4.3.1 Thiết kế hệ thống nuôi
Thông tin về kỹ thuật nuôi Artemia ở xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu được trình bày trong Bảng 4.3.
Năm Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Tổng (n=37) 1. Diện tích (ha)
2007 35 18 53
2008 40 20 60
2009 45 20 65
2010 60 20 80
2011 100 20 120
2. Sản lượng (tấn)
2007 2,0 0,72 2,72
2008 2,5 1,0 3,50
2009 3,0 1,10 4,10
2010 5,0 1,06 6,06
2011 7,0 1,20 8,20
19
Tổng diện tích canh tác: Các hộ nuôi trên địa bàn nghiên cứu có tổng diện tích đất trung bình là 3,25 ha/hộ. Diện tích canh tác ở xã Xiêm Cáng trung bình là 3,75 ha/hộ, lớn hơn so với xã Vĩnh Hậu với diện tích trung bình 2,74 ha/hộ.
Diện tích nuôi: Diện tích nuôi trung bình của các nông hộ ở các xã là 1,51 ha/hộ, dao động từ 0,54 đến 2,48 ha/hộ. Xã Xiêm Cáng có diện tích nuôi trung bình 1,91 ha/hộ, xã Vĩnh Hậu có diện tích nuôi trung bình 1,2 ha/hộ.
Diện tích ao nuôi: Diện tích ao nuôi Artemia dao động từ 0,17 đến 0,39 ha và diện tích ao nuôi trung bình là 0,29 ha. Xã Xiêm Cáng có diện tích ao nuôi trung bình 0.31 ha, xã Vĩnh Hậu có diện tích ao nuôi trung bình 0,28 ha.
Số ao nuôi: Số ao nuôi dao động từ 4 đến 6 ao, trung bình là 5 ao. Ta thấy được số ao nuôi giữa hai xã khá đồng đều, thực tế thì số lượng ao nuôi được các hộ nuôi chia theo diện tích nuôi, hộ nào có diện tích lớn thì chia nhiều ao và ngược lại.
Mức nước ao nuôi: Mức nước ao nuôi được tính từ mặt trảng dao động từ 0,2 đến 0,4 m, trung bình là 0,28 m. Kết quả này cho thấy độ sâu mặt trảng giữa các hộ nuôi không có sự chênh lệch nhau lớn.
Diện tích khu bón phân: Thông thường trong mỗi hệ thống ao nuôi Artemia của nông hộ đều có khu bón phân và tổng diện tích khu bón phân thường chiếm khoảng 20 - 30% tổng diện tích. Khu bón phân chủ yếu là để gây màu tảo làm thức ăn cung cấp cho Artemia.
Tỷ lệ số hộ có khu bón phân: Do đã có kinh nghiệm trong nghề nuôi, các hộ dân hiểu được tầm quan trọng của khu bón phân nên hầu hết đều có khu bón phân, ở xã Xiêm Cáng tỷ lệ số hộ có khu bón phân là 94%, ở xã Vĩnh Hậu là 90%.
Bảng 4.3: Thông tin về thiết kế hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37) - Tổng diện tích (ha/hộ) 3,752,74 2,741,31 3,252,02 - Diện tích nuôi (ha/hộ) 1,911,41 1,20,54 1,510,97 - Diện tích ao nuôi (ha/hộ) 0,310,14 0,280,09 0,290,11 - Số ao nuôi (ao/hộ) 6,44,4 4,22,1 5,423,25 - Mức nước ao nuôi (m) 0,270,06 0,290,05 0,280,05 - DT khu bón phân (ha/hộ) 0,130,09 0,090,1 0,110,10
- Tỷ lệ số hộ có khu bón phân (%) 94 90 91,8
4.3.2 Mô hình nuôi
20
Qua kết quả điều tra và thực tế sản xuất cho thấy ở tỉnh Bạc Liêu, mô hình nuôi Artemia phổ biến nhất là mô hình nuôi Artemia đơn trong ruộng muối. Xã Xiêm Cáng chiếm 77%, xã Vĩnh Hậu chiếm 70%.
Bảng 4.4 : Mô hình sản xuất Artemia ở các xã nghiên cứu thuộc tỉnh Bạc Liêu
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37)
1. Artemia đơn (%) 77 70 73,2
2. Artemia kết hợp với muối (%) 23 30 26,8
4.3.3 Thời vụ sản xuất
Với đặc điểm khí hậu của địa bàn là vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 âl và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 âl.
