CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ, nó còn là cơ sở giao tiếp và lĩnh hội tri thức của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non cũng như các cấp học sau này. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ. Để trẻ có thể hòa nhập với mọi người xung quanh thì cần phải có vốn từ phong phú, vì nhờ có vốn từ mà ngôn ngữ mạch lạc của trẻ cũng sẽ được phát triển. Vì vậy, việc phát triển vốn từ cho trẻ rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Trò chơi học tập là một dạng trò chơi có luật, giúp tăng hứng thú cho trẻ khi chơi. Và trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức của trẻ. Và dạng trò chơi học tập bằng lời cũng giúp cho vốn từ của trẻ phát triển rất tốt. Do đó, việc thiết kế các trò chơi học tập giúp trẻ phát triển vốn từ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, khả năng nói và hiểu từ của trẻ sẽ tăng cao và hiệu quả hơn.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên, việc tổ chức trò chơi phát triển vốn từ chưa được chú trọng thành một hoạt động cụ thể. Phát triển vốn từ cho trẻ diễn ra ngẫu nhiên trong quá trình tiếp xúc giữa cô và trẻ trong sinh hoạt hằng ngày, nếu trẻ dùng không đúng từ cô có thể sẽ không biết và không được sửa lại chính xác, hoặc khi tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cũng chỉ là một hoạt động nhỏ, một hoạt động để mở đầu cho giờ học có chủ đích của trẻ.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và quan sát thực tế, tôi tiến hành thiết kế một số trò chơi học tập bằng lời và kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Trong mỗi trò chơi học tập bao gồm các phần: Mục đích - Chuẩn bị - Luật chơi - Cách tiến hành
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành thử nghiệm một số trò chơi mà chúng tôi đã thiết kế để biết được tính khả thi và kết quả trẻ sẽ đạt được gì thông qua trò chơi đó. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tất cả trẻ đều hứng thú với trò chơi học tập bằng lời và kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, vốn từ của trẻ tăng cao, ngoài các vốn từ mà chúng tôi đề ra trong mục đích trò chơi, trẻ còn phát triển được các vốn từ khác rất là phong phú. Mặt khác, nhờ trò chơi đi kèm với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin nên làm cho trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia cùng cô và bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự đánh giá cao của giáo viên khi xem trò chơi học tập bằng lời và kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Điều đó chứng tỏ tính khả thi của các trò chơi khá tốt. Thông qua tiểu luận này, tôi hi vọng những trò chơi học tập do chúng tôi thiết kế cũng một phần nào đó có thể giúp giáo viên phát triển vốn từ cho trẻ, và các trò chơi học tập kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các giáo viên có thêm ý tưởng mới để làm ra được nhiều trò chơi hơn nữa, một phần đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hiện nay, một phần giúp tăng hứng thú của trẻ. Nhờ đó, vốn từ của trẻ nói riêng và ngôn ngữ của trẻ nói chung sẽ được phát triển tốt hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
Ở các lớp nên tổ chức nhiều hoạt động tích hợp hay trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Vì thời gian diễn ra hoạt động giúp trẻ phát triển vốn từ còn khá hạn chế và mục đích phát triển cũng chưa nêu một cách rõ ràng. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ có thể do giáo viên hướng dẫn thông qua các trò chơi học tập phát triển vốn từ, hoặc được tích hợp trong các hoạt động học của các môn học khác, hoặc thông qua các cốt
truyện, phim ngắn để có thể giúp trẻ phát triển vốn từ cũng như ngôn ngữ mạch lạc…
Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế trò chơi học tập kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ với 85 nhau, làm phong phú thêm kho trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường.
Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức các chuyên đề giúp giáo viên tìm hiểu về các ứng dụng công nghệ thông tin, để giáo viên có thể nắm được các kỹ năng thao tác như: cắt/ ghép phim, chỉnh sửa hình ảnh, tạo ảnh động, làm phim ngắn…
để có thể làm phong phú hơn khi thiết kế một trò chơi, từ đó sẽ phát huy được tính sáng tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy.
Nhà trường kết hợp với phụ huynh để hỗ trợ cho công tác phát triển vốn từ của trẻ, bằng cách: giáo viên có thể dán thông báo về nội dung phát triển vốn từ trong một chủ đề cụ thể ở bảng thông tin, để phụ huynh có thể theo dõi và bám sát hơn về vốn từ mà giáo viên muốn phát triển cho trẻ. Khuyến khích phụ huynh trò chuyện nhiều hơn với trẻ về các từ có trong nội dung của bảng thông tin khi trẻ ở nhà.