CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến sinh trưởng của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
3.1.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến trọng lượng rễ, thân, lá của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến trọng lượng rễ, thân, lá của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
Công thức
Rễ (gam)
Thân (gam)
Lá (gam)
Tỉ lệ Rễ/thân
lá(%) Giống Phương thức cấy
Khang dân 18
20 x 15 cm(đ/c) 4,6 28,1 17,1 10,2
5 hàng lúa bỏ 1 hàng 4,8 30,0 19,6 9,6 4 hàng lúa bỏ 1 hàng 4,9 29,9 20,3 9,8 3 hàng lúa bỏ 1 hàng 4,9 29,3 18,7 10,1
Trung bình 4,8 29,3 18,9 9,9
Khang dân đột
biến
20 x 15 cm(đ/c) 4,5 30,9 17,9 9,2
5 hàng lúa bỏ 1 hàng 4,7 29,8 19,5 9,4 4 hàng lúa bỏ 1 hàng 5,3 32,1 22,1 9,8 3 hàng lúa bỏ 1 hàng 4,9 29,2 21,1 9,9
Trung bình 4,6 30,5 20,6 9,6
P
Giống <0,05 <0,05 <0,05 - Phương thức cấy <0,05 <0,05 <0,05 - Giống*phương thức cấy <0,05 <0,05 <0,05 -
LSD0,05
Giống 0,52 0,63 0,53 -
Phương thức cấy 0,74 0,89 0,75 -
Giống*phương thức cấy 0,10 1,26 1,06 -
CV% 1,2 2,4 3,1 -
Qua bảng 3.3 cho thấy ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến trọng lượng rễ, thân, lá của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc
Kạn. Ảnh hưởng tương tác giữa nhân tố giống và phương thức cấy đến đến trọng lượng rễ, thân, lá của hai giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến, P tương tác. Điều này có nghĩa ảnh hưởng của phương thức cấy phụ thuộc vào giống. Cụ thể như sau:
- Trọng lượng rễ:
+ Qua kết quả theo dõi ta thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến trọng lượng rễ của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)
+ Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến trọng lượng rễ của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
+ Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến trọng lượng rễ (Ptương tác<0,05)
+ Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến trọng lượng rễ (PCT<0,05). Với Khang dân 18 cấy theo hiệu ứng hàng biên có trọng lượng rễ cao hơn giống lúa Khang dân đột biến.
Trong đó khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có trọng lượng rễ tương đương nhau (đạt 4,9 gam) cao hơn hẳn đối chứng 0,3 gam, tiếp đến cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 4,8 gam) cao hơn đối chứng 0,2 gam.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 có trọng lượng rễ cao nhất (đạt 5,3 gam) cao hơn hẳn đối chứng 0,8 gam, tiếp đến cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 4,9 gam) cao hơn đối chứng 0,4 gam, tiếp đến cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 4,7 gam) cao hơn đối chứng 0,2 gam.
- Thân: Sự phát triển của thân lúa liên quan mật thiết đến sự phát triển của lá lúa. Khi cấy theo hiệu ứng hàng biên thì giống lúa Khang dân 18 có trọng lượng thân thấp hơn so với giống Khang dân đột biến.
+ Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến trọng lượng thân lúa của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)
+ Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến trọng lượng thân lúa của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
+ Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến trọng lượng thân lúa (Ptương tác<0,05)
+ Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến trọng lượng thân lúa (Pcôngthức<0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 5 và 4 hàng bỏ 1 có trọng lượng thân tương đương nhau (đạt 30,0 và 29,9 gam) cao hơn hẳn đối chứng từ 1,8 - 1,9 gam, còn cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 29,3 gam) tương đương với đối chứng.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 có trọng lượng thân cao nhất (đạt 32,1 gam) cao hơn hẳn đối chứng 1,2 gam, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 29,8 gam) tương đương với đối chứng, thấp nhất cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 29,2 gam) thấp hơn đối chứng 1,7 gam.
- Lá: Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp.
Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.
+ Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến trọng lượng lá lúa của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)
+ Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến trọng lượng lá lúa của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
+ Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến trọng lượng lá lúa (Ptương tác<0,05)
+ Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến trọng lượng lá lúa (Pcôngthức<0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 5 và 4 hàng bỏ 1 có trọng lượng lá tương đương nhau cao nhất (đạt
19,6 và 20,3 gam) cao hơn đối chứng từ 2,5 - 3,2 gam, tiếp đến cấy 3 hàng bỏ 1 hàng ( đạt 18,7 gam) cao hơn đối chứng 1,6 gam.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có trọng lượng lá tương đương nhau cao nhất (đạt 22,1 và 21,1 gam) cao hơn hẳn đối chứng từ 3,2 - 4,2 gam, tiếp đến cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 19,5 gam) cao hơn đối chứng 1,6 gam.
Như vậy, giống lúa Khang dân 18 có trọng lượng lá thấp hơn so với giống Khang dân đột biến.
Qua nhận xét trên có thể thấy được giống lúa Khang dân 18 có trọng lượng rễ và Tỉ lệ Rễ/thân lá cao hơn so với Khang dân đột biến, trọng lượng thân và lá lại thấp hơn giống Khang dân đột biến.