CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme DE610F bổ sung vào thức ăn lên tăng trưởng của cá tra
4.3.1 Tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng tuyệt đối và tỷ lệ sống của cá
32
Tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng tuyệt đối và tỷ lệ sống của cá tra bố trí thí nghiệm với thức ăn được bổ sung với các mức enzyme tiêu hóa khác nhau được thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Nghiệm
thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG
(g/day) SR (%) NT 1 ĐC 99,53±0,20a 125,18±3,53
a
25,64±3,45
a
0,43±0,06
a
94,44±9,62
a
NT 2 167 99,94±0,20a 125,66±3,08a 25,71±3,00a 0,43±0,05a 95,56±5,09
a
NT 3 333 99,71±0,27a 122,79±4,20
a
23,08±4,46
a
0,38±0,07
a
98,89±1,92
a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
Qua bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng tuyệt đối của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tốc độ tăng trưởng của cá sau 8 tuần bố trí thí nghiệm của 3 nghiệm thức dao động từ 23,08- 25,71(g). Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 2 (25,71g) và thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (23,08g). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá tương đối thấp và dao đông từ 0,38 - 0,43 (g/ngày), trong đó tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2 và thấp nhất ở nghiệm thức 3. Theo Hải Đăng Phương (2006), sau 2 tháng nuôi với kích cỡ cá dao dộng từ 80 - 100 g/con cho thấy tăng trưởng (WG) dao động từ 49 - 63 g/con và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) dao động trong khoảng 0,82 - 1,05 g/ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng tuyệt đối của cá rất thấp so với kết quả của nghiên cứu trên, có thể là do cá được bố trí trong điều kiện thí nghiêm cá bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan như tiếng ồn, thời tiết, con người… làm cho cá ăn không đều dẫn đến phản ánh ít chính xác tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng tuyệt đối của cá.
Trong khi đó thí nghiệm của Hải Đăng Phương lại được bố trí trong giai đặt trong ao nên rất gần giống với ao nuôi thực tế nên cho kết quả tương đối cao hơn kết quả thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ sống của cá tra thí nghiệm dao động từ 94,44 - 98,89%. Cao nhất là tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 3 (98,89%) và thấp nhất ở nghiệm thức 1 (94,44%). Theo kết quả ở bảng 4.3 thì tỷ lệ sống của 3 nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy thức ăn thí
33
nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Kết quả trên cũng trùng khớp với nghiên cứu của Hải Đăng Phương (2006), tỷ lệ sống của cá tra thí nghiệm ở các nghiệm thức dao động từ 83,3 - 100%.
4.3.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Bảng 4.4: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER)
Nghiệm thức FCR PER
NT1 ĐC 2,70±0,23
a
1,09±0,09
a
NT2 167 2,38±0,22
a
1,22±0,11
a
NT3 333 2,86±0,33
a
1,06±0,13
a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Hệ số thức ăn (FCR) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá, hệ số FCR thấp tương ứng với việc hiệu quả sử dụng thức ăn cao, hàm lượng dinh dưỡng dư thừa thấp và lượng chất thải ra môi trường ít, ngược lại với hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng đạm (PER) càng cao thì lại tương ứng với việc sử dụng hiệu quả đạm từ thức ăn càng cao, hàm lượng đạm trong thức ăn được sử dụng cho tăng trưởng của cá hiệu quả hơn. Dựa vào PER ta có thể biết được chất lượng của đạm của thức ăn đối với từng đối tượng sử dụng. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số thức ăn (FCR) của cá dao động từ: 2,38 – 2,86. Đồng thời hiệu quả sử dụng đạm dao động từ: 1,06 – 1,22 (bảng 4.4) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hệ số thức ăn ở cả 3 nghiệm thức rất cao và cao nhất ở nghiệm thức 3 là 2,86 và thấp nhất ở nghiệm thức 2 là 2,38.