Đa số các hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu bắt đầu thả giống vào tháng 12 hoặc tháng 1 âl và kết thúc vào tháng 5- 6 âl năm sau. Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm, mưa kết thúc trễ hay mưa bắt đầu sớm mà có thể kéo dài thời vụ sản xuất.
Mùa vụ nuôi Artemia có liên quan đến nhiệt độ và độ mặn. Theo nghiên cứu của Baert et al. (1996) ; Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007), nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quần thể. Ở nhiệt độ quá thấp thì Artemia sinh trưởng và sinh sản chậm, trong khi đó nhiệt độ quá cao có thể gây chết. Độ mặn quá cao (>250‰) Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng, trong các thủy vực tự nhiên hoặc nuôi ở ruộng muối, Artemia cũng không thể tồn tại ở độ mặn 30-40‰ vì ở độ mặn này có rất nhiều địch hại của Artemia. Điều kiện tốt để chúng phát triển là độ mặn 80-120‰, nhiệt độ 22-350C.
4.3.4 Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi bắt đầu vụ nuôi Artemia thì các hộ nuôi tiến hành gia cố hệ thống bờ bao bằng cách: nâng bờ, đầm nén kỹ để để ngăn chặn thẩm lậu và mọi, ao có hệ thống bờ bao tốt giúp việc quản lý ao tốt hơn. Ao nuôi Artemia có mặt bờ bao rộng từ 1-1,5m, cao 0,5-1m để giữ được nước. Mương bao với tác dụng là nơi trú ẩn cho Artemia và giữ được mực nước trong ao cao là để tránh nhiệt độ tăng cao vào những tháng nóng cũng như hạn chế sự phát triển cua tảo đáy (lab – lab). Do vậy, mương bao thường thường có độ sâu từ 30-50 cm tính từ mặt trảng, chiều rộng mương khoảng 1-2 m. Tuy nhiên, mương bao không nên quá sâu có thể gây khó khăn cho việc đi nước tăng độ mặn.
21
Tỷ lệ và lượng vôi sử dụng: Qua kết quả khảo sát (Bảng 4.5 và 4.6) các hộ nuôi Artemia ở các xã cho thấy số hộ sử dụng vôi để cải tạo ao nuôi Artemia chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 42,7%, lượng vôi được nông hộ sử dụng dao động khoảng từ 200 đến 800 kg/ha. Trong đó, xã Xiêm Cáng có nhiều hộ sử dụng vôi hơn với tỷ lệ trung bình 58,8% và sử dụng với lượng nhiều hơn (507kg/ha/vụ), nhiều hơn gấp đôi so với xã Vĩnh Hậu. Theo ý kiến của các nông hộ được phỏng vấn thì nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về lượng vôi sử dụng giữa hai xã là do vùng đất ở xã Xiêm Cáng có độ pH thấp hơn so với Vĩnh Hậu do đó chi phí cải tạo của xã Xiêm Cáng cao hơn.
Bảng 4.5: Tỷ lệ số hộ có sử dụng vôi, saponin và dây thuốc cá trong cải tạo ao nuôi Artemia
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37)
Bón vôi (%) 58,8 26,7 42,7
Saponin (%) 100 100 100
Dây thuốc cá (%) 58,8 83,3 71,1
*Ghi chú: Bảng câu hỏi thống kê nhiều lựa chọn
Tỷ lệ, lượng saponin và dây thuốc cá sử dụng: Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.5 và 4.6 tất cả các hộ ở hai xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu đều có sử dung saponin, lượng saponin được các nông hộ sử dụng ở các xã dao động từ 10-35 kg/ha và liều lượng sử dụng trung bình của các xã là 20 kg/ha.
Bảng 4.6: Liều lượng vôi, thuốc cá (kg/ha/vụ) sử dụng cải tạo ao nuôi Artemia
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37)
Vôi 507,14315,70 233,3357,74 425317,32
Saponin 25,008,16 10,832,04 19,699,57
Dây thuốc cá 16,4414,29 12,432,41 14,009,04
Số hộ sử dụng dây thuốc cá trung bình giữa các xã chiếm tỷ lệ 71%, lượng thuốc cá thì được người dân sử dụng với liều lượng ít hơn; dao động từ 10-25 kg/ha và lượng sử dụng trung bình của các xã là 14 kg/ha.
