CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.4. Cơ chế diệt cỏ của thuốc trừ cỏ
- Ức chế quá trình quang hợp.
- Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid)
- Ức chế phân chia tế bào, phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm.
- Ức chế tổng hợp Vitamin.
- Ức chế tổng hợp Lipid.
- Ức chế tổng hợp Acid amin
1.1.55..55.. PPhhưươơnngg tthứhứcc ttáácc đđộộnngg ccủủaa tthhuuốốcc ttrừrừ ccỏỏ
- Tiếp xúc được với bộ phận cây có khả năng hấp thu nước.
- Xâm nhập vào mô cây.
- Di chuyến đến vị trí tác động trong cây với nồng độ đủ cao.
- Gây độc trên các tiến trình sống của cây.
1.5.6. Phân loại nhóm độc:
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Nhóm độc
Chữ đen
Hình tượng
Vạch màu
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng I Rất độc Đầu lâu xương
chéo
Đỏ ≤50 ≤200 ≤100 ≤400
II Độc cao Chữ thập chéo trong hình thoi
vuông
Vàng >50-500 >200- 2000
>100- 1000
>400-4000
III Nguy hiểm
Đường chéo hình thoi vuông
không liền nét
Xanh nước biển
>500- 2000
>2000- 3000
>1000 >4000
IV Cẩn thận Không biểu tượng
Xanh lá cây
>2000 >3000 >1000 >4000
1.6. MỘT SỐ GỐC THUỐC THƯỜNG SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN AN GIANG Pretilachlor
Mã ISO: ISO 1750.
Tên IUPAC: 2-chloro-2′,6′-diethyl-N-(2-propoxyethyl) acetanilide.
Tên CAS: 2-chloro-N-(2,6-diethylphenyl)-N-(2-propoxyethyl) acetamide.
Công thức hóa học: C17H26ClNO2.
Khối lượng phân tử: 311,84684 g/mol.
Cấu trúc hóa học:
Nhóm thuốc: cloroaxetamit
Đặc tính lý học: Dạng lỏng, không màu. Nhiệt độ nóng chảy 1350C/0,001 mmHg. Áp suất hơi 0,133mPa (20oC). Tan trong nước 50mg/l (20oC); dễ tan trong bezen, hexan, methanol, doclometan. Phân hủy chậm không bị thủy phân.
Phương thức tác động và sử dụng: kìm hãm phân chia tế bào. Thuốc trừ cỏ cá tác động chọn lọc, dịch chuyển nhanh lên phía trên qua trụ dưới lá mầm, trụ gian lá mầm, lá bao mầm và phần nào giữ lại ở mầm rễ. Trừ được nhiều loài cỏ lá rộng, cói lác và cỏ lá hẹp hằng năm trên ruộng lúa. Dùng đơn không hỗn hợp với chất an toàn dễ gây hại cho lúa gieo thẳng
Độ độc với động vật có vú: Nhóm độc III. Trong cơ thể động vật có sự thay thế nguyên tử pretilachlor bằng glutathione.
Cyhalofop-butyl
Mã ISO: modified ISO 1750.
Tên IUPAC: butyl (R)-2-[4-(4-cyano-2-fluorophenoxy) phenoxy]propionate.
Tên CAS: butyl (2R)-2-[4-(4-cyano-2-fluorophenoxy) phenoxy]propanoate.
Công thức hóa học: C20H20FNO4.
Ghi chú: hóa chất này là dẫn xuất của Cyhalofop [122008-78-0].
Cấu trúc hóa học:
Đặc tính lý học: dạng kết tinh màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy 500C. Điểm sôi bị phân hủy >2700C. Áp suất hơi 1,2 x 10-3 mPa (ở 200C). Tan trong nước 0,7 (pH7, 200C) và 549 ppm (pH9, ở 250C). Tan trong xylen, axeton. Độ bền ở pH4, bị phân hủy chậm ở pH7. Bị phân hủy nhanh ở pH 1, 2 hay 9.
Phương thức tác động và sử dụng: Kìm hãm hoạt động của acrtyl CoA carboxylase. Tính chọn lọc phụ thuộc sử dụng chuyển hóa khác nhau trong lúa và cỏ. Thuốc được khuyến cáo để trừ cỏ hòa bản.
