Thuốc cỏ sử dụng lần 1

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và sử DỤNG THUỐC TRỪ cỏ TRÊN RUỘNG lúa tại TỈNH AN GIANG (Trang 48 - 64)

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

3.2.6. Thuốc cỏ sử dụng lần 1

Hình 3.4. Tỉ lệ (%) các loại thuốc trừ cỏ nông dân sử dụng trong lần thứ nhất

Sofit là lựa chọn hàng đầu của bà con nông dân An Giang (49,45%). Là loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, trừ được nhiều loại cỏ phổ biến trên ruộng lúa như: lồng vực, đuôi phụng, chác, lác, lá rộng…, nhưng loại thuốc này yêu cầu khá cao về khâu làm đất là đất phải bằng phẳng và giữ ẩm được thì thuốc mới phát huy hiệu quả tối ưu.

Không phải chỉ riêng Sofit mà hầu như tất cả các loại thuốc trừ cỏ khác cũng yêu cầu về vấn đề này nhưng không quá khắc khe như Sofit. Bên cạnh đó các loại thuốc như Dietmam cũng được sử dụng khá nhiều (9,89%), Taco (8,79%), Dibuta (7,69%) đây đều là các loại thuốc diệt mầm đang được nhiều nông dân ưa chuộng.

1.10 3.301.10 1.101.10 49.45

2.20 9.89

3.30 8.79

2.20

7.694.40

1.101.10 1.101.10 0.00

10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Clipper Nom

inee Pyanchor

Topshot Turbo

Sofit Butan

Dietmam Vibuta

Taco Windup

Dibuta Michelle

AnkillA Map-famix

Meco Superkophit Tên thuốc

Tlệ (%)

Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) các yếu tố chi phối hiệu lực của thuốc trừ cỏ được sử dụng trong lần thứ nhất.

Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) Thời điểm phun thuốc Trước làm đất 3

Sau làm đất 1-5 ngày 77 Sau làm đất >5 ngày 11 Tình trạng đất Khô 1,1 Đủ ẩm 94,5 Ngập nước 4,4 Thời gian dẫn nước <3 ngày 6,8 3-6 ngày 62,6 7-10 ngày 30,6 Thời gian giữ nước Xả liền 10 1-10 ngày 34 11-20 ngày 22 >20 ngày 25

Kết quả điều tra thể hiện rõ nông dân thường chọn phun thuốc cỏ vào giai đoạn 1-5 ngày sau làm đất (77%) là giai đoạn cỏ bắt đầu mọc mầm, giai đoạn này diệt cỏ sẽ dễ hơn vì nếu để lâu thì rễ mầm sẽ được thay thế bằng rễ chùm khi đó thuốc sẽ kém tác dụng. Giai đoạn trên 5 ngày sau làm đất được ít nông dân lựa chọn (11%), trước làm đất càng ít hơn (3%).

Phần lớn nông dân đều phun thuốc trong tình trạng đất đủ ẩm, phù hợp với khuyến cáo. Theo nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc trừ cỏ đất phải trong tình trạng đủ ẩm thì thuốc mới phát huy tác dụng tốt. Vì trong giai đoạn miên trạng của hạt cỏ ta không tác động nó được và đây được xem là quá trình tự bảo vệ của hạt cỏ dưới điều kiện sống bất lợi. Trong điều kiện đất đủ ẩm thì hạt cỏ có thể nảy mầm tuy nhiên không phải bất kỳ hạt cỏ nào cũng nảy mầm ngay khi điều kiện thuận hợp, sẽ có những hạt không nảy mầm tiếp tục ở trạng thái miên trạng do đó lần phun thuốc đầu này khả năng diệt hết các loại cỏ là không thể.

Sau khi phun thuốc xong thì nông dân sẽ dẫn nước vào ruộng, thường 3-6 ngày (62,6%), số người khác thì 7-10 ngày (30,6%), chỉ có số ít người dẫn vào trước 3 ngày (6,8%).

