bởi họ là những người trực tiếp xuống cơ sở, trực tiếp liên quan tới các hoạt động văn hóa. Cần đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho họ một cách khoa học, hệ thống. Không chỉ có vậy, cần bổ sung thêm cán bộ văn hóa là người Dao cho các phòng quản lý văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu văn nghệ dân gian người Dao (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w