Độ độc với động vật có vú: nhóm độc II. Trong cây tính chống chịu của lúa phụ thuộc tốc độ chuyển hóa nhanh thành diaxit trơ (DT50<10 giờ ở 300C) và sự hình thành chất không phân cực khác. Trong đất bị chuyển hóa nhanh cả trên đất cạn và ngập nước.
Butachlor
Mã ISO: ISO 1750.
Tên IUPAC: N-butoxymethyl-2-chloro-2′,6′-diethylacetanilide.
Tên CAS: N-(butoxymethyl)-2-chloro-N-(2,6-diethylphenyl)acetamide.
Công thức hóa học: C17H26ClNO2
Khối lượng phân tử: 311,84684 g/mol.
Cấu trúc hóa học:
Đặc tính lý học: Dạng lỏng vàng nhạt đến đỏ tía, có mùi hơi ngọt. Nhiệt độ nóng chảy -2,8 đến 1,70C. Điểm sôi 1560C/0,5mmHg. Áp suất hơi 2,4 x 10-1 mPa (250C). Tan trong nước 20mg/l (ở 200C). Tan trong hầu hất các dung môi hữu cơ: etanol, axeton, benzen. Bị phân hủy ≥ 1650C. Bền với ánh sáng và nhiệt độ ≤ 450C.
Phương thức tác động và sử dụng: kìm hãm sinh tổng hợp protein, từ đó ức chế sự phân chia tế bào. Thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, hậu nẩy mầm; hấp thụ chủ yếu qua mầm rễ, vận chuyển trong cây và tập trung ở phần sinh trưởng nhiều hơn phần sinh sản. Hiệu lực của thuốc phụ thuộc vào tình hình nước sau xử lý.
Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ cỏ khác.
Độ độc với động vật có vú: Nhóm độc III, gây khối u cho chuột nhưng không gây hại chuột nhắt. Trong động vật: bị chuyển hóa và thải ra ngoài mạnh. Trong cây: chuyển hóa nhanh trong cây và sản phẩm cuối cùng là các chất vô cơ.
Trong đất: bị vi sinh vật phân hủy mạnh
2,4 D
Mã ISO 1750.
Tên IUPAC: (2,4-dichlorophenoxy) acetic acid.
Tên CAS: 2-(2,4-dichlorophenoxy) acetic acid.
Số CAS: 94-75-7.
Công thức hóa học: C8H6Cl2O3.
Cấu trúc hóa học:
Nhóm thuốc: axit aryloxyalkanoic.
Đặc tính lý học: Dạng bột, không màu. Nhiệt độ nóng chảy 140,50C. Áp suất hơi 1,1 x 10-2 mPa (ở 200C). Tan trong nước 311mg/l (pH1, 250C). Tan trong etanol 1250, xylen 5,8, toluen 6,7g/l (ở 200C). 2,4-D là axit mạnh, tạo muối kim loại kiềm và amin tan trong nước. Trong nước cứng, muối canxi và mangan kết tủa.
Phương thức tác động và sử dụng: thuốc trừ cỏ nội hấp chọn lọc. Các loại muối được rễ hấp thụ, trong khi các ester lại được lá hấp thụ. Vận chuyển trong cây và tích lũy ở vùng phân sinh của rễ và mầm. Tác động như một chất kìm hãm sinh trưởng. Dùng sau nảy mầm để trừ cỏ hàng năm và lưu niên lá rộng. Độ độc thực vật có thể gây độc cho hầu hết cây trồng lá rộng.
Độ độc với động vật có vú: nhóm độc III. Trong động vật bị thải ra ngoài nhanh trong 12 giờ ở dạng không đổi. Trong cây quá trình chuyển hóa trong cây gồm thủy phân, khử cacboxyl, tách các mạch axit ở bên và mở các vòng. Trong đất bị vi sinh vật phân hủy mạnh qua sự thủy phân, khử cacboxyl, tách các mạch axit ở bên và mở các vòng. DT50 trong đất <7 ngày.
Propanil
Mã ISO: ISO 1750.
Tên IUPAC: 3′,4′-dichloropropionanilide.
Tên CAS: N-(3,4-dichlorophenyl)propanamide.
Số CAS: 709-98-8.