Và đa số nông dân ở đây đều giữ nước trong giai đoạn 1-10 ngày (34%). Nhìn chung so với khuyến cáo thì thời gian dẫn nước vào và giữ nước trên ruộng của nông dân chưa phù hợp. Đối với các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm thời gian dẫn nước vào ruộng thường được khuyến cáo là 2-3 ngày và thời gian giữ nước trên ruộng là 10-15 ngày. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc rất nhiều nông dân phải sử dụng thuốc hậu nảy mầm trong lần 2.

3.2.7. Thuốc cỏ lần 2 (từ 8-20 ngày)

Hình 3.5. Tỉ lệ (%) số nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ lần 2

Trong lần sử dụng thuốc thứ nhất, do nhiều yếu tố khách quan như: ruộng không bằng phẳng, thuốc không có tác dụng, không chủ động được nước, không thực hiện đúng chỉ dẫn ,…đã đưa đến kết quả là một số nông dân phải sử dụng thêm thuốc lần thứ hai. Và hầu như rất nhiều nông dân bị chi phối bởi những yếu tố này. Số nông dân phải sử dụng thuốc cỏ lần 2 chiếm tỉ lệ khá cao (63%), chỉ có (37%) số người không sử dụng, nếu khắc phục được những yếu tố này sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cho bà con nông dân. Họ sẽ không phải tốn thêm chi phí và công sức cho lần phun thuốc thứ 2 này. Nhưng đây là vấn đề không dễ giải quyết, nhất là yếu tố ruộng không bằng phẳng và không chủ động được nước vì đây là do đặc điểm địa hình nơi canh tác rất khó cải thiện. Số người không sử dụng thuốc cỏ phun lần thứ hai là những người không bị những yếu tố trên ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ không đáng kể so với việc sử dụng thêm thuốc thì lợi nhuận cao hơn nên họ không sử dụng.

63%

37%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

có không

s ử dụng thuốc

Hình 3.6. Tỉ lệ (%) các loại thuốc trừ cỏ được nông dân sử dụng trong lần thứ 2

Biểu đồ hình 3.6 thể hiện trong lần 2 này Topshot là loại thuốc trừ cỏ rất được bà con nông dân ưa chuộng (36,84%), kế đến AnkillA (15,79%), Cantanil (10,53%), Facet (8,77%), Pyanchor và Ekill đồng tỉ lệ (7,02%), các loại thuốc khác được dùng với tỉ lệ rất thấp. Do đặc điểm thời gian nên thuốc trừ cỏ được sử dụng lần này là thuốc hậu nảy mầm và đa số chỉ là phun chòm ở những chỗ cỏ còn sót lại sau đợt phun thứ nhất. Cũng có thể là dùng để đặc trị một vài loại cỏ nào đó mà thuốc cỏ sử dụng lần đầu không diệt được.

5.26%

1.75%

7.02%

36.84%

8.77%

1.75%

10.53%

7.02%

3.51%

15.79%

1.75%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

Clipper Nom

inee Pyanchor

Topshot

Facet

Clincher

Cantanil Ekill

Push

Ankill A

Sieuco Tên thuốc

Tlệ (%)

3.2.8. Thống kê các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng trong từng huyện

Bảng 3.5. Tỉ lệ (%) các loại thuốc trừ cỏ dùng ở cả 2 lần phun trong từng huyện

Lần phun thứ 1 Lần phun thứ 2

Huyện

Tên Thuốc Số Mẫu Tỷ lệ (%) Tên Thuốc Số Mẫu Tỷ lệ (%) Châu Phú - Sofit

- Taco - Map-famix - Windup - Dibuta - Michelle - Ankill A - Super-kophit - Pyanchor - Nominee - Meco - Tổng

