Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm THÀNH THỤC SINH dục của cá ét mọi ( morulius chrysophekadion) (Trang 25 - 28)

Theo Mai Đình Yên và ctv (1989) thì sự gia tăng về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù, quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và trọng lượng diễn ra song song, trước lúc cá đạt thành thục lần đầu tiên chủ yếu phát triển nhanh về kích thước.

Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về tốc độ sinh trưởng, cho ta biết cá sinh trưởng như thế nào. Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng thể hiện ngay cả trong bản thân cá thể. Do đó không có một tốc độ, nhịp điệu sinh sản nào chung cho tất cả các loài. Tuy vậy, sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của cá vẫn xảy ra theo quy luật rất đặc trưng. Cá chủ yếu sinh trưởng nhanh về kích thước trước khi thành thục, sau đó tốc độ tăng trưởng theo chiều dài giảm đi và cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về trọng lượng.

Dựa vào số liệu thu thập từ tháng 11/ 2009 đến tháng 04/ 2010 về các chỉ tiêu của cá Ét Mọi, chiều dài tổng dao động từ 10,8 – 34,5cm, tổng trọng lượng thân từ

16,08 – 710g cho kết quả là phương trình hồi qui W = 0,0065xL3.2773 với R2 = 0,9658 .

y = 0.0065x3.2773 R2 = 0.9658

0 100 200 300 400 500 600 700 800

0 10 20 30 40

Chiều dài (cm)

Trọng ng (g)

Hình 4.3 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi.

Hình 4.3 cho thấy mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cơ thể cá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phát triển không đồng đều giữa chiều dài và trọng lượng cơ thể.

Hình 4.4 và 4.5 thấy cá Ét Mọi đực và cái có phương trình hồi qui lần lượt là W = 0,0085xL3,1669 với R2 = 0,9703, W = 0,0364xL2,7265 với R2 = 0,9237 ta thấy rằng hệ số tương quan R2 của cả 2 phương trình đều khá cao. Điều đó có nghĩa là sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng khá chặt chẽ, kích cỡ cá thu được đã phản ánh đặc tính chung của quần thể cá Ét Mọi.

y = 0.0085x3.1669 R2 = 0.9703

0 100 200 300 400 500 600 700 800

0 10 20 30 40

Chiều dài tổng(cm )

Trọng lưng thân(g)

Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi đực.

y = 0.0364x2.7235 R2 = 0.9237

0 100 200 300 400 500 600

0 10 20 30 40

Chiều dài tổng (cm )

Trọng lưng thân (g)

Hình 4.5 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Ét Mọi cái.

Bảng 4.3 Các hệ số điều kiện của mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng.

a b R2 L

Đực 0,0085 3,1669 0,9703 10,8 – 34,5

Cái 0,0364 2,7265 0,9237 10,8 – 34,5

Tổng 0,0065 3,2773 0,9658 11,9 – 33,1

Dựa vào bảng 4.3 và hình 4.4, 4.5 ta thấy cá Ét Mọi cái có phương trình hồi qui biến động hơn cá đực, điều này là do giữa chiều dài và khối lượng của cá cái có sự biến động khá lớn. Quá trình sinh trưởng này tuân theo quy luật phát triển chung, nghĩa là ở giai đoạn đầu trước khi thành thục cá chủ yếu phát triển nhanh về chiều dài và về sau chiều dài phát triển chậm lại và khối lượng tăng nhanh hơn.

Nhận xét chung:

Với các kết quả đã trình bày ta thấy rõ sự sinh trưởng của cá theo chiều dài và trọng lượng cùng mối tương quan giữa chúng là phù hợp với qui luật sinh trưởng.

Đó là chuyển từ phát triển nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu sang phát triển nhanh về trọng lượng ở giai đoạn sau và có sự khác nhau giữa con đực và con cái.

Qua các đường cong thể hiện mối tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng thân của cá, ta thấy đó không phải là một đường cong trơn tru như lý thuyết. Các

điểm trên thực tế có thể nằm trên đường cong, cũng có thể nằm ngoài đường cong, song chúng vẫn nằm gần đường cong. Nghĩa là vẫn có trường hợp không tuân theo qui luật của lý thuyết. Điều đó rất hợp với lẽ tự nhiên. Bởi vì trong thực tế, quần đàn cá, sinh trưởng và phát triển luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường như sự biến động của thời tiết, thức ăn, mầm bệnh, tác động của con người… mà mỗi cá thể đều có sức chống chọi khác nhau, kể cả những cá thể cùng loài. Do đó, thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy, quần đàn cá thu được cũng phát triển theo hướng chung của lý thuyết, đó là mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng quan hệ tuân theo đường cong quy luật hàm số mũ và có sự biến động xung quanh đường cong lý thuyết.

Như đã trình bày, mối tương quan chiều dài và trọng lượng là một trong những tham số qua đó biết được hình thái của cá cũng như giai đoạn tăng trưởng khác nhau về trọng lượng của loài. Tốc độ phát triển không giống nhau mà có sự sai khác tùy theo giới tính và thời gian….

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm THÀNH THỤC SINH dục của cá ét mọi ( morulius chrysophekadion) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)