Công thức hóa học: C9H9Cl2NO
Cấu trúc hóa học:
Nhóm thuốc: anilit
Đặc tính lý học: Tinh thể không màu, không mùi. Nhiệt độ nóng chảy 91,5oC.
Áp suất hơi 0,02mPa (20oC). Tan trong nước 130mg/l (200C)… Bị phân hủy trong axit và kiềm mạnh, bền trong điều kiện bình thường. Trong nước bị ánh sáng mặt trời phân hủy nhanh (DT50 12-13 giờ).
Phương thức tác động và sử dụng: kìm hãm sự vận chuyển trong quá trình quang hợp, thuốc trừ cỏ chọn lọc có thời gian hữu hiệu ngắn, thuốc trừ cỏ tiếp xúc, sau nẩy mầm, dùng trừ cỏ lá rộng và lá hẹp. Có thể gây độc cho nhiều cây trồng lá rộng, kể cả lúa nếu trước khi phun trong vòng 1 tuần rắc thuốc nhóm lân hữu cơ và cacbamat.
Độ độc đối với động vật có vú: Nhóm độc III. Trong động vật: bị men axylamidaza thủy phân thành 3,4 dicloanilin. Trong cây lúa: propanyl bị men aryl axylamidaza phân hủy thành 3,4-dicloanilin axit propionic. Trong đất bị vi sinh vật phân hủy nhanh tạo thành dẫn xuất anilin.
1.7. MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI AN GIANG 1.7.1. Sofit 300EC
Hoạt chất: Pretilachlor + chất an toàn Qui cách: 50ml, 100ml, 250ml, 500ml Độ độc: Nhóm III
Công ty phân phối: Syngenta
Cơ chế tác động: Tác động ức chế quá trình mọc mầm của hạt cỏ, diệt cỏ sớm từ đầu.
Công dụng: Đặc trị cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, chác lác và nhiều loại cỏ khác như mác bao, xà bông,…
Hình 1.10 Sofit
Phun sớm (từ 0-4 ngày sau khi sạ mộng) còn diệt được lúa cỏ, lúa nền (lúa rài) trong đất.
Hướng dẫn sử dụng
+Liều lượng: 1 lít/ha. Pha 25 – 30ml/bình 8 lít. Phun 40-50bình/ha.
+Thời gian sử dụng: Phun 0-4 ngày sau khi sạ.
Một số loại thuốc cùng hoạt chất của các công ty khác: Prefit, Tung-rice, Acofit, Jiafit,…
1.7.2. Wind-Up 360EC
Hoạt chất: Pretilachlor 360g/l + chất an toàn Fenclorim 150g/l Qui cách: Chai 500ml
Độ độc: III.
Công ty phân phối: Tân Thành
Công dụng: Wind-up 360EC là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm và hậu nẩy mầm sớm. Tiêu diệt triệt để nhiều loại cỏ trên ruộng lúa: Lồng vực, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, cỏ lá rộng, cỏ nước mặn…
Hướng dẫn sử dụng:
+ Liều dùng (lít/ha):1,0 – 1,2.
+Thời điểm xử lý: Từ 0 – 4 ngày sau sạ.
* Một số sản phẩm cùng hoạt chất của các công ty khác: Prefit 300ED, Jiafit 30EC, Acofit 300EC, Chani 300EC, Tung-rice 300EC,…
1.7.3. Turbo 89OD
Hoạt chất: Fenoxaprop-P-Ethyl………69g/lít Ethoxysulfuron………20g/lít Chất an toàn
Qui cách: 100ml Độ độc: nhóm IV.
Hình 1.11 Windup
Hình 1.12 Turbo
Công ty phân phối: BayerCông dụng: Diệt trừ sạch cỏ-lúa nở bụi to. Là loại thuốc cỏ phổ rộng, diệt sạch cùng lúc 3 nhóm cỏ trên ruộng lúa: cỏ hòa bản (cỏ đuôi phụng, cỏ gạo, cỏ chỉ…), cỏ lác chác (cháo, u du, lác rận…..) và cỏ lá rộng ( rau mác, rau mương, cỏ vảy ốc, rau bợ…).