4.3.5 Mật độ thả giống
22
Mật độ thả nuôi: Qua kết quả điều tra cho thấy, ở 2 xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu người dân thường thả giống ở mật độ khá cao từ 3-4 lon/ha (540-720g/ha), trung bình là 3,5 lon/ha. Qua thực tế cho thấy vì điều kiện ấp nở cho sản xuất với số lượng nhiều nên khó bảo đảm đúng theo liều lượng chuẩn nên tỉ lệ nở thường có thể thấp, vì vậy mà khi thả giống người dân thường thả với mật độ cao để bù hao hụt trong tỉ lệ nở cũng như lúc mới thả nuôi.
Theo Baert và ctv. (1996) thì mật độ nuôi được xác định bởi mức dinh dưỡng và nhiệt độ trong ao nuôi. Mật độ ban đầu có thể là 100Nauplii/L với độ đục 15-25 cm. Nếu nuôi ở mật độ cao thì hàm lượng oxy sẽ bị hạn chế, nhất là khi nhiệt độ nước cao. Với độ đục thấp hơn 15cm thì mật độ thả nuôi nên giảm xuống còn 50-70 Nauplii/L do hàm lượng dinh dưỡng trong ao thấp. Khi nuôi ở mật độ cao thì có thể kích thích sinh sản đẻ trứng.Tuy nhiên, nếu mật độ thả giống ban đầu quá cao thì Artemia sẽ sinh trưởng chậm vì thiếu thức ăn.
Chu kỳ nuôi: Bảng 4.7 cho thấy số chu kỳ thả giống của các xã dao động từ 1-2 lần, số chu kỳ nuôi trung bình giữa các xã là 1,4 lần. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số hộ thả nuôi một chu kỳ trung bình giữa hai xã là 65% và số hộ thả nuôi hai chu kỳ là 35%. Thông thường các hộ nuôi Artemia chỉ thực hiện một chu kỳ trong vụ nuôi nhưng có hộ thả nuôi hai chu kỳ là do thất bại trong lần thả nuôi trước như quần thể Artemia chết sau 2-3 ngày thả hoặc quần thể không sinh trưởng do khâu chuẩn bị ao nuôi chưa tốt.
Bảng 4.7: Mật độ thả và số chu kỳ thả giống trong hộ nuôi Artemia
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37) 1. Mật độ thả (lon/ha/vụ) 3,50,6a 3,70,4b 3,60,5
2. Chu kỳ nuôi (lần/vụ) 1,40,5 1,30,5 1,30,5
3. Số hộ thả 1 chu kỳ (%) 60 70 65
4.3.6 Quản lý thức ăn
Lượng phân urê và DAP: Bảng 4.8 cho thấy lượng phân urê được hộ nuôi Artemia sử dụng dao động từ 20-150 kg/ha/vụ và trung bình là 86 kg/ha/vụ. Xã Xiêm Cáng sử dụng lượng urê trung bình là 79kg/ha/vụ, xã Vĩnh Hậu là 93kg/ha/vụ. Theo tài liệu kỹ thuật nuôi Atemia thì người nuôi nên bón kết hợp giữa phân ure và phân
23
DAP theo tỷ lệ 3 Ure:1 DAP, nhưng theo kết quả điều tra lượng phân DAP được nông hộ sử dụng trung bình chỉ là 16 kg/ha/vụ. Với kết quả trên cho thấy các hộ nuôi chưa sử dụng phân urê và DAP theo đúng tỷ lệ khuyến cáo.
Lượng phân NPK và phân lân: Ngoài phân ure, DAP thì các nông hộ nuôi Artemia trên tỉnh Bạc Liêu cũng sử dụng phân NPK và lân. Các hộ nuôi ở xã Xiêm Cáng sử dụng lượng phân NPK và phân lân trung bình lần lượt là 35kg/ha/vụ và 56kg/ha/vụ, lớn hơn nhiều so với các hộ nuôi ở xã Vĩnh Hậu chỉ sử dụng phân NPK 13,9 kg/ha/vụ và không dùng phân lân trong suốt vụ nuôi.
Lượng phân gà: Phân gà là loại phân hữu cơ được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất ở các địa bàn khảo sát. Phân gà thường được bón định kỳ để kích thích tảo phát triển. Ngoài ra, phân gà còn được bón trực tiếp trong ao nuôi làm thức ăn bổ sung cho Artemia thông qua việc ngâm bao phân trong ao và kéo xung quanh ao nuôi để phân tán đều. Lượng phân gà sử dụng dao động từ 0,8-1,7 tấn/ha/vụ, trung bình là 1,1 tấn/ha/vụ. Trong đó, xã Xiêm Cáng sử dụng trung bình là 0,95 tấn/ha/vụ, xã Vĩnh Hậu sử dụng với lượng cao hơn trung bình 1,29 tấn/ha/vụ.