10 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 21

47,62 9,52 4,76 4,76 4,76 4,76 4,76 4,76 4,76 4,76 4,76 100

- Pyanchor - Topshot - Facet - Clipper - Sieuco - Ankill A - Tổng

1 6 4 1 1 2 15

7 40 27 7 7 13 100

Châu Thành

- Sofit - Taco - Dibuta - Dietmam - Vibuta - Michelle - Windup - Clipper - Nominee - Tổng

15 2 2 4 1 1 1 1 1 28

53,57 7,14 7,14 14,29

3,57 3,57 3,57 3,57 3,57 100

- Pyanchor - Topshot - Facet - Clipper - Sieuco - Ankill A - Tổng

1 6 4 1 1 2 15

7 40 27 7 7 13 100

Thoại Sơn

- Sofit - Topshot - Vibuta - Butan - Dietmam - Taco - Dibuta - Turbo - Tổng

13 1 1 2 5 1 4 1 28

46,43 3,57 3,57 7,14 17,86

3,57 14,29

3,57 100

- Ekill - Pyanchor - Topshot - Clipper - Ankill A - Cantanil - Tổng

2 1 4 2 3 3 15

13 7 27 13 20 20 100

Bảng số liệu đã thể hiện rõ trong lần phun đầu Sofit là loại thuốc trừ cỏ được nông dân trong 4 huyện sử dụng nhiều nhất.

Trong đó Châu Thành là huyện có số người sử dụng Sofit cao nhất (53,57%).

Huyện Tri Tôn có số người sử dụng Sofit cao thứ hai chiếm tỉ lệ (50%), tiếp theo là Châu phú (47,62%) và sau cùng là Thoại Sơn (46,43%)

Như đã nêu phần trên Sofit là loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, có phổ tác dụng rộng trừ được nhiều loại cỏ như lồng vực, đuôi phụng, chác, lác và các loại cỏ lá rộng khác. Với đặc điểm đó thuốc rất phù hợp cho lần phun đầu vì lần đầu chủ yếu là diệt mầm phun khi cỏ chưa xuất hiện hoặc xuất hiện giai đoạn còn non không thể phân biệt là sẽ xuất hiện những loại cỏ nào nên chỉ có thể đoán qua vụ trước. Vì vậy những đặc điểm của Sofit đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều nông dân.

Lần phun thuốc thứ hai thì Topshot là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong cả 4 huyện. Trong đó Châu Phú và Châu Thành chiếm tỉ lệ cao bằng nhau (40%), tiếp theo là Tri Tôn (30%), Thoại Sơn (27%). Ngoài ra thì Cantanil cũng là loại thuốc được sử dụng khá nhiều ở 2 huyên Thoại Sơn (20%) và Tri Tôn (30%).

3.2.9. Liều lượng và dung tích bình (phun)

Bảng 3.6. Tỉ lệ (%) về liều lượng và dung tích bình nông dân sử dụng trong cả hai lần Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) liều lượng và

dung tích bình nông dân sử dụng trong lần 1

Tỉ lệ (%) liều lượng và dung tích bình nông dân sử dụng trong lần 2

Nồng độ thuốc/ha (ml)

<300 300-500

>500

32 58 10

72 21 7 Số lít nuớc/ha

<100 100-300

>300

23 74 3

71 25 4 Tri Tôn - Sofit

- Taco - Michelle - Vibuta - Nominee - Tổng

7 3 2 1 1 14

50 21,43 14,29 7,14 7,14 100

- Pyanchor - Topshot - Facet - Cantanil - Nominee -Tổng

2 3 1 3 1 10

20 30 10 30 10 100

Qua bảng 3.6 cho thấy rằng trong lần phun thuốc thứ 2 thì đa số nông dân đều sử dụng nồng độ và liều lượng thuốc ít hơn lần đầu. Thể hiện rõ ở nồng độ thấp hơn 300 ml thì lần 1 chỉ chiếm (32%) trong khi lần 2 chiếm (72%), còn ở nồng độ 300- 400ml thì lần 1 chiếm (58%), lần 2 chỉ chiếm (21%). Tương tự số lít/ha cũng nhỏ hơn 1000, tại lần 1 chỉ chiếm (23%), lần 2 thì lại chiếm (71%), 1000-2000 lần 1 chiếm (74%), lần 2 chỉ chiếm (25%).

