Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ thu đông năm 2016 tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón và mật độ ở Việt Nam

1.5.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón tại Việt Nam

Trong những năm gần đây cùng với việc tạo ra các giống ngô mới cho năng suất cao thì vấn đề nghiên cứu phân bón và mật độ đã góp phần đưa năng suất ngô nước ta không ngừng tăng qua các năm. Để có thể tăng năng suất của cây ngô thì ngoài giống mới ta không thể không kể đến ảnh hưởng của phân bón. Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý đúng thời điểm, liều lượng sẽ làm cây ngô sinh trưởng phát triển tốt phát huy được hết tiềm năng năng suất của giống. Trong các nguyên tố dinh dưỡng đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất ngô. Kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Yêm (1995)[27], cho thấy năng suất ngô tăng tương ứng với lượng đạm: Khi không bón đạm năng suất ngô đạt 40 tạ/ha; bón 40 kg N năng suất đạt 56,5 tạ/ha; bón 80 kg N năng suất đạt 70,8 tạ/ha; bón 120 kg N năng suất đạt 76,2 tạ/ha; bón 160 kg N năng suất đạt 79,9 tạ/ha. Đường Hồng Dật (2003) [4] cũng khẳng định để đạt năng suất 60 tạ/ha ngô hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P2O5, 115 kg K2O. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [3] cũng tương tự với kết quả này.

Theo (Tạ Văn Sơn, 1995)[18] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở vùng đồng bằng sông Hồng thu được kết quả sau: Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân, kali là: N = 22,3kg; P2O5 = 8,2kg; K2O = 12,2kg.Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất 1 tấn ngô hạt là: N = 33,9kg; P2O5 = 14,5kg; K2O = 17,2kg; Tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1:0,35:0,45.Tỷ lệ NPK thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%)

Nguyên tố 6 - 7 lá Trỗ cờ Thu hoạch

N 51,7 47,4 52,2

P2O5 8,3 9,8 19,1

K2O 40,0 42,7 28,7

Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995)[18]

Kết quả trên cho thấy lượng đạm được sử dụng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển là như nhau còn lượng phân lân được cây sử dụng tập trung ở giai đoạn sau trỗ cờ đến thu hoạch trong khi đó kali được cây tập trung hút vào trước giai đoạn trỗ cờ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài và thể hiện rõ là hút kali được hoàn thành sớm trước phun râu, còn các chất dinh dưỡng khác như đạm và lân còn tiếp tục đến lúc ngô chín. Theo Đường Hồng Dật (2003)[4], trung bình với năng suất 60 tạ/ha ngô hạt cây ngô lấy từ đất 150kg N + 60kg P2O5 + 115 kg K2O tương đương 337kg ure + 360kg supe lân + 192 kg kali clorua.

Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Ngô (2009) [26]: để bón cho 1ha ngôthụ phấn tự do là:80-100kg N + 40-60kg P2O5 + 80kg K2O; Lượng bón cho ngô lai là:160kg N + 100kg P2O5 + 80kg K2O.

Theo Ngô Hữu Tình (1995)[20], trên đất phù sa sông Hồng liều lượng bón phấn cho năng suất cao là 180kg N + 60kg P2O5 + 120kg K2O; Ở duyên hải Miền Trung 120kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O; miền Đông Nam Bộ là 90kg N + 90kg P2O5 + 30kg K2O; Đồng bằng Sông Cửu Long là 150kg N + 50kg P2O5

+ 100kg K2O. Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc màu, Nguyễn Thế Hùng (1997)[10], đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc màu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón N kinh tế là :150kg/ha trên nền cân đối PK. Trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội, giống ngô lai LVN - 10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120 kg N - 120 kg P2O5- 120kg K2O/ha và cho năng suất hạt gấp hai lần so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả trên thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg NPK là 8,7 kg; 1 kg N là 11,3 kg; 1kg P2O5 là 4,9 kg; 1 kg K2O là 8,5 kg.Theo Đỗ Trung Bình, 2000, liều lượng phân bón cho 1 ha ngô ở

vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là; 120kg N- 90kg P2O5- 60kg K2O cho vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông (vụ 2) có thể tăng lượng K2O lên 90kg (Dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003)[22].

