Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng sinh trưởng, năng suất của giống lúa khang dân 18 và khang dân đột biến ở Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến sinh trưởng của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn

3.1.2. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn

Công thức

Tổng số nhánh (nhánh)

Số nhánh Hữu hiệu

(nhánh) Tỷ lệ % Giống Phương thức cấy

Khang dân 18

20 x 15 cm(đ/c) 8,7 5,7 65,8

5 hàng lúa bỏ 1 hàng 9,6 6,9 71,7

4 hàng lúa bỏ 1 hàng 9,4 6,9 72,7

3 hàng lúa bỏ 1 hàng 10,2 7,0 68,6

Trung bình 9,5 6,2 69,7

Khang dân đột

biến

20 x 15 cm(đ/c) 9,7 7,3 74,8

5 hàng lúa bỏ 1 hàng 9,7 7,2 74,8

4 hàng lúa bỏ 1 hàng 11,6 9,1 78,4

3 hàng lúa bỏ 1 hàng 11,0 8,5 77,3

Trung bình 10,5 8,0 76,3

P

Giống <0,05 <0,05 -

Phương thức cấy <0,05 <0,05 -

Giống*phương thức cấy <0,05 <0,05 -

LSD0,05

Giống 0,36 0,35 -

Phương thức cấy 0,51 0,49 -

Giống*phương thức cấy 0,72 0,70 -

CV% 4,2 5,5 -

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất

sau này. Song khả năng đẻ nhánh của cây lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác. Sau quá trình bén rễ hồi xanh cây lúa bước vào quá trình đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc rất nhiều vào mật độ cấy. Mật độ cấy lớn khả năng đẻ nhánh kém hơn do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng (Đinh Văn Lữ, 1978)[14]. Kết quả ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn được trình bày trong bảng 3.2:

- Tổng số nhánh:

Qua kết quả theo dõi ta thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến số nhánh của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)

Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến số nhánh (Ptương tác<0,05)

Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến số nhánh (PCông thức <0,05). Khi cấy giống Khang dân 18 có tổng số nhánh thấp hơn so với cấy giống Khang dân đột biến, cụ thể:

Với Khang dân 18 khi cấy 5 và 3 hàng bỏ 1 có tổng số nhánh tương đương nhau và đạt cao nhất (đạt 9,6 và 10,2 nhánh) cao hơn hẳn đối chứng từ 0,9 - 1,5 nhánh, tiếp đến cấy 4 hàng bỏ 1 (đạt 9,4 nhánh) cao hơn đối chứng 0,7 nhánh.

Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có tổng số nhánh tương đương nhau cao nhất (đạt 11,6 và 11,0 nhánh) và cao hơn hẳn đối

chứng từ 1,3 - 1,9 nhánh, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng có tổng số nhánh tương đương đối chứng (đạt 9,7 nhánh).

- Số nhánh hữu hiệu:

Qua kết quả theo dõi ta thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến số nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)

Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến số nhánh hữu hiệu (Ptương tác<0,05)

Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến số nhánh hữu hiệu(PCông thức <0,05). Với Khang dân 18 cấy theo hiệu ứng hàng biên có số nhánh hữu hiệu thấp hơn hẳn so với giống lúa Khang dân đột biến. Trong đó khi cấy 5, 4 và 3 hàng bỏ 1 có số nhánh hữu hiệu tương đương nhau (đạt 6,9 - 7,0 nhánh) cao hơn hẳn đối chứng từ 1,2 - 1,3 nhánh.

Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có số nhánh hữu hiệu thương đương nhau cao nhất (đạt 9,1 và 8,5 nhánh) và hơn hẳn đối chứng từ 1,2 - 1,8 nhánh, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng có tổng số nhánh tương đương đối chứng (đạt 7,2 nhánh).

Như vậy khi cấy giống lúa Khang dân đột biến với phương thức cấy 4 hàng lúa bỏ 1 hàng cho khả năng đẻ nhánh cao, có số nhánh hữu hiệu cao hơn giống lúa Khang dân 18.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng sinh trưởng, năng suất của giống lúa khang dân 18 và khang dân đột biến ở Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)