Do lần diệt mầm đầu đã diệt được một lượng cỏ đáng kể, chỉ còn sót lại một ít ở những nơi thuốc không phun tới được hoặc do khâu làm đất chưa tốt, ở những chỗ gò cao cỏ có điều kiện phát sinh lại, hay những loại cỏ khó trị diệt một lần không hiệu quả. Cũng có thể do thuốc cỏ sử dụng lần đầu không có tác dụng hay liều lượng chưa đủ để gây chết cho cỏ.

3.2.10. Đánh giá của nông dân

Bảng 3.7. Tỉ lệ (%) đánh giá của nông dân về tác dụng của thuốc cỏ ở cả 2 lần phun thuốc

Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) đánh giá của

nông dân về tác dụng của thuốc cỏ lần 1

Tỉ lệ (%) đánh giá của nông dân về tác dụng của thuốc cỏ lần 2

Hiệu lực kéo dài của thuốc

<20 ngày 20-30 ngày

>30 ngày

19,8 68,2 12

13,6 69,5 16,9 Phổ trừ cỏ rộng

Trừ được 1 nhóm Trừ được 2 nhóm Trừ được 3 nhóm

2,2 14,3 83,6

8,5 13,6 77,9 Hiệu quả trừ cỏ

<50 % 50-70 %

>70 %

0 12 88

3,4 25,4 71,2 Giai đoạn phun xịt

Mầm cỏ

Mầm cỏ -cỏ nhỏ Mầm cỏ- cỏ lớn

0 100

0

3,4 30,6

66

An toàn cho lúa Ảnh hưởng lúa Không ảnh hưởng lúa

38,5 61,5

57,6 42,4 Diệt cỏ nhanh chóng

Cỏ chết sau vài ngày Cỏ chết ngay

79,1 20,9

89,8 10,2 Không đòi hỏi khắc khe

Cần ẩm độ và giữ nước Không cần ẩm độ và giữ nước

94,5 5,5

89,8 10,2 Yêu cầu kỹ thuật làm đất

Yêu cầu làm đất

Không yêu cầu làm đất

65,9 34,1

81,4 18,6 Dễ sử dụng

Có thể trộn Không thể trộn

23,3 76,7

24,6 75,4

Về hiệu lực trừ cỏ thì cả 2 lần phun thuốc đều cho hiệu lực khá dài giai đoạn từ 20-30 ngày chiếm tỉ lệ khá cao (62,8-69,5 %). Chỉ số ít các loại thuốc có hiệu lực ngắn, nguyên nhân có thể do thuốc được chọn phun chưa đạt hiệu quả, hay liều lượng chưa đúng theo khuyến cáo,….

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nông dân nên gần như các sản phẩm thuốc cỏ hiện nay đa số đều có sự kết hợp giữa các nhóm hoạt chất với nhau để có thể phát huy hiệu quả tối đa, trừ được nhiều loại cỏ. Cả 2 lần phun thuốc đều có phổ tác dụng rất rộng (83,6-77,9%) một tỉ lệ rất cao.

Thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm được áp dụng từ khi chưa có cỏ xuất hiện hoặc khi cỏ vừa nảy mầm nên rất dễ diệt cỏ, hiệu quả rất cao diệt được trên 70 % chiếm 88%

trong lần phun thứ nhất. Lần phun thứ hai thì mặc dù cỏ đã lớn nhưng chỉ còn vài loại cỏ nhất định nên việc phòng trị cũng không khó lắm chỉ cần phun thuốc đặc trị loại cỏ đó vào ngay chỗ cỏ mọc thì hiệu quả cũng sẽ rất cao trên 70% cỏ chết chiếm 71,2 %.