Khuynh hướng của số liệu cho thấy khi bổ sung enzyme tiêu hóa với liều lượng thích hợp thì FCR của cá được cải thiện. FCR ở nghiệm thức 2 (bổ sung 167 ml/tấn thức ăn) có xu hướng giảm so với hai nghiệm thức còn lại. Cũng tương tự, hiệu quả sử dụng đạm của cá cao nhất ở nghiệm thức 2 là 1,22 và thấp nhất là 1,06. Kết quả cũng cho thấy khả năng sử dụng đạm được cải thiện khi bổ sung enzyme tiêu hóa với liều lượng thích hợp (PER của cá ở nghiệm thức 2 là 1,22), Theo Trần Thanh Tuấn (2011), việc sử dụng nhiều loại thức ăn công nghiệp trong nuôi cá tra có hệ số thức ăn dao động từ 1,52 - 1,68 và theo kết quả thí nghiệm của Hải Đăng Phương, sau 2 tháng nuôi với thức ăn thí nghiệm thì hệ số FCR dao động từ 4,12-5,17. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Tuấn thì kết quả thí nghiệm bổ sung enzyme tiêu hóa vào thức ăn có FCR cao nhưng so sánh
34
với kết quả thí nghiệm của Hải Đăng Phương thì FCR của thí nghiệm lại thấp có thể giải thích kết quả trên là do thí nghiệm bổ sung enzyme vào thức ăn được thực hiện trong hệ thống bể giúp dễ dàng trong việc quản lý tương đối chính xác lượng thức ăn mà cá ăn vào cũng như lượng thức ăn thừa mà cá không sử dụng từ đó hệ số FCR thấp, còn trong điều kiện thí nghiệm của Hải Đăng Phương thì thí nghiệm được bố trí trong giai đặt trong ao tuy gần giống với môi trường nuôi tự nhiên nhưng lại rất khó để quản lý lượng thức ăn thừa từ đó có thể làm hệ số FCR cao hơn hệ số FCR của thí nghiệm. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đạm tương đối thấp và lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 2 còn lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy FCR và PER của cá ở nghiệm thức 2 được cải thiện nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về FCR và PER có thể là do một lượng enzyme tiêu hóa đã mất hoạt tính khi gia nhiệt trong công đoạn là thức ăn. Theo Nguyễn Thị Hiền (2012), hoạt tính của enzyme tiêu hóa sẽ bị biến tính hoặc bất hoạt dưới tác dụng của nhiệt độ cao.
4.4 Thành phần hóa học của cá thí nghiệm Bảng 4.5. Thành phần hóa học của cá tra
Nghiệm thức Ẩm độ Protein Lipid Tro
1 73,60±1,08a 53,52±2,14a 35,42±4,52a 8,83±0,65a 2 72,56±1,31a 52,33±2,27a 36,51±3,17a 8,85±0,62a 3 73,62±1,05a 50,74±3,32a 34,72±0,35a 9,13±0,25a Cá đầu vào 71,54±0,46 51,03±0,13 31,76±0,31 8,50±0,33
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm có sự khác biệt, khuynh hướng số liệu cho thấy, hàm lượng béo thô của cá thí nghiệm (từ 34,72- 36,51%) cao hơn hàm lượng béo thô của cá sau thí nghiệm (31,76%). Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), thì cá tra thuộc loài cá nằm trong nhóm cá béo vì thế cá tra có xu hướng tích lủy mỡ trong quá trình sinh trưởng lảm cho hàm lượng béo thơ của cá gia tăng phù hợp với kết quả thí nghiệm. Trong quá trình tăng trưởng, cùng với sự gia tăng chất béo, khung xương của cá cũng dần dần hoàn thiện và phát triển làm cho thành phần tro thô của cá cũng gia tăng. Tuy nhiên thành phần hóa học của cá sau thí nghiệm giữa các nghiệm thức tuy có sự chênh lệch nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Ẩm độ của cá
35
giữa các nghiệm thức dao động từ 72,56-73,62%. Hàm lượng đạm thô của cá giữa các nghiệm thức có xu hướng giảm dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 3 và dao động trong khoảng 50,74-53,52%. Hàm lượng béo thô trong cơ thể cá cao nhất ở nghiệm thức 2 là 36,51% và thấp nhất ở nghiệm thức 3. Kết quả trên là do hàm lượng béo thô trong thức ăn của nghiệm thức 2 cao nhất nên giúp cá tích lũy lượng chất béo trong cơ thể cao hơn cá ở hai nghiệm thức còn lại. Xu hướng số liệu cho thấy cũng giống như hàm lượng đạm, hàm lượng tro thô cũng giảm dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 3 và dao động từ 8,83 - 9,13%. Thành phần hóa học của cá chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như thức ăn, môi trường sống và giai đoạn phát triển của cá (trích Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Chất lượng thức ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cá sau thí nghiệm, do đó một loại thức ăn đạt yêu cầu không những đảm bảo về dinh dưỡng mà còn tạo ra sản phẩm sau cùng chấp nhận được. Nhìn chung, kết quả phân tích thành phần hóa học của cá sau thí nghiệm không có sự khác biệt lớn về ẩm độ, đạm thô, béo thô và tro thô so với cá ở nghiệm thức đối chứng. Điều này chứng tỏ việc bổ sung enzyme tiêu hóa vào thức ăn không làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cá thí nghiệm.
36 CHƯƠNG V