Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ thu đông năm 2016 tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 32 - 73)

1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón và mật độ ở Việt Nam

1.5.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam

Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc. Trong đó khuyến cáo, với các giống dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5-5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung ngày trồng 6,0-7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60-70cm. Tuy vậy, nhiều địa phương bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo, có địa phương chỉ đạt khoảng 3 vạn cây/ha (một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200-1.300 cây). Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới đạt 30-40% so với tiềm năng trong thí nghiệm (trong điều kiện thí nghiệm nhiều giống đã đạt năng suất 12-13 tấn/ha).

Thí nghiệm trên giống ngô thụ phấn tự do TSB2 từ mật độ 4 vạn cây - 8 vạn cây/ha cho thấy mật độ cho năng suất cao là từ 5,7-7,0 vạn cây/ha. Ứng với khoảng cách 70 cm×25 cm×1 cây và 70 cm×20 cm×1 cây (Ngô Hữu Tình, 1995)[20].Viện Nghiên cứu Ngô (2009)[26], đã nhận thấy với các giống ngô mới chịu thâm canh thì trồng ở mật độ 5,7 vạn cây/ha trong điều kiện thâm canh khá là chưa phù hợp mà có thể chịu được mật độ cao hơn. Khi giống ngô lai ngắn ngày, chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao được đưa vào trồng phổ biến trong sản xuất càng khẳng định rằng: tăng mật độ và thu hẹp khoảng cách hàng là biện pháp canh tác tăng năng suất ngô lai hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu của Việt Nam đưa ra nhận xét: Thu hẹp khoảng cách hàng là biện

pháp tăng mật độ và năng suất ngô rất rõ; Cùng một mật độ nhưng ở khoảng cách hàng hẹp hơn thì cho năng suất cao hơn; Giống cho năng suất cao ở mật độ thấp thì cũng cho năng suất cao ở mật độ cao; Hiệu quả của việc thu hẹp hàng đến năng suất là rõ hơn so với hiệu quả của việc tăng mật độ nhưng với khoảng cách hàng rộng. Về nguyên nhân năng suất tăng khi trồng ở hàng hẹp là do: Khi trồng ở hàng hẹp, đặc biệt khi ở mật độ tương đối cao, kéo theo khoảng cách cây trong hàng rộng hơn, từ đó khoảng cách giữa các cây được phân bố đều nhau hơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sáng nhiều hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng phát triển khác. Khoảng cách hàng hẹp cũng làm hạn chế sự rửa trôi đất và dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại phát triển và bốc hơi nước do đất sớm được che phủ.

Tóm lại tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Nhu cầu tiêu thụ ngô trong nước và trên thế giới rất lớn, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó việc phát triển sản xuất ngô trong nước là điều tất yếu.

2. Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết rất phức tạp, hạn hán thường xuyên xảy ra và kéo dài ở nhiều nơi trên thế giới cũng như trong nước.

Việc chọn tạo được các giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao ổn định và thích ứng rộng là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.

3. Đối với ngô lai tùy đất đai, mức độ phân bón và mùa vụ mật độ trồng từ 5,5 đến 9,9 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất, tuy nhiên ở mật độ càng cao đòi hỏi mức độ thâm canh về phân bón cũng càng cao.

4. Đối với ngô lai lượng đạm cung cấp cho cây từ 150 đến 180 kg/ha cho năng suất cao nhất.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống ngô lai đơn HT119. Giống ngô lai đơn HT119 do Viện Nghiên

cứu Ngô lai tạo và phát triển từ tổ hợp lai H171 x H54. Trong đó, dòng mẹ H171 được tạo dòng từ giống ngô lai Dekab DK171, dòng bố H54 được tạo ra từ giống ngô lai NK54 bằng phương pháp truyền thống.