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng
Pha 20cc/bình 16 lít, phun 2 bình/công (1000m2) +Vụ Hè Thu: 08-10 ngày sau sạ
+Vụ Đông Xuân: 10-12 ngày sau sạ Pha 25cc/bình 16 lít, phun 2 bình/công (1000m2)
+Vụ Hè Thu:11-12 ngày sau sạ
+Vụ Đông Xuân: 13-15 ngày sau sạ (không phun thuốc trước thời điểm 10 ngày sau sạ).
1.7.4. Pyanchor 3EC
Tên hoạt chất: Pyribenzoxim
Đặc điểm: thuốc dạng nhũ dầu chứa 3% hoạt chất, màu vàng nhạt không mùi.
Độ độc: III.
Công ty phân phối: Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn.
Chuyên trừ cỏ cho ruộng lúa, tác động chọn lọc, an toàn với cây lúa. Diệt cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm, sau khi cỏ đã mọc còn nhỏ (cỏ có từ 1-4 lá). Thuốc xâm nhập vào cây cỏ chủ yếu qua lá. Vào trong cỏ thuốc ức chế tổng hợp một số aminoacide cần thiết làm cây cỏ ngừng sinh trưởng và chết.
Diệt được nhiều loại cỏ thuộc nhóm cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng như cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ mồm, chác, cháo, năn, cỏ bợ, rau mác bao, cỏ xà bông, cỏ mực, rau dừa nước,…
Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng >5000mg/kg, ít độc với người, gia súc và cá.
Hướng dẫn sử dụng
+ Thời gian phun: 8-20 ngày sau sạ, cấy
+ Loại cỏ: Lồng vực, cháo, chác, cỏ bợ, rau mương, cây xà bông…
+ Liều lượng: 0,8l/ha, pha 20cc/bình 8l nước.
Hình 1.13 Pyanchor
Lượng phun 4 bình 8l cho 1000 m2, phun đủ lượng và phun kỹ để đảm bảo thuốc tiếp xúc đều với cỏ.
1.7.5. Push 330EC
Hoạt chất : Cyhalofop-butyl…. 300g/l Ethoxysulfuron….. 30g/l Qui cách : Chai 240ml và 100ml Độ độc: IV.
Công ty phân phối: Tân Thành
Công dụng: Push 330EC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, tác động lưu dẫn. Đặc trị cỏ lồng vực (cỏ gạo), cỏ đuôi phụng, cỏ lá rộng.
Hướng dẫn sử dụng: Trừ cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ lá rộng trên ruộng lúa.
+ Liều dùng: 15ml/bình 16l
+ Thời điểm xử lý: 5-15 ngày sau sạ 1.7.6.Clincher 10EC
Hoạt chất : Cyhalofop-butyl Qui cách : Chai 100 ml và 250 ml Độ độc: Nhóm độc IV.
Công ty phân phối Dow AgroSciences B.V
Cơ chế tác động: Thuốc được cỏ hấp thụ rất nhanh qua lá. Do đó, sau khi phun thuốc 1 giờ gặp mưa vẫn không giảm hiệu lực trừ cỏ.
Công dụng:
+ Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, có khoảng thời gian phun xịt rộng: 7-20 ngày sau sạ.
+ Thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng vụ kế tiếp và cây trồng xung quanh.
+ Thuốc trừ hầu hết các loại cỏ hòa bản trong ruộng lúa sạ như: Cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ nước mặn… Đặc biệt Clincher 10EC là thuốc đặc trị cỏ đuôi phụng hay còn gọi là cỏ lông công, cỏ bông cám.
Hướng dẫn sử dụng:
Hình 1.14 Push
Hình 1.15 Clincher
+ Liều lượng:
Phun 0,6 lít/ha (15cc/bình 8 lít)
Phun 0,8 lít/ha (20cc/bình 8 lít)
Phun 25-30cc/bình 8 lít: Phun dặm + Thời gian sử dụng:
Từ 7-14 ngày sau sạ (Cỏ 2-3 lá)
Từ 15-20 ngày sau sạ (Cỏ 4-5 lá)
Phun những điểm còn sót cỏ trên ruộng đã phun các loại thuốc khác 1.7.7. O.K 683DD
Hoạt chất: 2,4 D Qui cách: Chai 480ml Độ độc: Nhóm độc II .