Bảng 4.8: Thông tin về sử dụng phân bón và thức ăn trong hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37) 1. Phân vô cơ
- Ure (kg/ha/vụ) 79,5368,86a 9358,41ab 86,8163,21 - DAP (kg/ha/vụ) 16,1831,80a 16,3021,40a 16,2426,18 - NPK (kg/ha/vụ) 3551,42b 13,926,42a 23,5937,91
- Lân (kg/ha/vụ) 5662b 0a 25,7228,49
2. Phân gà (tấn/ha/vụ) 0,950,3a 1,290,41b 1,130,36 3. Cám gạo (kg/ha/vụ) 27,6539,61a 7073,26b 50,5457,80
*Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng thì các các ký tự (a,b,c,..) giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Lượng cám gạo: Lượng cám gạo sử dụng trung bình ở các xã là 50 kg/ha/vụ.
Ở xã Vĩnh Hậu lượng cám gạo trung bình sử dụng là 70kg/ha/vụ, nhiều gấp 2,5 lần so với các hộ nuôi ở xã Xiêm Cáng (27,5kg/ha/vụ).
4.3.7 Quản lý ao nuôi
Theo kết quả điều tra Bảng 4.9 cho thấy:
24
Chu kỳ bón phân: Trung bình các hộ nuôi Artemia trong khu vực khoảng 3- 5 ngày bón phân một lần. Trong đó, xã Xiêm Cáng trung bình là 3,8 ngày/lần, xã Vĩnh Hậu 4,4 ngày/lần. Chu kỳ bón phân trong quy trình nuôi Artemia chính là sự cung cấp thức ăn cho Artemia, nên chu kỳ bón phân rất quan trọng có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
Chu kỳ cấp nước và mực nước cấp: Cấp nước vào ao là nhằm bù đắp sự thất thoát cột nước do thẩm lậu hoặc bốc hơi, mặt khác cấp nước cũng chính là cung cấp thức ăn cho Artemia. Lượng nước cấp vào ao phải bảo đảm việc duy trì độ mặn trong ao nuôi từ 80-120‰ và độ đục 25-35cm là tốt nhất (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 1994). Các hộ nuôi ở hai xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu thường cấp nước từ 1 đến 2 ngày một lần, mỗi lẫn từ 1-3 cm tùy theo nhu cầu và tình trạng ao.
Bừa trục ao nuôi : Ở địa bàn khảo sát, nông dân thường bừa trục trong ao nuôi mỗi ngày từ 1-2 hoặc 3 lần để diệt trừ lab-lab. Theo Baert và ctv. (1996) cho rằng ngoài tác dụng trên, bừa trục đáy ao có thể làm đục nước giúp các chất vẫn cũng như các chất dinh dưỡng vô cơ trở thành dạng lơ lững trong nước (nguồn thức ăn thêm cho Artemia). Hơn nữa bừa trục sẽ làm giảm tảo đáy không có lợi cho Artemia phát triển trong ao.
Bảng 4.9: Thông tin về cách quản lý ao trong hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu
4.3.8 Năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia qua các năm
Năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia qua các năm có chiều hướng tăng, đặc biệt năm 2010, cả 2 xã đều đạt năng suất trứng Artemia cao nhất với trung bình 77,0818,40 kg trứng tươi/ha tương ứng với sản lượng trung bình 119,1776,77 kg trứng tươi/vụ. Năm 2011 do xã Xiêm Cáng thiếu nước sản xuất nên năng suất giảm dẫn tới năng suất và sản lượng trung bình giảm.
Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37) 1. Chu kỳ bón phân (ngày/lần) 3,82,1 4,42,1 4,12,1 2. Chu kỳ cấp nước (ngày/lần) 1,40,5 1,50,5 1,50,5
3. Mực nước cấp (cm/lần) 20,7 20,7 20,7
4. Bừa trục ao nuôi (lần/ngày) 20,4 20,3 20,3
25
Nhìn chung năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia của các hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu có chiều hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên chênh lệch không cao và không ổn định, điều này có thể do trong khâu quản lý ao nuôi người dân thường làm theo kinh nghiệm, chưa tiếp thu những kỹ thuật mới cùng với thời tiết… thay đổi rất bất thường.
