4.2.1 Thông tin chung về nông hộ
Qua kết quả khảo sát cho thấy, độ tuổi trung bình của người nuôi ở Trà Vinh là 36,5±10,2 tuổi, người nuôi có độ tuổi thuộc nhóm từ 25-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tóm lại, tỷ lệ lao động trẻ cao sẽ giúp cho hộ nuôi tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động, ngược lại với tỷ lệ lao động trung và cao niên cao thì chi phí thuê mướn lao động của hộ nuôi sẽ tăng lên nhưng kinh nghiệm nuôi mà họ tích lũy được nhiều hơn so với nhóm tuổi lao động trẻ.
Ở huyện Tiểu Cần trong số những người nuôi cá Lóc được khảo sát thì tỉ lệ người nuôi bị mù chữ khá cao (27,59%) nằm trong nhóm lao động cao niên 56-70 tuổi. Hộ nuôi được học cấp 1 chiếm (34,48%), cấp 2 là(24,14%) trong đó cấp 3 chiếm tỉ lệ thấp nhất là (10,34%). So với huyện Tiểu Cần thì huyện Cầu Kè số hộ nuôi có trình độ học vấn cao hơn, không có hộ mù chữ trình độ trên phổ thông chiếm tỉ lệ cao (28,58%).
Do tính chất công việc của nghề nuôi cá Lóc nên phần lớn người nuôi cá Lóc là nam giới trên 85%, còn lại nữ giới.
Tiểu Cần là huyện đi đầu trong phong trào nuôi cá Lóc, vì vậy một số hộ nuôi có kinh nghiệm lên đến 15 năm, ít nhất là 1 năm, còn Cầu Kè thì chỉ mới phát triển gần đây nên số hộ nuôi có kinh nghiệm thấp chỉ từ 1 đến 4 năm. Do mô hình nuôi cá đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, nên có nhiều hộ dân tham gia mới.
Điều này lý giải vì sao một số ít người nuôi cá Lóc ở Trà Vinh có kinh nghiệm chưa cao.
Bảng 4.2 Tuổi, số lao động và kinh nghiệm của người nuôi cá Lóc
Cầu kè Tiểu Cần
Diễn giải ĐVT
(N=7) (N=29)
Tuổi chủ hộ Tuổi 36,9 ± 13,1 36,2 ± 7,27
Số năm kinh nghiệ m Năm 1,57 ± 1,13 2,53 ± 2,2
Lao động tham gia
nuôi cá Lóc Người 2,14 ± 0,38 1,9 ± 0,67
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình nuôi. Kết quả điều tra cho thấy, để tiết kiệm chi phí sản xuất phần lớn người nuôi sử dụng lao động gia đình trung bình từ 1-2 người/vụ. Bên cạnh đó, việc quản lý ao nuôi, chăm sóc cá Lóc tương đối đơn giản nên nhu cầu lao động không nhiều. Do vậy, phần lớn hộ nuôi
không thuê lao động thường xuyên. Tuy nhiên, một số ít hộ nuôi cá Lóc với quy mô lớn phải thuê thêm từ 1-3 người/vụ lao động thường xuyên.
Phong trào nuôi cá Lóc mới phát triển gần đây ở huyện Cầu Kè nên nguồn kiến thức từ tập huấn ngắn hạn được chú trọng (42,84%). Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên người nuôi có thể tự tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước.
4.2.2 Thông tin về kỹ thuật 4.2.2.1 Thiết kế ao, số vụ nuôi
Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn số lượng ao nuôi của nông hộ dao động từ 1 đến 2 ao, trong đó tỷ lệ số hộ có 1 ao là 100% ở huyện Cầu Kè. Việc chọn số ao ít để nuôi cá Lóc của người nuôi là để hạn chế chi phí xây dựng ao. Tuy nhiên việc này đem lại cho người nuôi một bất lợi là hiệu quả cho ăn không cao và khó kiểm soát trong quá trình quản lý sức khỏe cho cá. Diện tích mỗi ao nuôi từ 250-12500 m2.
Bảng 4.3 Thông tin về thiết kế ao, số vụ
Cầu kè Tiểu Cần
Diễn giải ĐVT
(N=7) (N=29)
Diện tích ao m2/ao 707± 585 1.520 ± 2.492
Số vụ nuôi Vụ 1,71 ± 0,49 2 ± 0
Số lượng cá giống Con 25.571 ± 6.106 40.672± 22.537
Mật độ cá giống Con/m2 26,5 ± 6,27 38,3 ± 21,5
Tỷ lệ sống % 72,2 ± 9,51 57,8 ±19,9
Phần lớn người dân ở huyện Tiểu Cần có nguồn thu nhập chính từ việc nuôi cá Lóc nên các hộ nuôi sản xuất với những vụ nuôi liên tiếp nhau, mỗi năm 2 vụ (Bảng 4.3) còn ở huyện Cầu Kè do nghề nuôi cá Lóc mới phát triển gần đây nên nuôi cá Lóc chưa phải là thu nhập chính do vậy có hộ chỉ nuôi 1 vụ. Thời gian nuôi trung bình khoảng 4 -5 tháng/vụ rồi xuất bán 100% cho thương lái thu mua cá Lóc tại ao.