Công ty phân phối: vật tư Bảo Vệ Thực Vật II
Cơ chế tác động: Kích thích sự phát triển qúa mức của tế bào, ức chế quá trình quang hợp, làm thay đổi đột ngột cường độ hô hấp, ngọn cỏ bị cong queo, lá bị uốn vặn, thân giòn nứt làm cho cây cỏ chết.
Công dụng: Thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, hậu nảy mầm.
Chủ yếu diệt trừ các loài cỏ năn lác và cỏ lá rộng như cỏ cháo, cỏ chác, cỏ năn, cỏ cú (cỏ gấu), cỏ mực, cỏ xà bông, mác bao, cỏ bợ, dền gai, rau sam, cỏ mực…trên ruộng lúa, mía, bắp, các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng:
+Liều lượng: Ruộng lúa: 0,8 - 1,0lít/ha (20-25ml/bình 8lít)
+Thời gian sử dụng: Phun 15-20 ngày sau sạ hoặc 7-10 ngày sau cấy.
Khi phun chân ruộng phải có nước 2-3cm và giữ nước lại 3-4 ngày.
Một số sản phẩm cùng hoạt chất của các công ty khác: Vi 2,4 D 80BTN, Anco 720DD, Quick 720DD, Baton 960WSP, CO 2,4D 80WP, 500DD, 600DD, 720DD,…
Hình 1.16 OK
1.7.8. Echo 60EC
Hoạt chất: Butachlor
Qui cách: Chai 100ml và 500ml Độ độc: Nhóm độc III.
Công ty phân phối: Monsnto Thailand Ltd
Cơ chế tác động: Thuốc có tính nội hấp, có tính chọn lọc cao, thuốc tác động với cỏ ở giai đoạn trước khi nảy mầm.
Công dụng:
+Trừ được các loài cỏ như: cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ lác, cỏ chác, cỏ năng và một số loại cỏ lá rộng như cỏ xà bông, rau mác…
+Echo 60EC được sử dụng để trừ cỏ cho ruộng lúa sạ, lúa sạ ngầm.
Hướng dẫn sử dụng :
+Liều lượng Pha 25cc/bình 8 lít:
Phun 4 bình 8 lít/1 công nam bộ (1000m2)
Phun 2 bình 8 lít/1 sào trung bộ (500m2)
Phun 1,5 bình 8 lít/1 sào bắc bộ (360m2) +Thời gian sử dụng
Lúa sạ: 1-4 ngày sau sạ, khi thời tiết nắng nóng, thời điểm phun tốt nhất từ 1-2 ngày sau sạ.
Lúa sạ ngầm: 5-10 ngày sau sạ, tháo nước ra, sau đó tiến hành phun thuốc khi cỏ chưa mọc.
1.7.9. Vibuta 62ND và 5H
Tên thông thường: Butachlor
Tên hóa học: N-(butoxymethyl )- 2 – chloro-2’- 6’ -dimethyl- acetanilide.
Công ty phân phối: thuốc sát trùng Việt Nam.
Đặc điểm:
+ Vibuta là tên thương phẩm của thuốc trừ cỏ cho lúa của công ty thuốc sát trùng Việt Nam Vibuta 62ND dạng nhũ dầu chứa 62% hoạt chất và 5H dạng hạt chứa 5% hoạt chất.
Hình 1.17 Echo
Hình 1.18 Vibuta
+ Vibuta có cách sử dụng tiện lợi có thể áp dụng cho nhiều chế độ canh tác khác nhau.
+ Vibuta, thuốc trừ cỏ cho lúa có tính chọn lọc, tác dụng ở giai đoạn tiền nảy mầm. Phòng trừ hữu hiệu các loại cỏ hại chính yếu trên ruộng lúa: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác, rau mác bao, rau bợ,… mà không cần dùng thêm một loại thuốc trừ cỏ nào khác.
Độc tính:
Thuốc ít độc cho người (nhóm độc III), độc cho cá. LD50 qua đường miệng chuột là 3.300mg/kg (dạng nhủ dầu) và lớn hơn 10.000mg/kg (dạng hạt).