Nghiên cứu trên giống ngô lai LVN10 trong vụ Xuân 2000 cho thấy, các loại phân khác nhau với mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của giống, vì vậy việc sử dụng loại phân và lượng phân cần thiết được xác định trên cơ sở lợi nhuận ở cả ba loại phân mức bón kinh tế là 200kg NPK/ha. Phân NPK Lâm Thao loại 5-10-3 là rất phù hợp với cây ngô với lượng bón tối đa là 350kg NPK/ha, sử dụng ở mức phân bón N-P-K: 100- 50-50 là kinh tế nhất (Ngô Hữu Tình, 2003)[22].

Theo Nguyễn Văn Bộ (2007)[2], lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tùy thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn và tùy nhóm thời gian sinh trưởng và chân đất có thể bón lượng phân bón như sau:

Giống chín sớm: Đất phù sa: 8-10 tấn phân chuồng; 120-150kg N; 70- 90kg P2O5; 60-90kg K2O/ha; Đất bạc màu: 8-10 tấn phân chuồng; 120-150kg N; 70-90kg P2O5; 100-120kg K2O/ha.

Giống chín trung bình và chín muộn: Đất phù sa: 8-10 tấn phân chuồng;

150-180kg N; 70-90kg P2O5; 80-100kg K2O/ha; Đất bạc màu: 8-10 tấn phân chuồng; 150-180kg N; 70-90kg P2O5; 120-150kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu liều lượng đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1kg N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1kg N (Trần Văn Minh, 2004)[13].Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bào (1996)[1], ở tỉnh Hà Giang về lượng đạm bón cho các giống ngô thụ phấn tự do trên các loại đất khác nhau cũng cho kết quả tương tự. Lê Thị Kiều Oanh và cộng sự (2014) kết luận hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức bón

140N + 80P2O5 + 90K2O đối với giống ngô nếp lai HN888 ở cả điểm nghiên cứu Thái Nguyên và Quảng Ninh. Đinh Khắc Tiến và Nguyễn Ngọc Nông (2013)[19], khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên đã thu được năng suất cao nhất ở công thức M3P3 (mật độ 5,7 cây/m2, lượng phân đạm 160 kgN + nền) đạt 79,4 tạ/ha và thấp nhất ở công thức M1P2 (mật độ 7,1 cây/m2, lượng phân đạm 120 kg N + nền) đạt 66,6 tạ/ha.Trên đất phù sa cổ, đối với giống ngô lai LVN4 khi bón đạm ở các liều lượng 150N, 180N, 210N cho năng suất cao hơn đối chứng (không bón phân) từ 26,64 - 32,48 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 28,43 - 30,98 tạ/ha trong vụ Hè Thu.Năng suất ngô tăng với mức bón đạm từ 120 - 210N, nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức bón 10 tấn phân chuồng + 150N + 90P2O5 + 60K2O/ha (Lê Quý Tường và cộng sự, 2001)[25]. Theo Trần Trung Kiên (2009)[12], khi đánh giá ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao QP4 và LVN10 tại Thái Nguyên cho thấy: bón 180N trên nền 10 tấn phân chuồng + 80P2O5 + 80K2O; 120 P2O5trên nền 10 tấn phân chuồng + 120N + 80K2O và liều lượng 120 K2O trên nền 10 tấn phân chuồng + 120N + 80P2O5 cho năng suất và hiệu quả cao nhất. Trong ba yếu tố, đạm, lân, kali thì đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM và ngô thường. Võ Thị Gương và cộng sự (1998)[6] cũng có kết luận tương tự.

Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002)[9], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm. Phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N+ P2O5+ K2O tăng trung bình 9,0%/năm.

Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở Đồng Bằng Sông Hồng với mức bón đạm 90kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phương là 13kg ngô hạt /1kg N và ngô lai là 18kg ngô hạt/1kg N. Bón đến 180 kg N/ha đã đạt 9-14kg ngô hạt/1kg N (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004)[14].Trần Hữu Miện (1987)[13], để tạo ra một tấn ngô hạt trong vụ ngô

Đông ở miền Bắc cần 25-28 kg N, vụ Xuân 28- 32 kg N, vụ Hè Thu 32- 35 kg N, Thu Đông 30-32 kg N, và nếu liều lượng phân bón tăng từ 120 kg N - 60 kg P2O5- 60 kg K2O/ha lên 240 kg N - 120 kg P2O5– 120kg K2O/ha thì hàm lượng đạm trong hạt tăng từ 1,89 lên 2,16% .

Kết quả nghiên cứu của Lê QuýKha (2005)[11] đã chỉ ra rằng mặc dù trong điều kiện ít có khả năng đầu tư đạm và thiếu nước, ví dụ như nhờ nước trời, tốt hơn hết vẫn phải chia nhỏ lượng đạm làm nhiều lần để bón thì hiệu quả sử dụng đạm của cây ngô mới cao.

Theo (Võ Thị Gươngvà Karlh Dick Man, 1998)[6] cung cấp phân N, P, K giúp thời gian sinh trưởng của ngô ngắn hơn khoảng 10 ngày so với trồng ngô trong độ phì tự nhiên (96 ngày so với 106 ngày).

Trần Đức Thiện và cộng sự (2014)[24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô C919 tại Thanh Hoá cho thấy: việc sử dụng phân đạm dạng viên nén đã có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Với mức bón 120 N - 210 N năng suất ngô đạt được dao động từ 70,46 tạ/ha đến 78,13 tạ/ha;

tăng hơn so với bón đạm urê từ 16,9-21,7%. Bón phân viên nén đã làm tăng hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô C919 hơn so với phương pháp bón vãi thông thường.Nghiên cứu của Giang Dinh Hong (2013)[47], trên hai giống ngô lai NK7328 và LVN10 ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy các chỉ tiêu:

năng suất hạt, số hạt /hàng, số hạt/ bắp và khối lượng 1000 hạt tăng đều với mức bón đạm tăng từ 0 đến 180 kg/ha; và hiệu quả sử dụng phân đạm đạt mức trung bình 17,5 kg hạt trên 1 kg đạm nguyên chất. Cũng theo tác giả này, năng suất hạt của ngô lai vẫn có thể tăng đến mức bón 240 kg N/ha, tuy nhiên hiệu quả kinh tế tốt nhất chỉ nên dưới mức 180 kg N/ha. Nhận định này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Trương Vĩnh Hải (2013)[8], về mức phân bón cho các tổ hợp ngô lai ưu tú ở các tỉnh phía Nam: liều lượng NPK phù hợp cho việc canh tác ngô đạt năng suất cao là 150-180 kg N+ 90-100 kg P2O5 + 60-70 kg K2O/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Các kết quả nghiên cứu về phân bón đối với cây ngô trên thế giới và Việt

Nam cho thấy nhu cầu dinh dưỡng cây ngô rất lớn. Khi sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng cân đối, hợp lý khả năng hấp thu của cây ngô tốt hơn và tạo ra năng suất cao hơn. Trong các nguyên tố dinh dưỡng, đạm là nguyên tố cây ngô hấp thu với lượng lớn nhất. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của liều lượng phân bón khác nhau còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đất đai và giống. Chính vì vậy, khi chọn được một giống ngô lai mới hay đưa giống đến nơi canh tác mới thì việc nghiên cứu về liều lượng phân bón thích hợp là rất quan trọng và cần thiết, góp phần phát huy tiềm năng của giống mới một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ thu đông năm 2016 tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)