PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thái Nguyên
4.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Dự
a trên các tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Thái Nguyên và theo FAO- UNESCO kết hợp với điều tra, mô tả và phân tích cho thấy đất nông nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên được chia thành 6 nhóm bao gồm 18 đơn vị thể hiện ở bảng như sau:
Bảng Phân loại đất của tỉnh Thái Nguyên theo FAO-UNESCO
STT Tên đất Kí
hiệu Diện tích
(km2) Tỷ lệ (%)
I Đất phù sa P 137.57 11.29
1 Đất phù sa được bồi chua Pb 21.72 1.78
2 Đất phù sa không được bồi thường xuyên, chua Pc 65.30 5.36
3 Đất phù sa glây Pg 5.03 0.41
4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 0.09 0.01
5 Đất phù sa ngòi suối Py 45.43 3.77
II Đất xám bạc màu X&B 26.2 2.15
6 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 26.2 2.15
III Đất đen R 4.49 0.37
7 Đất đen trên tuf và tro núi lửa R 0.5 0.04
8 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan Rk 3.99 0.33
IV Đất đỏ vàng F 938.42 77.0
9 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo trung tính Fk 57.68 4.73
10 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 15.36 1.26
11 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 572.82 47
12 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 124.87 10.2
4
13 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 143.85 11.8
14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 20.31 1.66
15 Đất đỏ vàng do biến đổi do trồng lúa nước Fl 3.53 0.26
V Đất mùn vàng đỏ trên núi (900-1800m) H 9.89 0.81
16 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính Hk 0.69 0.06
17 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét Ha 9.2 0.75
VI Đất thung lũng D 102.45 8.4
18 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 102.45 8.4
Tổng diện tích 1219.02 100
Các loại đất chính của tỉnh Thái Nguyên gồm:
a) Nhóm đất bằng
Nhóm đất này chiếm 18,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm có các loại đất như đất phù sa được bồi chua (Pbc), đất phù sa không được bồi chua (Pb), đất phù sa glay (Pg), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất phù sa ngòi suối, đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) và đất dốc tụ (D), chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam của tỉnh.
-Đất phù sa: Có diện tích 13.757 ha chiếm 9,28% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công và sông khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 5.905ha đất phù sa được bồi hàng năm, 7.852ha đất phù sa không được bồi hàng năm. Các loại đất này phân bố chủ yếu ở Phổ Yên, TP Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Sông Công. Thái Nguyên có 1.231ha đất phù sa glay tập trung chủ yếu ở Phú Bình, 11.561ha đất phù sa ngòi suối do các con sông của tình bồi đắp nên như sông Cầu, sông Công, sông Nghinh Tường, sông Chu...Đa số đất phù sa có thành phần cơ giới là đất cát pha và thịt nhẹ. -Đất bạc màu: Có diện tích 2.620ha chiếm 1,84% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện phía Nam của tỉnh. Đất bạc màu có thành phần cơ giới là cát pha và thịt nhẹ, tầng mùn mỏng, độ phì kém, hiện nay bước đầu đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
b) Nhóm đất vùng đồi núi:
Nhóm đất này chiếm 76,47% diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm các loại đất chính như: đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha), đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính (Fk), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)
-Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất 57.282ha chiếm 47,75% của tỉnh, phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt năng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-25° rất thích hợp với phát triển cây chè và cây ăn quả.
-Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Có diện tích 12487ha chiếm 8,64% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Loại đất này phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ dốc dưới 25°, diện tích có độ dốc trên 25° chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng mặt thường có màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua.
-Đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính (Fk): Có diện tích 5.768ha chiếm 4,34% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung ở Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương.
Loại đất này chứa nhiều sắt, mangan, khi gặp nóng ẩm dễ phong hóa, phần trên đỉnh dễ kết von. Đây là loại đất tốt, có khoảng 63% có độ dốc từ 8° đến 25°, có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp và nông – lâm kết hợp
-Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 2.031ha chiếm 3,53% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất phân bố tập trung ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ. Đất thường có độ dốc thấp, 58% diện tích có độ dốc <8° rất thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương...)
-Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Có diện tích 1.536ha chiếm 1,26% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung, đây là loại đất tốt, nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hòa bazo khá, ít chua. Trên loại đất này có khoảng 70% diện tích có độ dốc dưới 20° thích hợp với sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông-lâm kết hợp
-Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 920ha, chiếm 0,72% diện tích tự nhiên của tỉnh. Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao 700m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi.. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc trên 35°. Tầng đất dày từ 0,6-1,2m; thành phần cơ giới trung bình-nhẹ. Đất có hà lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lên, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc nên dễ bị xói mòn
-Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Có diện tích là 353ha chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của tỉnh. Loại đất này phân bố ở độ dốc 0-8°, ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện của tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trông ngắn ngày khác.
-Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk): Có diện tích rất nhỏ 399ha, chiếm 5,38% diện tích tự nhiên của tỉnh
Nghiên cứu đặc điểm của các khu vực đất trống đồi trọc chưa sử dụng của tỉnh cho thấy, 65% là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất và khoảng 15% là đất vàng nhạt trên đá cát. Như vậy, đất trống, đồi núi trọc của tỉnh chủ yếu phân bố trên nền đá mẹ phiến thạch sét, biến chất, phún xuất axit, là những loại đất thích hợp cho các cây dài ngày trong nông, lâm nghiệp phát triển tốt.