Cách dùng: Vibuta dùng cho lúa sạ và cấy vào thời điểm:
+ Trước sạ hoặc cấy 3 ngày
+ Sau khi sạ 5-7 ngày, lúc cấy lúa có 1,5-2 lá.
+ Sau khi cấy 3-5 ngày.
Lượng dùng 0,8- 1 lít thuốc cho 1 ha loại Vibuta 62ND. Pha 20-25 lít thuốc cho bình 8 lít, phun 4 bình cho 1 công ruộng (1000m2) và 25-30 kg/ha loại Vibuta 5H.
* Một số sản phẩm cùng hoạt chất của các công ty khác: Taco 600EC, Tico 60EC, Meco 60EC, Michelle 5G, 32ND, 62ND, Dibuta 60EC, Butan 60EC, Butavi 60EC,…
1.7.10. Clipper 240SC - Clipper 25OD
Hoạt chất: Penoxsulam
Qui cách: Clipper 240SC: Chai 15ml
Clipper 25OD: Gói 12,5ml; chai 100ml và 250ml Độ độc: Nhóm độc IV.
Công ty phân phối: Dow AgroSciences B.V
Cơ chế tác động: Thuốc có tính nội hấp và di chuyển theo 2 chiều lên - xuống, hấp thụ nhanh chóng chủ yếu qua bộ lá và rễ, một phần qua thân, cành. Thuốc tác động ức chế phân chia tế bào, phân hủy đỉnh sinh trưởng, cỏ chết hoàn toàn sau 2 tuần.
Công dụng:
+ Thuốc có tác dụng tiền nảy mầm, hậu nảy mầm sớm, có tính chọn lọc cao, dễ sử dụng, rất an toàn cho lúa.
+ Thời gian sử dụng rất rộng: 4 -18 ngày cho lúa sạ (tốt nhất 4-15 ngày sau sạ) và 7-18 ngày cho lúa cấy, giúp chủ động quản lý nước, quản lý ốc bươu vàng.
Hình 1.19 Clipper
+ Diệt trừ hiệu quả hầu hết các loại cỏ phổ biến trong ruộng lúa như cỏ lồng vực (cỏ gạo), chác lác, lá rộng.
+ Đối với cỏ đuôi phụng, cỏ ức chế 20-40% sinh khối. Trường hợp sử dụng thuốc sớm kết hợp quản lý nước ruộng tốt, hiệu quả đối với cỏ đuôi phụng có thể đạt 80%.
+ Sau khi phun 1-2 giờ gặp mưa không bị giảm hiệu lực trừ cỏ.
+ Thuốc có thể trộn với thuốc trừ ốc bươu vàng để rải, trừ loại thuốc có tính kiềm.
Hướng dẫn sử dụng:
+ Liều lượng
Trộn với phân bón để rải: 0,5 l/ha (50ml/1000m2)
Phun lên lá: 0,5lít/ha. Pha 25ml/bình 16lít, phun 2 bình/1000m2. + Thời gian sử dụng
Kết hợp với bón phân lần 1: Khoảng 4-12 ngày sau sạ, 4-18 ngày sau sạ (khi cỏ từ 1-6 lá).
1.7.11.Sirius 10WP, Sirius 10TB & Sirius 70WDG
Tên chung: Pyrazosufuron-ethyl (NC 311)
Tên hóa học: Ethyl 5 – (4,6 – dimethoxypyrimidin – 2 – vicarbamoylsulfamoyl)– 1 – methylpyrazole – 4 – carboxylate Nhóm hóa học: Sulfonylurea
Công ty phân phối: Nissan Chem. Ind Ltd Thành phần hoạt chất:
+ Chế phẩm Sirius 10WP dạng bột thấm nước chứa 10% hoạt chất Pyrazosulfuron – ethyl.
+ Chế phẩm Sirius 10TB dạng viên chứa 10% hoạt chất Pyrazosulfuron – ethyl.
+ Chế phẩm Sirius 70WDG dạng huyền phù hạt chứa 70 % hoạt chất Pyrazosulfuron – ethyl.
Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng tinh thể rắn, màu trắng, độ tinh khiết 98% w/w. Điểm nóng chảy 181-182oC. Tan ít trong nước (1,494g/l ở 25oC), tan trong các dung môi hữu cơ như chloroform, ethyl acetate.
Hình 1.20 Sirius