3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2009 đến tháng 04/2010
- Địa điểm nghiên cứu: mẫu cá sau khi thu được giữ lạnh và phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Một số dụng cụ và hóa chất được sử dụng để phân tích: formol, cồn, bàn đo cá, thước đo kỹ thuật, cân điện tử, khai nhựa, pel, kéo giải phẫu…
3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thu mẫu
- Mẫu cá sẽ được thu định kì mỗi tháng 1 lần, số lượng từ 2-15con/lần, mẫu được thu với các kích cở khác nhau tại các hộ ngư dân và các chợ địa phương.
- Địa điểm thu mẫu: huyện Châu Phú và Tp Long Xuyên, An Giang.
- Mẫu sau khi thu sẽ được giữ lạnh sau đó đưa về phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản- Đai Học Cần Thơ để phân tích.
3.3.2 Phương pháp phân tích 3.3.2.1 Đặc điểm hình thái
- Các chỉ tiêu hình thái được xác định dựa theo phương pháp của Pravdin, I. F, 1973 kết hợp với quan sát trực tiếp:
+ Chiều dài tổng L (cm) + Chiều cao thân H (cm) + Chiều dài đầu Lđ (cm) + Chiều dài chuẩn Lo(cm)
+ Khoảng cách giữa 2 mắt OO (cm) + Số tia vi lưng D
+ Số tia vi hậu môn A + Số tia vi ngực P + Số tia vi bụng V
3. 3. 2. 2 Xác lập mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng được thực hiện bằng cách: Mẫu cá thu được qua các tháng sẽ được cân, đo khối lượng và chiều dài, sau đó xác lập phương trình tương quan của cá Ét Mọi theo công thức:
W = a x Lb Trong đó:
W: khối lượng toàn thân cá (g) L: chiều dài toàn thân cá (cm) a: hệ số diều kiện
b: số mũ của mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng
Ngoài ra, King (2007) đã đề xuất công thức để tính hệ số điều kiện như sau:
CF = Lb
W
Trong đó:
CF: hệ số điều kiện
W: khối lượng toàn thân cá (g) L: chiều dài toàn thân cá (cm) 3.2.2.3 Đặc điểm sinh học sinh sản
- Nghiên cứu mối tương quan giữa kích thước và sự thành thục của cá trên cơ sở đo chiều dài tổng và khối lượng của cá Ét có tuyến sinh dục phát triển.
- Xác định giới tính và tỷ lệ đực cái:
+ Xác định bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái bên ngoài.
+ Giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), khi cần xác định một số lượng lớn mẫu, phương pháp thường được áp dụng là quan sát bằng mắt nếu cần thiết thì sử dụng kính lúp. Thông thường, tinh sào thường có dạng hẹp và quăn gợn sóng trong khi noãn sào có dạng ống, màu hồng nhạt và có hạt. màu sắc của tuyến sinh dục cũng là một đặc điểm quan trọng để xác định giới tính đối với cá chưa thành thục sinh dục. trong khi đó noãn sào thường có màu hồng nhạt hay hơi đỏ.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) để xác định các giai đoạn thành thục ta dựa vào:
Bảng 3. 1 Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963) Giai đoạn Mô tả
I Cá thể còn non, chưa thành thục sinh dục
II Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được hạt trứng
III Giai đoạn thành thục. bằng mắt thường có thể nhìn thấy những hạt trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào có màu trắng trong chuyển sang màu hồng nhạt.
IV Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất, nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.
V Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng giảm đi rất nhanh.
VI Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích hết, lỗ sinh dục trong dạng túi mềm nhão, ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, con đực thường sót lại một ít tinh trùng.
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và tối đa.
CHƯƠNG IV