HT119 có thời gian sinh trưởng trung bình, biến động từ 104 – 117 ngày;

Chiều cao cây trung bình, biến động từ 203 - 230 cm; độ cao đóng bắp dao động từ 84 - 101 cm, lá bi bao kín bắp; màu sắc hạt đẹp; dạng hạt bán răng ngựa, cây khoẻ, lá bi bao kín bắp; chống chịu tốt với sâu bệnh hại và một số điều kiện bất thuận. Chiều dài bắp trung bình 16,5 ±1,0 cm; đường kính bắp 4,4-4,5 cm; năng suất trung bình đạt 70 – 75 tạ/ha. Giống HT119 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới nam 2017. Giống có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại và đổ gãy; năng suất đạt khá cao và ổn định qua các vụ và các vùng miền;

Hiện nay, giống HT119 đang được công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang độc quyền phân phối. Mỗi năm công ty cung cấp từ 120 - 150 tấn giống HT119 cho nông dân sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc.

- Các loại phân bón vô cơ gồm: Phân urê (46%N), Supe photphat (16%

P2O5) và Kali clorua (60% K2O).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu Đông từ 15/8 - 31/12/2016.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Viện Nghiên cứu Ngô, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng và phân bón N, P, K đến thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái của giống ngô lai HT119;

Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng và liều lượng phân bón N, P, K đến khả năng chống chịu của giống ngô HT119;

Nội dung 3.Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng và liều lượng phân bón N, P, K đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngôHT119.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo kiểu 2 nhân tố ô lớn, ô nhỏ (Split-plot Design- SPD). Cụ thể như sau:

a). Phân bón được bố trí ở ô lớn, có 4 mức là:

+ P1: 120 kg N+60 kg P2O5+60 kg K2O; ký hiệu (120:60:60);

+ P2 (đối chứng): 160kg N+80 kg P2O5+80 kg K2O; ký hiệu (160:80:80) + P3: 200 kg N+100 kg P2O5+100 kg K2O; ký hiệu (200:100:100);

+ P4: 240 kg N+120 kg P2O5+120 kg K2O; ký hiệu (240:120:120) b). Mật độ trồng được bố trí ở ô nhỏ, có 5 mức là:

+ M1: 9,5 vạn cây/ha = 15 cm × 70 cm; ký hiệu (15 × 70) + M2: 7,2 vạn cây/ha = 20 cm × 70 cm; ký hiệu (20 × 70)

+ M3 (đối chứng): 5,7 vạn cây/ha = 25 cm × 70 cm; ký hiệu (25 ×70) + M4: 4,7 vạn cây/ha = 30 cm × 70 cm; ký hiệu (30 × 70)

+ M5: 4,1 vạn cây/ha = 35 cm ×70 cm; ký hiệu (35 × 70) c). Các công thức thí nghiệm: Trình bày tại Bảng 2.1

Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm hực hiện trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, thành phố Hà Nội

TT Công thức thí nghiệm

Lượng phân N:P:K (kg/ha)

Khoảng cách (cm) Mật độ(vạn cây/ha) Cây×cây Hàng×hàng

1 P1M1 120:60:60 15 70 9,5

2 P1M2 120:60:60 20 70 7,2

3 P1M3 120:60:60 25 70 5,7

4 P1M4 120:60:60 30 70 4,7

TT Công thức thí nghiệm

Lượng phân N:P:K (kg/ha)

