+) Nút điều khiển tốc độ động cơ
Hình 3.27: Nút điều khiển tốc độ
Trên mô hình thì việc thay đổi tốc độ động cơ được thực hiện bằng nút điều chỉnh tốc độ trên bộ VS-2 và dãy tốc độ động cơ thay đổi được là (0 ÷ 1200) rpm. Nhưng để mô hình vận hành an toàn và đạt hiệu quả thì chỉ điều chỉnh tốc độ đến 600 rpm.
+) Bảng led hiển thị tốc độ động cơ
Hình 3.28: Bảng led hiển thị tốc độ động
cơ
Bảng led hiện thị tốc độ của động cơ, tốc độ của động cơ thay đổi sẽ giúp cho người điều khiển mô hình thay đổi độ mở bướm ga phù hợp. Để việc chuyển số trong hộp số phù hợp với thực tế hơn.
+) Bảng led hiển thị hoạt động của các dãy số, phanh, ly hợp và khớp một
chiều
Hình 3.29: Bảng Led
Khi đi số trong dãy nào của ( D, 2, L ) thì đèn Led của dãy và số đó sẽ sáng. Bảng Led còn thể hiện sự hoạt động các phanh, ly hợp và khớp một chiều tại các số. Bảng Led này hoạt động tương ứng với Led trên màn hình giao tiếp máy tính.
Hình 3.30: Cụm van điện từ
Cụm van điện từ điều khiển khí nén thay thế cho bộ điều khiển thủy lực. Khi tốc độ động cơ thay đổi thì cảm biến tốc độ sẽ gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU để đóng hay mở các van khí nén cung cấp khí nén điều khiển phanh và ly hợp. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các van điện từ như đã giới thiệu ở phần trên.
3.5.2 Quy trình vận hành mô hình
1) Một số chú ý
Để việc học tập được hiệu quả hơn nên mô hình đã được cắt bổ, do vậy mà việc bôi trơn cho các chi tiết chuyển động quay là rất hạn chế. Nên khi vận hành mô hình ta chỉ điều chỉnh tốc độ động cơ n600(vòng/phút).
Một chú ý rất quan trọng khi vận hành mô hình là: động cơ điện là động cơ dùng điện áp 3 pha, do vậy khi cung cấp điện áp cho động cơ hoạt động phải cung cấp điện áp 3 pha nếu không động cơ sẽ bị hư hại.
Mô hình không sử dụng cần chuyển số như trên ôtô việc chuyển số được thực hiện bằng cách chọn dãy số ở trên giao diện máy tính, đi dãy nào thì chọn dãy đó và sau đó điều chỉnh núm VS-2 để tăng hay giảm tốc độ động cơ và việc chuyển số được thực hiện một cách tự động. Khi thay đổi dãy số và các số trong dãy thì đèn led sẽ sáng thể hiện số đang đi. Việc quan sát bảng hoạt động của các phanh, ly hợp và khớp một chiều giúp chúng ta trong việc quan sát sự hoạt động của các phanh và ly hợp tại những vị trí đã được cắt bổ trên vỏ hộp số.
Việc thay đổi tốc độ động cơ điện sẽ được hiển thị trên bảng led 7 đoạn.
Do dùng khí nén để vận hành mô hình nên việc áp suất khí nén luôn phải đủ áp suất để đóng các phanh và ly hợp là bắt buộc. Áp suất khí nén để vận hành mô hình là trong khoảng (5 ÷ 10) kg/cm2
2) Quy trình vận hành mô hình:
Bước 1: Cung cấp nguồn điện cho bộ điều khiển (ECU), động cơ điện 3 pha,
bộ điều chỉnh tốc độ VS-2 (chú ý: nguồn điện của bộ điều khiển (ECU) và bộ điều
chỉnh VS-2 là 220V, còn nguồn điện của mô tơ điện là 3 pha 380V).
Bước 2: Nối đường ống khí nén từ bình khí nén vào cụm van khí nén (chú ý:
áp suất khí nén phải nằm trong khoảng (5÷10 ) kg/cm2).
Bước 3: Lựa chọn các dãy số trên màn hình giao tiếp máy tính để vận hành hộp số (dãy P, R, N, D, 2, L) và sau đó ta điều chỉnh tốc độ động cơ để đi số. Trong khi vận hành mô hình ta có thể thay đổi tốc độ quay của động cơ điện để việc quan sát được tốt hơn bằng nút điều chỉnh tốc độ trên bộ VS-2 (chú ý: không điều chỉnh
tốc độ quay của động cơ điện quá 600rpm).
Tôi đã vận hành mô hình theo các bước đã nêu trên và thấy: mô hình chạy ổn định việc khảo sát thời điểm chuyển số dễ dàng và dễ quan sát trên mô hình cũng như trên màn hình giao tiếp máy tính.
3.5.3. Một vài sự cố thể xảy ra khi vận hành mô hình
Mô hình dùng để giảng dạy cho sinh viên về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động. Nên các bài thực hành chỉ xoay quanh việc nghiên cứu trên mô hình bằng cách quan sát và phân tích sự hoạt động, việc tháo lắp hộp số là không khả thi vì nó sẽ làm hỏng mô hình.
Nếu mô hình có vấn đề như không đi số được, ta phải kiểm tra xem khí nén có đủ áp suất không, kiểm tra bộ điều khiển (ECU) xem có hoạt động bình thường không bằng cách:
+) Dùng đồng hồ số kiểm tra mạch nguồn cho Vi điều khiển xem có đúng 5V không.
có chân nào hỏng, nếu bị hỏng cần thay Vi điều khiển mới. Dùng đoạn chương trình đảo Led trong CodevisionAVR để thử các chân VĐK.
+) Ta có thể dùng phần mềm CodevisionAVR kết hợp với Visual Basic 6.0 để thử mạch truyền thông kết nối máy tính.
Đèn led không sáng, kiểm tra xem đèn led có bị cháy không cách tốt nhất là dùng đồng hồ số để thử. Nếu đèn Led sáng không đúng trường hợp này cần kiểm tra lại chương trình và nạp lại chương trình cho Vi điều khiển bằng cổng nạp Kanda Systems STK200+/300 hoặc Atmel STK500/AVRISP. Cổng nạp này có sẵn trên mạch Vi điều khiển khi thiết kế chỉ cần kết nối cổng nạp với máy tính là có thể nạp được.
CHƯƠNG 4