PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N
1) Nhiệt độ không khí (°C) >22-24 >20-22 18-20 <18
2) Tổng lượng mưa năm (mm) >2000 1800-2000 >1600-
1800 <1600
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%)
<75 75-80 >80-85 >85
4) Số tháng khô hạn/năm (tháng) <3 3-4 >3-4 >4
5) Đặc điểm về đất
-Loại đất Fk, Fu, Ft,
Fđ Fj, Fs, Fp Fa, Fq Đất khác
-Độ dốc địa hình (°) <8 8-20 20-25 >25
-Độ dày tầng đất mịn (cm) >100 >100 70-100 <70
-Kết von, đá lẫn (%) CK1 CK2(CK3) CK4 CK5
-Thành phần cơ giới C d b, e a, g
6) Ngập úng Không không không Mức khác
-Cây hồ tiêu có nhiệt độ bình quân năm từ 20 độ trở lên, nếu nhiệt độ thấp hơn 18°
cây sẽ không thích nghi được và không cho năng suất. Nhiệt độ thích hợp để cây hồ tiêu cho năng suất cao nhất là từ 22-24°C
-Hồ tiêu không phải là loài cây chịu nước tuy nhiên lượng nước vẫn cần được cung cấp đủ để cây sinh trưởng trong giai đoạn phát triển của quả, nếu được tưới đầy đủ năng suất sẽ cao. Tổng lượng mưa hàng năm cần thiết >2000mm
-Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất đỏ vàng, độ pH từ 5-6,5. Nên tránh nơi đất quá xấu, đá ong hóa, tầng đất quá nông, đất quá chua và không thoát nước
-Cây hồ tiêu thường thích hợp ở những địa hình bằng, độ dốc không được vượt quá 25%. Đồng thời độ dày tầng đất mụn cũng phải lớn, tầng dày cho năng suất cao nhất phải >100cm
a) Loại đất
Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của đất. Loại đất chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối.
Các loại đất thích hợp cho phát triển cây hồ tiêu được chia thành 4 mức độ:
• Mức độ rất thích hợp (S1): Fk, Fu, Ft, Fd
• Mức độ thích hợp trung bình (S2): Fj, Fs, Fp
• Mức độ ít thích hợp (S3): Fa, Fq
• Không thích hợp (N): Các loại đất khác
Các tổ hợp đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Ký hiệu FAO-UNESCO Việt Nam FLdy Dystric Fluvisols Đất phù sa được bồi chua
Đất phù sa không được bồi thường xuyên, chua FLgl Gleyic Fluvisols Đất phù sa glây
PLdy Plinthi Distric Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng AChl Haplin Acrisols Đất xám bạc màu trên phù sa cổ ANhl Haplic Andosols Đất đen trên tuf và tro núi lửa
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan FRr Rhodic Ferrasols Đất nâu đỏ trên macma bazo và trung tính LVx Chromic Luvisols Đất đỏ nâu trên đá vôi
ACfe Ferralic Acrisols Đất đỏ vàng trên đá sét
Đất đỏ vàng trên đá macma axit Đất nâu vàng trên phù sa cổ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa ACsk Skeletic Acrisols Đất vàng nhạt trên đá cát
FRhu Humic Ferrasols Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazo trung tính FRpt Plinthic Ferrasols Đất đỏ vàng trên đá sét
GLdy Dystric Gleysols Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
b) Thành phần cơ giới
Đất ở tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ qá trình bồi tụ và biến đổi phù sa, tạo nên các vùng đất có thành phần cơ giới khác nhau. Thành phần cơ giới có mối liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh hóa của cây trồng, ảnh hưởng tới việc áp dụng các công thức luân canh khác nhau. Đồng thời thành phần cơ giới cũng ảnh hưởng đến tính thấm nước, độ xốp, lượng khí trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất.
c) Độ pH
Độ pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng đồ của ion H+ và OH- có trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không xử lý, điều chỉnh pH trước khi bón phân thì cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là lãng phí phân bón. Độ pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu là từ 5-6,5.
d) Độ dốc
Độ dốc đặc trưng cho địa hình đồi núi, tác động đến xói mòn, phá hủy môi trường, địa hình, độ dốc tương đối có ảnh hưởng khá quan trọng đến độ canh tác như làm đất, tưới tiêu, khả năng giữ nước và tính chất khác của đất…Độ dốc cũng liên quan đến việc bố trí cây trồng một cách phù hợp
Độ dốc thích hợp với cây hồ tiêu:
• Rất thích hợp (S1): <8°
• Thích hợp trung bình (S2): 8-20°
• Ít thích hợp (S3): 20-25°
• Không thích hợp (N): >25°
e) Tầng dày
Độ dày tầng đất là môi trường dự trữ chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, thể hiện khả năng phát triển sản xuất của đất đai. Liên quan đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất của cây; đặc biệt là những loại cây rau màu. Độ dày tầng mùn thích hợp nhất cho cây hồ tiêu là >100cm, tối thiểu độ dày tầng mùn phải trên 70cm
g) OM (Hàm lượng chất hữu cơ tổng số)
Hàm lượng chất hữu cơ (OM) là phần quý giá nhất của đất, là dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ. Khối lượng và tính chất của OM tác động mạnh mẽ đến các quá trình hình thành đất, quyết định đến nhiều tính chất vật lý, hóa học, sinh học và độ phì nhiêu của đất. OM ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất ở các khía cạnh: xúc tiến phong hóa sinh học đối với khoáng, hình thành phẫu diện đất, điều hóa chế độ nước, nhiệt, phát triển độ phì đất…OM không chỉ là kho thức ăn cho cây trồng, mà có điều tiết nhiều tính chất của đất theo hướng tốt, ảnh hưởng đến việc làm đất và sức sản xuất của đất