Khoảng cách (cm) Mật độ(vạn cây/ha) Cây×cây Hàng×hàng

5 P1M5 120:60:60 35 70 4,1

6 P2M1 160:80:80 15 70 9,5

7 P2M2 160:80:80 20 70 7,2

8 P2M3 (đ/c) 160:80:80 25 70 5,7

9 P2M4 160:80:80 30 70 4,7

10 P2M5 160:80:80 35 70 4,1

11 P3M1 200:100:100 15 70 9,5

12 P3M2 200:100:100 20 70 7,2

13 P3M3 200:100:100 25 70 5,7

14 P3M4 200:100:100 30 70 4,7

15 P3M5 200:100:100 35 70 4,1

16 P4M1 240:120:120 15 70 9,5

17 P4M2 240:120:120 20 70 7,2

18 P4M3 240:120:120 25 70 5,7

19 P4M4 240:120:120 30 70 4,7

20 P4M5 240:120:120 35 70 4,1

Dải bảo vệ

Dải Bảo Vệ

(I) P1 M1 M2 M3 M4 M5

P2 M3 M5 M1 M4 M2

P3 M5 M3 M2 M1 M4

P4 M2 M4 M1 M5 M3

(II) P2 M2 M4 M1 M5 M3 Dải

Bảo Vệ

P4 M3 M2 M4 M1 M5

P3 M1 M4 M2 M5 M3

P1 M5 M3 M1 M4 M2

(III) P3 M4 M2 M5 M3 M1

P5 M2 M4 M3 M1 M5

P2 M5 M3 M1 M4 M2

P4 M3 M1 M4 M2 M5

Dải bảo vệ

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

- Mỗi công thức gieo 6 hàng và được nhắc lại 3 lần; Hàng dài: 5,25 m;

khoảng cách hàng 0,7 m;

- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các nền phân bón là 1m và khoảng cách giữa các lần nhắc là 1,5m.

e). Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành ở chân đất phù sa cổ không

được bồi đắp hàng năm, không chủ động nướcthuộc viện nghiên cứu ngô, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

2.4.2. Qui trình kỹ thuật thí nghiệm: Được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

a) Yêu cầu đất trồng

Đất trồng thí nghiệm cần có độ phì đồng đều, bằng phẳng, sạch cỏ dại, độ ẩm đất khi gieo đạt khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng và chủ động tưới tiêu.

b) Cách bón phân và chăm sóc thí nghiệm

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân supe lân - Bón thúc: Chia làm 3 lần:

+ Thúc lần 1: Ngô được 3 - 4 lá, bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng phân kali clorua, kết hợp xới phá váng, làm cỏ, tỉa định cây trước khi bón.

+ Thúc lần 2: Ngô 7 - 9 lá, bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng phân kali clorua, kết hợp xới và làm cỏ.

+ Thúc lần 3: Ngô 12-15 lá, bón nốt 1/3 lượng phân đạm urê còn lại, kết hợp nhặt cỏ và vun cao.

- Tưới tiêu: Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa. Chú ý: Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.

2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn của CIMMYT (1985) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của

giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

a) Chọn cây theo dõi

Cây theo dõi được xác định khi ngô có từ 6 đến 7 lá. Theo dõi 10 cây/ôở mỗi lần nhắc lại, theo dõi ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô; mỗi hàng chọn 5 cây liên tiếp nhau tính từ đầu hàng ngô (trừ 2 cây đầu hàng).

b)Chỉ tiêu sinh trưởng

- Ngày tung phấn: Được tính khi có ≥50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính.

- Ngày phun râu: Được tính khi có ≥50% số cây bắp có râu nhú dài từ 2cm đến 3cm. Theo dõi số cây ở 2 hàng giữa;

- Ngày chín sinh lý: Được tính khi trên ≥75% cây bắp có lá bi khô hoặc chân hạt có điểm đen. Theo dõi số cây ở 2 hàng giữa;

c) Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đốt phân nhánh bông cờ đầu tiên, đo 10 cây ở 2 hàng giữa thời kỳ chín sữa;

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng, đo 10 cây ở 2 hàng giữa thời kỳ chín sữa;

- Số lá: Đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng. Để xác định chính xác cần đánh dấu các lá thứ 3, 5, 10 của 10 cây/ôở 2 hàng giữa;

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng của toàn bộ lá xanh trên cây vào giai đoạn trỗ cờ, sau đó áp dụng công thức tính diệntích lá của Moltgomery, 1960.

+ Diện tích lá (m2) = chiều dài × chiều rộng × 0,75 + Diện tích lá 1 cây = Diện tích lá × số lá/cây

+ Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2đất) = Diện tích lá 1 cây × số cây/m2 - Trạng thái cây: Căn cứ khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa vào thời kỳ chín sáp. Đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (1 tốt nhất; 5 xấu nhất).