Cá Lóc đầu nhím là loài cá rất được ưa chuộng trên thị trường, vì vậy 100% các hộ nuôi chọn cá Lóc đầu nhím làm đối tượng sản xuất. Số lượng con giống trung bình của mỗi hộ 33.122±14.322 con, mật độ thả trung bình 32,4±13,9con/m2. Giá cá giống dao động từ 250-450 đồng/con. Việc lựa chọn con giống là một trong những khâu quan trọng quyết định tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh của cá. Chính vì vậy, người nuôi thường chọn những trại giống có uy tín và nguồn giống có chất lượng cao. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh (2012), trong toàn tỉnh ngoài trung tâm giống thủy sản chỉ có thêm một cơ sở tư nhân sản xuất giống cá Lóc với quy mô nhỏ. Do vậy, số lượng sản xuất ra hàng năm là rất ít dẫn đến thiếu hụt
nguồn con giống, chưa đáp ứng được 10% nhu cầu con giống nuôi trong tỉnh, phần lớn nhập từ các địa phương ngoài tỉnh.
4.2.2.2 Quản lí nước và thức ăn khi nuôi cá Lóc
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá Lóc nói riêng thì mực nước nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất nuôi, nhất là nuôi trong ao đất với mực nước thường sâu hơn 1,5 m trong khi nuôi vèo khoảng 1,5-1,8 m và nuôi ao nổi hoặc bể xi măng thường thấp hơn 1m ở ĐBSCL (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2012). Để thu hoạch cá Lóc có năng suất cao nên người nuôi ở Trà Vinh chọn giải pháp nuôi với mật độ thấp, mực nước trung bình tương đối sâu. Hình thức thay nước tự chảy là chủ yếu để tiết kiệm chi phí, thay nước 1-2 tuần /lần rất thấp.
Tuy nhiên tùy theo giai đoạn phát triển của cá mà mỗi người nuôi có thời gian thay nước khác nhau.
Bảng 4.4 Thông tin về thức ăn
Cầu kè Tiểu Cần
Diễn giải ĐVT
(N=7) (N=29)
Tổng lượng thức ăn/vụ Tấn 12,5 ± 5,72 17,3 ± 14,4
Hệ số thức ăn (FCR) Hằng số 1,52 ± 0,3 1,51 ± 0,26 Kết quả khảo sát cho thấy thức ăn viên được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất (55- 57%), thức ăn viên kết hợp thức ăn tự chế chiếm tỉ lệ thấp vì thức ăn tự chế chỉ sử dụng trong giai đoạn cá nhỏ. Bên cạnh đó để tận dụng nguồn cá tạp và tiết kiệm chi phí người nuôi cũng sử dụng thức ăn viên kết hợp thức ăn tươi sống nhưng không cao do nguồn cá tạp vào mùa khai thác không đủ cung cấp cho người nuôi.
Tổng nhu cầu thức ăn của cá tương đối cao phụ thuộc vào quy mô nuôi. Cụ thể:
lượng thức ăn trung bình sử dụng là 10,4±31,7 tấn/vụ. FCR trung bình là 1,52±0,28.
Nguyên nhân có sự chênh lệch về lượng thức ăn sử dụng cho nuôi cá Lóc ở hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần là do có nhiều yếu tố tác động như: diện tích nuôi, mật độ nuôi,...Nghề nuôi cá Lóc trong khu vực ĐBSCL sử dụng thức ăn với hệ số thức ăn tươi sống từ 3,9-4,3 và thức ăn viên từ 1,2-1,4 (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2012).
4.2.2.3 Năng suất và sản lượng cá nuôi Bảng 4.5 Năng suất và sản lượng cá nuôi
Cầu kè Tiểu Cần
Diễn giải ĐVT
(N=7) (N=29)
Sản lượng Tấn/vụ 8,53 ± 4,57 11,6 ± 8,86
Năng suất cá nuôi/vụ Kg/m2 13,57 ± 2,69 14,68 ±10,89 Kết quả phân tích cho thấy, có sự chênh lệch nhưng không cao về sản lượng và năng suất cá Lóc ở hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần (Bảng 4.5). Năng suất trung bình đạt 14,13±6,79 kg/m2/vụ. Huyện Cầu Kè có năng suất và sản lượng luôn thấp hơn huyện Tiểu Cần là do mô hình nuôi cá Lóc chỉ mới phát triển ở huyện Cầu Kè trong những năm gần đây nên người nuôi cá Lóc có kinh nghiệm chưa cao, hình thức thu hoạch chủ yếu là thu một lần.
4.2.3 Thuận lợi, khó khăn đối với nghề nuôi cá Lóc 4.2.3.1 Thuận lợi
Một số thuận lợi góp phần cho sự phát triển của nghề nuôi cá Lóc ở tỉnh Trà Vinh do phần lớn người nuôi sống gần sông nên việc chủ động nguồn nước cấp thoát rất dễ dàng, đặc biệt vào mùa lũ hầu hết người nuôi không phải tốn chi phí bơm cho hoạt động cấp thoát nước. Hộ nuôi sử dụng ao nhà nên không phải tốn thêm chi phí thuê mướn mỗi vụ. Ngoài ra một số hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật và sử dụng vốn nhà, thuận lợi từ những vụ nuôi trước giúp người nuôi hứng khởi trong nghề nuôi cá Lóc là giá cá đắt, chính sách hỗ trợ vay từ ngân hàng và cuối cùng là việc nuôi theo truyền thống.
4.2.3.2 Khó khăn
Bên cạnh đó trong quá trình nuôi cũng gặp không ít những khó khăn. Trải qua nhiều vụ mùa canh tác theo nhận định của người nuôi thì cá dễ mắc bệnh là điều đáng lo ngại trong nghề nuôi cá Lóc. Thiếu vốn chi phí thức ăn lớn, giá cá Lóc thương phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất, không có thị trường tiêu thụ. Để giải quyết những khó khăn này thì việc xử lý nước một cách hợp lý cũng giúp cho người nuôi loại bỏ được những mầm bệnh nguy hiểm trong ao nuôi, người nuôi nên chủ động vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.