Đánh giá hiện trạng môi trường nước KCN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải và hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp yên bình (Trang 41 - 45)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước KCN

3.2.1. Nguồn nước thải

Nước thải từ hoạt động sản xuất:

Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy trong KCN. Tùy theo từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau. Ngoài ra, còn có nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong KCN có tổng chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), BOD cao.

Như đã trình bày lượng nước thải tính đến T6/2017 của KCN Yên Bình vào khoảng hơn 30.000 m3/ngày.đêm.

Đặc trưng nước thải của một số ngành trong khu công nghiệp được thu hút vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN như sau:

Các dự án trong KCN Yên Bình chủ yếu là các nhà máy sản xuất và lắp ráp các phụ tùng thay thế, lắp ráp và sản xuất các linh tiện điện tử… Đối tượng phục vụ cũng như các chủng loại sản phẩm của ngành này là tương đối đa dạng.

Nguồn phát sinh nước thải từ các nhà máy chủ yếu:

Nước giải nhiệt làm mát máy móc, thiết bị

Nước rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng Nước tẩy rửa bề mặt, mạ chi tiết

Nước thải từ hệ thống xử lý nước thải

Nhìn chung nước thải từ các công đoạn sản xuất của loại hình công nghiệp này là ít độc hại, trừ nước thải của các bể tẩy rửa, bể mạ và mức độ ô nhiễm có thể xem xét ngang như nước thải sinh hoạt. Điểm đặc biệt là nước thải của các nhà máy loại ngành này thường có khả năng bị nhiễm dầu mỡ (do bôi trơn máy móc và động cơ nên sẽ tăng cao khả năng gây ô nhiễm nguổn nước). Đặc biệt là đối với các nhà máy gia công cơ khí, sản xuất linh kiện và phụ tùng thay thế. Ngoài ra trong một số nhà máy của loại hình công nghiệp này, nước thải có khả năng bị nhiễm các loại hóa chất, ion kim loại, bụi kim loại, bụi hơi dung môi (từ các quá trình tẩy rửa, sơn, mạ chi tiết) sẽ có tác động nguy hiểm đến hệ sinh thái và môi trường sống của con người. Vì vậy, đối với các phân xưởng mạ đều có xử lý cục bộ tới mức cho phép trước khi được dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

Bên cạnh đó, đối với một số ngành công nghiệp khác, nước thải chủ yếu là nước giải nhiệt làm mát máy móc thiết bị, nước rửa máy móc thiết bị vệ sinh nhà xưởng, nước tẩy rủa bề mặt mạ chi tiết, nước thải từ hệ thống xử lý nước thải.

Đặc trưng nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của các nhà máy trong KCN chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (NO3-) và các vi sinh vật. Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi công nhân hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) đã được trình bày tại bảng 3.3.

Tính tới thời điểm tháng 6/2017 số lượng công nhân trong KCN vào khoảng 200.000 lao động (cả lao động hợp đồng và lao động thời vụ), tính trung bình thì có khoảng 100.000 người lao động hoạt động cả 3 ca theo TCXDVN33:2006 lượng nước cấp cho 1 người là 150 l/người.ngày, KCN hoạt động 3 ca nên lượng nước cấp là 150/3 = 50 l/ng. ca, lượng nước thải sinh hoạt tổng cộng tại ra khoảng: 50 1/ng.đ x 100,000 người x 0,8 = 4.000m3/ng.đ (lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp)

Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt không xử lý và sau khi xử lý ở bể tự hoại hiệu quả xử lý đạt 65% (với tiêu chuẩn 150m3/ng.ng.đ) như sau:

Bảng 3.3. Thành phần và tính chất nước thải

TT Thông số Đơn vị Không xử lý Sau bể tự hoại

QCVN 14:2008/BTNMT

( Cột B)

1 TSS Mg/l 1.750-3.625 1.137,5-

2.356,25 100

2 Tổng nito Mg/l 150 - 300 97,5-195 KQĐ

3 BOD5 Mg/l 1.125-1.350 731,25-877,5 50

4 Tổng

photpho Mg/l 20 - 100 13- 65 KQĐ

5 Coliform MPN/100

ML - 5*103 5.000

Từ các số liệu phân tích, các chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định của QCVN 14:2008/BTNMT nhiều lần. Vì vậy, nước thải sinh hoạt của các nhà máy sau khi được xử lý sơ bộ bởi bể tự hoại tại

mỗi nhà máy cần được về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

3.2.2. Yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải của các nhà máy tại KCN Yên Bình I - Nhằm giới hạn chất lượng nước thải của các nhà máy tại KCN Yên Bình I, trong quá trình đàm phán ký kết các hợp đồng cho thuê lại đất, Công ty Yên Bình đã yêu cầu các nhà đầu tư cam kết về chất lượng nước thải. Theo đó, nước thải của các nhà phải được xử lý sơ bộ nhằm đạt các chỉ tiêu theo Cột B và các tiêu chuẩn kim loại phải đạt cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT trước khi chảy vào hệ thống xử lý chung của KCN. Điều này đã được thể hiện tại các Hợp đồng cho thuê lại đất.

- Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được thiết kế cho phép xử lý nước thải có các chỉ tiêu ô nhiễm lớn hơn Cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào, Công ty Yên Bình đã có các biện pháp kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào bằng cách tăng Phí xử lý nước thải trong trường hợp nước thải của các nhà máy có các chỉ tiêu ô nhiễm cao hơn Cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

3.2.3. Tác động của nước thải tới nguồn tiếp nhận:

- Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được thiết kế với công suất 40.000m3/ng.đ để xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn theo Cột A của QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường, do đó, tác động của nước thải KCN Yên Bình I tới nguồn nước tiếp nhận là không có.

- Tổng lưu lượng thoát nước thải của KCN Yên Bình I theo quy hoạch là 40.000 m3/ng.đ tương đương với 0,463 m3/s chảy vào Khu xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau khi xử lý được đổ ra Sông cầu qua suối Dẽo và một phần qua suối Giao. Trong đó, suối Dẽo chỗ hẹp nhất có chiều rộng 2m và sâu 1,5m như vậy diện tích mặt cắt nhỏ nhất là 3,0m2, vận tốc dòng chảy của nước thải sau xử lý khi chảy qua là 0,463/3 = 0,15 m/s. Với vận tốc dòng chảy trung bình

hiện tại của suối Dẽo là 8,5m/phút tương đương 0,142 m/s. Tổng tốc độ dòng chảy cả nước thải sau xử lý của KCN và dòng chảy tự nhiên là 0,292 m/s.

- Với việc thoát nước thải và nước mưa theo hai hướng chính là qua suối Dẽo và suối Giao đổ về sông Cầu và theo ước tính lượng mưa trung bình trong khu vực Dự án, suối Dẽo và suối Giao hoàn toàn đáp ứng được lưu lượng dòng chảy của nước mưa và nước thải sau xử lý của Khu công nghiệp Yên Bình I.

Với các phân tích như trên, không cần phải có biện pháp cải tạo các con suối để tiếp nhận được nước mưa chảy tràn và nước thải sau xử lý của KCN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải và hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp yên bình (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)