- Trạng thái bắp: Căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước, độ đồng đều

của bắp và tình trạng sâu bệnh bắp của 10 cây ở 2 hàng giữa vào thời kỳ chín sáp.Đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (1 tốt nhất; 5 xấu nhất).

- Đánh giá độ kín của lá bi: Quan sát và đánh giá các cây trong ô ở thời kỳ chín sáp và cho theo thang điểm từ 1-5, cụ thể như sau:

Điểm 1: Tốt nhất: Lá bi bao kín và kéo dài khỏi bắp Điểm 2: Khá kín: Bẹ lá che kín đầu bắp

Điểm 3: Hở đầu bắp: Lá bi bao không chặt ở đầu bắp Điểm 4: Hở hạt: Lá bi không che kín bắp, đỉnh bắp hở nhẹ Điểm 5: Không chấp nhận - Hở cả hạt và lõi.

c) Chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu bệnh: Theo dõi một số sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá:

- Sâu đục thân (Chilo partellus): Theo dõi toàn bộ số cây bị sâu đục trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá thời kỳ chín sáp.

Điểm 1: <5% số cây bị sâu.

Điểm 2: 5-<15% số cây bị sâu Điểm 3: 15-<25% số cây bị sâu Điểm 4: 25-<35% số cây bị sâu Điểm 5: 35-<50% số cây bị sâu

- Sâu đục bắp (Heliothis zea H. armigera): Theo dõi toàn bộ số cây bị sâu đục trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá thời kỳ chín sáp.

Điểm 1: <5% số bắp bị sâu Điểm 2: 5-<15% số bắp bị sâu Điểm 3: 15-<25% số bắp bị sâu Điểm 4: 25-<35% số bắp bị sâu Điểm 5: 35-<50% số bắp bị sâu

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Theo dõi số cây bị bệnh khô vằn trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá ở thời kỳ chín sáp theo công thức sau:

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh ở hai hàng giữa

Tổng số cây hai hàng giữa × 100

- Bệnh đốm lánhỏ (Helminthosporium turcicum): Theo dõi toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá ở thời kỳ chín sữa và chín sáp. Cho điểm từ 1-5 theo thang phân cấp sau:

Điểm 0: không bị bệnh

Điểm 1: 1-10% diện tích lá bị hại Điểm 2: 11-25% diện tích lá bị hại Điểm 3: 26-50% diện tích lá bị hại Điểm 4: 51-75% diện tích lá bị hại Điểm 5 : >75% diện tích lá bị bệnh

- Bệnh thối đen hạt (Diplodia sp. và Gibberella spp.) : Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại vào giai đoạn chín sáp theo thang phân cấp sau:

Điểm 1: Không có hạt bị bệnh Điểm 2: 11-20% hạt bị bệnh Điểm 3: 21-40% hạt bị bệnh Điểm 4: >40% hạt bị bệnh

d) Chỉ tiêu khả năng chống chịu với đổ rễ, đổ thân

Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận: quan sát và đánh giá toàn bộ cây trên ô vào giai đoạn chín sáp hoặc sau các đợt gió to.

- Đổ rễ: Được tính khi cây bị đổ nghiêng 1 góc ≥30o so với phương thẳng đứng, tính từ gốc ngô;

Tỷ lệ đổ rễ (%)=(Số cây bị đổ)/(Tổng số cây điều tra)×100

- Đổ thân: Được tính khi cây bị gẫy dưới đốt mang bắp hữu hiệu. Cho điểm từ 1-5.

Điểm 1: Tốt: <5% cây gẫy Điểm 2: Khá: 5-15% cây gẫy

Điểm 3: Trung bình: 15-30% cây gẫy Điểm 4: Kém: 30-50% cây gẫy

Điểm 5: Rất kém: >50% cây gẫy

e)Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Tổng số bắp/ô: Đếm tất cả các bắp thu được ở ô thí nghiệm

- Chiều dài bắp (cm): Được đo phần bắp có hàng hạt dài nhất của 10 bắp mẫu rồi lấy giá trị trung bình.

- Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa bắp của 10 bắp mẫu rồi lấy giá trị trung bình.

