Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước trong KCN
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật
Trên cơ sở đánh giá ô nhiễm do nước mưa có thể gây ra khi chảy tràn bề mặt trong quá trình hoạt động của KCN, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm giảm thiểu các tác động này gồm:
Quy hoạch, thi công hệ thống thoát nước tạm thời trong quá trình thi công.
Thi công xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cống thoát nước trước khi thi công các hạng mục công trình khác
Kiểm tra, khơi thông cống rãnh trước khi có mưa lớn xảy ra.
Che chắn vật liệu thi công nhằm tránh sự rửa trôi gây mất mát nguyên vật liệu thi công và ô nhiễm môi trường.
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên khu vực ta bố trí sơ đồ thoát nước mưa như sau:
Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa của KCN Yên Bình I được trình bày tại hình sau:
Hình 3.16. Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa của KCN
Nước mưa chảy tràn trên khu vực KCN được bố trí chảy vào hệ thống thoát nước riêng biệt của KCN theo nguyên tắc tự chảy về suối Dẽo và suối Giao. Để giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn trong KCN, bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông là hệ thống cống tròn BTCT để thu nước mặt đường và nước mưa từ các lô đất dẫn ra tuyến mương thoát nước chính. Trên các tuyến cống bố trí hố ga lắng cặn với các hố thu nước mặt đường.
Hình 3.17. Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải KCN 3.5.3.2. Phương án thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải của KCN được thiết kế riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt của các nhà máy sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn cùng với nước thải công nghiệp của các nhà máy sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của KCN Yên Bình I tại nhà máy sẽ được thu gom vào tuyến cống D 300-600 đặt trên hè đường. Trên tuyến bố NƯỚC MƯA
NƯỚC THẢI SINH HỌAT
Xử lý đạt quy định của KCN
Hệ thống thoát nước
mưa
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN
SUỐI GIAO, SUỐI DẼO Xử lý đạt quy
định của KCN
NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
trí hố ga, giếng thăm, độ dốc dọc cống đảm bảo tối thiểu bằng 1/D, vận tốc thiết kế bảo đảm tránh lắng cặn và được dẫn về tạm XLNT tập trung của KCN.
3.5.3.3. Nước thải từ các nhà máy
- Nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy thành viên trong KCN sẽ được thu gom và tiền xử lý bằng bể tự hoại.
- Nước thải sản xuất sẽ được thu gom chung với nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại và được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của KCN trước khi đấu nối với hệ thống thu gom nước thải chung, nước thải sau đó sẽ được xử lý tại trạm XLNT tập trung của KCN.
- Nước thải của các nhà maý thành viên được kết nối với hệ thống đường ống thu gom nước thải chung của KCN thông qua các hố ga đã định sẵn trong quá trình thiết kế và nằm ngoài tường rào của các nhà máy thành viên nhằm thuận tiện trong công tác giám sát về chất lượng nước thải và lưu lượng xả thải.
- Thiết kế hạ tầng nước thải các nhà máy thành viên trong KCN đều phải qua XLNT tập trung của KCN. Nghiêm cấm xả nước thải sau khi xử lý của các nhà máy thành viên vào hệ thống thoát nước mưa của KCN dưới bất cứ hình thức nào.
- Các nhà máy thành viên phải trả lệ phí sử dụng dịch vụ XLNT tập trung của KCN vào phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nhằm giới hạn chất lượng nước thải của các nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Bình I, trong quá trình đàm phán ký kết các hợp đồng cho thuê lại đất, Công ty Yên Bình đã yêu cầu các nhà đầu tư cam kết về chất lượng nước thải. Theo đó, nước thải của các nhà phải được xử lý sơ bộ nhằm đạt các chỉ tiêu theocột B và các chỉ tiêu kim loại theo cột A QCVN 40:2011/BTNMT
trước khi thải ra hệ thống xử lý chung của KCN. Điều này đã được thể hiện tại các Hợp đồng cho thuê lại đất.
- Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được thiết kế cho phép xử lý nước thải có các chỉ tiêu ô nhiễm lớn hơn Cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào, Công ty Yên Bình đã có các biện pháp kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào bằng cách tăng Phí xử lý nước thải trong trường hợp nước thải của các nhà máy có các chỉ tiêu ô nhiễm cao hơn Cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT.
3.5.3.4. Nước thải sinh hoạt:
Khống chế lượng nước thải sinh hoạt trong KCN bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở và có xe đưa xe đón cho các cán bộ công nhân ở xa.
KCN sẽ lắp đặt các nhà vệ sinh di động tại các khu vực công trường.
Loại nhà vệ sinh di động này không xả nước thải và phân ra ngoài và có thể di chuyển sang vị trí khác được. Sau một thời gian đầy các thùng chứa, các xe này sẽ có xe hầm cầu thuộc Công ty môi trường đô thị Thị xã Phổ Yên đến hút đem đi.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc online, tự động truyền tải các số liệu phân tích về hệ thống máy chủ để từ đó người vận hành và cán bộ quản lý nắm bắt kịp thời những thông số, kết quả phân tích.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải kiên cố, hiện đại với xu thế ngày nay, xử lý triệt để các thông số ô nhiễm để không làm nguy hại đến môi trường.
- Xây dựng quy trình vận hành trạm xử lý nước thải, thường xuyên kiểm tra các thiết bị máy móc, báo cáo sự cố hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho cán bộ trực tiếp quản lý.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn có năng lực đủ khả năng vận hành được hệ thống xử lý nước thải. Trong số cán bộ vận hành phải có nhân viên có năng lực về môi trường, điện, cơ khí, hóa chất phân tích trong phòng thí nghiệm.