Bảng 4.10 cho thấy năng suất và sản lượng trứng của xã Xiêm Cáng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với xã Vĩnh Hậu. Về sản lượng trứng thì xã Vĩnh Hậu thấp hơn so với xã Xiêm Cáng trong khi năng suất hai xã xấp xỉ nhau, điều này hiển nhiên vì diện tích sản xuất ở xã Vĩnh Hậu nhỏ hơn.
Bảng 4.10: Thông tin về năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia ở Bạc Liêu
*Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng thì các các ký tự (a,b,c,..) giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả phân tích tương quan Pearson (Bảng 4.11) cho thấy trong sản xuất Artemia yếu tố kinh nghiệm nuôi có mối tương quan thuận đến năng suất trứng bào xác Artemia (hệ số Pearson 0,345; p< 0,05). Điều này có nghĩa người dân càng có kinh nghiệm trong nghề nuôi sẽ nắm vững kỹ thuật hơn, thì năng suất đạt được càng cao. Phân tích cũng cho thấy lượng cám gạo làm thức ăn bổ sung trong ao nuôi có mối tương quan thuận với năng suất trứng bào xác Artemia, điều này có nghĩa là trong khoảng liều lượng cám gạo sử dụng của các hộ nông dân được phỏng vấn tăng lượng cám gạo sử dụng trong ao nuôi thì làm tăng năng suất trứng bào xác càng cao.
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007), nguồn tảo trong ao bón phân là thức ăn tự Diễn giải Xiêm Cáng
(n=17)
Vĩnh Hậu (n=20)
Trung bình tổng (n=37) 1. Năng suất
(kg/ha/vụ)
- 2007 6013,34a 67,8517,95b 64,2415,83
- 2008 6413 64,3016,03 64,1614,73
- 2009 70,7113,80 63,021,41 66,5417,91
- 2010 85,3517,74b 70,0518,97a 77,0818,40
- 2011 55,2310,34a 67,9014,18b 62,0812,41
2. Sản lượng (kg/vụ)
- 2007 111,3583,53b 81,3144a 95,1162,16
- 2008 120,0285b 7843,32a 97,3062,47
- 2009 135,7295,30b 71,7437,3a 101,1463,95
- 2010 160,40117,27b 84,1242,35a 119,1776,77
- 2011 104,3975,58b 79,6632,92a 91,0252,52
26
nhiên tốt nhất cho Artemia, được cấp vào ao nuôi thường không đảm bảo đủ thức ăn cho Artemia nhất là ở đầu vụ hoặc cuối vụ nuôi, độ mặn trong ao nuôi thấp việc cấp nước vào ao nuôi cũng bị hạn chế và tảo phát triển trong ao bón phân cũng chậm.
Do đó, bổ sung cám gạo vào ao nuôi ở thời gian này là điều rất cần thiết nhằm cung cấp đủ thức ăn tạo điều kiện tốt cho quần thể Artemia sinh trưởng và sinh sản sẽ làm tăng năng suất ao nuôi.
Các biến phân tích còn lại sự tương quan không có ý nghĩa thống kê với năng suất trứng bào xác Artemia (p>0,05).
Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng bào xác Artemia
Các biến phân tích Tương quan Pearson
(N= 37) Năng suất 2011
Kinh nghiệm nuôi Hệ số Pearson 0,345*
Giá trị P 0,037
Lượng phân gà Hệ số Pearson 0,256
Giá trị P 0,132
Lượng cám gạo Hệ số Pearson 0,566*
Giá trị P 0,014
Lượng phân Ure Hệ số Pearson 0,024
Giá trị P 0,887
Lượng phân NPK Hệ số Pearson 0,220
Giá trị P 0,430
Lượng phân DAP Hệ số Pearson -0,125
Giá trị P 0,671
Lượng phân Lân Hệ số Pearson -0,121
Giá trị P 0,707
Mật độ thả Hệ số Pearson 0,110
Giá trị P 0,517
Chu kỳ thả Hệ số Pearson -0,244
Giá trị P 0,145
Qua kết quả điều tra còn cho thấy một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia qua các năm như sau:
Do thời tiết trong một vài năm trở lại đây biến đổi bất thường (mùa mưa kết thúc trễ và xuất hiện xen kẻ trong mùa khô) nên độ mặn vào đầu vụ nuôi thường thấp dẫn đến thời gian đi nước kéo dài. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Út và ctv. (2008) vào tháng 12 (dl) độ mặn tại các kênh khoảng 10‰. Do đó, làm hạn chế sự cấp nước vào ao nuôi và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều loại tảo không tốt cho Artemia như tảo lam, tảo sợi... thường có kích thước lớn làm Artemia không