- Số hàng hạt trên bắp (hàng): Đếm số hàng có trên một bắp, một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất trên bắp.

- Số hạt trên hàng (hạt): Đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình.

- Khối lượng 1000 hạt (gam) ở ẩm độ 14%: Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, chênh lệch giũa hai lần cân nhỏ hơn 5% là chấp nhận được, đo độ ẩm hạt lúc đếm rồi quy về khối lượng hạt ở ẩm độ 14%.

- P1000 hạt (g) ở ẩm độ 14% = P1000 hạt ở ẩm độ thu hoạch (g) x (100 - AO)/(100 - 14), trong đó AO là ẩm độ hạt khi thu hoạch (%).

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (%): Tẽ hạt của 10 bắp/ô, lấy 140 gam để đo độ ẩm.

- Tỷ lệ hạt trên bắp khi thu hoạch (%): Mỗi ô thí nghiệm lấy trung bình 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỷ lệ.

Tỷ lệ hạt/bắp (%) = Khối lượng hạt

Khối lượng bắp× 100 - Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha):

NSLT (tạ/ha) =

Sốbắp

câyx số hànghạt

bắpx P1000hạt x mật độ cây/m2 10000

- Năng suất thực thu được tính bằng công thức:

NSTT (tạ/ha) = P bắp tươi/ô x tỷ lệ hạt/bắp x (100 − Ao ) x 100 (100 − 14) x S ô

NSTT: Năng suất thực thu ở ẩm độ 14%

Ao: Độ ẩm hạt khi thu hoạch; 14: Độ ẩm tiêu chuẩn hạt

S ô: Diện tích ô thí nghiệm (m2); P bắp tươi/ô: Khối lượng bắp tươi trên ô (kg)

- Hiệu quả kinh tế (triệu đồng):

+ Lãi thuần = Tổng thu nhập – tổng chi phí đầu tư + Hệ số giá trị gia tăng: VCR = Lãi thuần

Tổng chi+ 1

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình Excell 2010 và IRISTAT 5.0 và phần mềm SAS.

Chương3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến thời gian sinh trưởng của giống ngô HT119

Thời gian sinh trưởng của một giống ngô trên đồng ruộng phản ánh chu kỳ kinh tế của giống đó. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, mùa vụ, thời tiết khí hậu, điều kiện sinh thái, chế độ dinh dưỡng và mật độ gieo trồng. Theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của một giống ngô mang ý nghĩa rất lớn đối với khoa học cũng như sản xuất ngô, biết thời gian sinh trưởng của giống sẽ giúp người sản xuất bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý, cũng như phân vùng sản xuất phù hợp điều kiện sinh thái.

Ngô là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cao, đồng thời ngô là cây C4, có hiệu suất quang hợp rất lớn. Do vậy, việc bón phân cân đối, hợp lý và đúng thời điểm cũng như việc bố trí mật độ gieo trồng thích hợp là rất quan trọng và có ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô.

Trong những năm gần đây, hầu hết các giống ngô đang được sản xuất ở Việt Nam đều là giống lai đơn có tiềm năng năng suất rất cao (từ 9-12 tấn/ha).

Tuy nhiên ở nhiều vùng trồng ngô vẫn có năng suất thực thu rất thấp, do vậy năng suất trung bình cả nước chỉ mới đạt 4,48 tấn/ha (Niên giám thống kê, 2015). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô của chúng ta vẫn thấp hơn năng suất tiềm năng rất lớn là do đầu tư phân bón chưa đủ và chưa trồng đúng mật độ cần thiết. Thí nghiệm nghiên cứu phân bón và mật độ trồng phù hợp cho giống ngô HT119 thực hiện nhằm đưa ra khuyến cáo và liều lượng phân bón và mật độ trồng thích hợp cho người trồng ngô đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.

Trong vụ Thu Đông 2016, chúng tôi đã theo dõi và đánh giá thời gian sinh trưởng của giống HT119 qua các công thức thí nghiệm (Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ thu đông năm 2016 tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 32 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)