Nếu áp dụng đúng thuốc, vào đúng thời điểm thì thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sẽ phát huy tác dụng rất cao (100%) nông dân đánh giá là thuốc có khả năng diệt từ mầm cỏ đến cỏ nhỏ còn có đã lớn thì thuốc không có tác dụng. Từ kết quả cho thấy thuốc diệt cỏ áp dụng trong lần phun thứ hai có phổ tác dụng rộng hơn từ mầm cỏ đến cỏ lớn đều diệt được, mầm cỏ (3,4%), mầm cỏ-cỏ nhỏ (30,6%), mầm cỏ-cỏ lớn (66%).

Qua kết quả có thể thấy được dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn đầu an toàn cho lúa hơn (61,5%) trong giai đoạn 2 chỉ có (42,4%). Thuốc diệt cỏ gây hại cho lúa có rất nhiều nguyên nhân: dùng thuốc diệt cỏ không đúng loại sẽ làm hại lúa, thuốc diệt cỏ không chuyên biệt, dùng thuốc quá liều lượng, dùng thuốc cỏ không đúng lúc (thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm). Và triệu chứng tổn thương do thuốc diệt cỏ trên lúa rất dễ nhầm lẫn với vết gây hại bởi côn trùng hay bệnh.

Theo quan điểm của một số ít nông dân thì thường dùng các loại thuốc diệt cỏ có tác động gây chết ngay sau khi phun thuốc lần 1 (20,9%), lần 2 (10,2%). Nhưng phần đông số nông dân còn lại thì cho rằng không cần thiết chỉ cần cỏ chết là được.

Bởi vì họ sợ những loại thuốc mạnh như thế sẽ gây ảnh hưởng cho lúa và rất độc hại.

Vì vậy mà hầu hết nông dân đều chọn loại thuốc diệt cỏ chết sau vài ngày để đảm bảo an toàn (79,1%) lần 1 và (89,8%) lần 2.

Có thể nói bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào hiện nay đều có yêu cầu về ẩm độ đất lần 1 (94,5%), lần 2 (89,8%) trong khi phun thuốc thì đất phải ở trong tình trạng đủ ẩm thì thuốc mới có tác dụng.

Khâu làm đất cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa (65,9%) lần 1, (81,4%) lần 2 .Đất bằng phẳng thì sẽ đảm bảo thuốc dễ dàng tiếp xúc được với cỏ, còn nếu có nhiều chỗ gò, lõm quá thì thuốc sẽ khó mà tiếp xúc được với cỏ. Kết quả điều tra cũng cho thấy rõ số người đánh giá thuốc cần làm đất kỹ chiếm tỉ lệ rất cao.

Để phát huy hiệu quả tốt hơn thì nhiều loại thuốc hiện nay đều có thể trộn với nhau, hay trộn với phân để rải. Và xu hướng pha trộn các loại thuốc trừ cỏ hiện nay cũng đang dần được áp dụng khá nhiều tuy nhiên trước khi pha trộn nên chú ý kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc để tránh thuốc không dung hợp gây ra hậu quả xấu. Vì có rất ít loại thuốc có thể trộn với thuốc khác được (23,3%) trong lần phun 1, (24,6%) trong lần phun thứ 2. Thuốc không trộn được thì rất nhiều (76,7%) lần 1, lần 2 (75,4%).

Bảng 3.8.Tỉ lệ (%) mức độ hài lòng của nông dân về từng loại thuốc trừ cỏ trên 2 nhóm cỏ lồng vực và đuôi phụng.

Cỏ lồng vực Cỏ đuôi phụng

Tên thuốc Đánh giá

Số mẫu Tỉ lệ (%) Số mẫu Tỉ lệ (%) Clipper Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

1 5 3 11 20

5 25 15 55 100

5 7 3 4 19

26 37 16 21 100 Nominee Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

1 4 20 25 50

2 8 40 50 100

4 6 19 20 49

8,2 12,2 38,8 48,8 100 Sirius Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

0 8 14 13 35

0 23 40 37 100

2 12 13 8 35

6 34 37 23 100 Pyanchor Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

1 3 14 17 35

3 8,5

40 48,5

100

3 9 13 10 35

8,5 26 37 28,5

100 Topshot Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

0 5 12 46 63

0 7,9

19 73 100

2 8 13 34 57

3.5 14 23 59,5

100

Turbo Không hài lòng Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

5 4 7 12 28

17,9 14,3 25 42,8

100

7 6 5 9 27

26 22,2 18,5 33,3 100 Sofit Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

1 4 18 45 68

1,4 5,9 26,5 66,2 100

0 1 14 52 67

0 1,4

21 77,6

100 Facet Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

1 2 8 36 47

2,1 4,3 17 76,6

100

18 13 3 8 42

43 31 7 19 100 Clincher Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

19 8 4 10 41

46,3 19,5 9,8 24,4

100

1 4 4 31 40

2,5 10 10 77,5

100 Cantanil Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

2 7 10 10 29

6,9 24,1 34,5 34,5 100

0 4 9 16 29

0 14 31 55 100

Bảng 3.9. Tỉ lệ (%) mức độ hài lòng của nông dân về từng loại thuốc trên 3 nhóm cỏ cháo, chác, lác rận.

Cỏ cháo Cỏ chác Lác rận

Tên thuốc Đánh giá

Số mẫu

Tỉ lệ (%)

Số mẫu

Tỉ lệ (%)

Số mẫu

Tỉ lệ (%) Clipper Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

3 5 4 6 18

16,7 27,8 22,2 33,3 100

3 5 4 8 20

15 25 20 40 100

3 5 4 7 19

15,8 26,3 21 36,9

100 Nominee Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

2 10 15 21 48

4,2 20,8 31,25 43,75 100

5 10 12 22 49

10,2 20,4 24,5 44,9 100

2 11 16 20 49

4,4 22,5 32,7 40,4 100 Sirius Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

2 3 14 16 35

5,7 8,6 40 45,7

100

1 3 15 17 36

2,8 8,3 41,7 47,2 100

2 3 13 16 35

5,7 8,6 40 45,7

100 Pyanchor Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

4 5 12 13 34

11,8 14,7 35,3 38,2 100

3 4 12 15 34

8,8 11,8 35,3 44,1 100

3 5 13 13 34

8,8 14,8 38,2 38,2 100 Topshot Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

6 7 18 24 55

1,1 12,7 32,7 43,6 100

6 10 16 24 56

10,7 17,9 28,6 42,8 100

7 8 16 24 55

12,7 14,6 29,1 43,6 100

Turbo Không hài lòng Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

11 1 2 12 26

42,3 3,8 7,7 46,2

100

11 1 2 12 26

42,3 3,8 7,7 46,2

100

11 1 2 12 26

42,3 3,8 7,7 46,2

100 Sofit Không hài lòng

Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

0 16 52 68

0 23,5 76,5 100

1 17 49 67

1,5 25,4 73,1 100

2 17 48 67

3 25,4 71,6 100 Facet Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

21 6 7 3 37

56,8 16,2 18,9 8,1 100

22 7 7 4 40

55 17,5 17,5 10 100

24 5 7 3 39

61,5 12,8 18 7,7 100 Clincher Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

22 6 4 5 37

59,5 16,2 10,8 13,5 100

23 8 3 4 38

60 21,1

7,9 11 100

23 7 3 4 37

62 18,9

8,1 11 100 Cantanil Không hài lòng

Tạm chấp nhận Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng Tổng dùng

2 7 7 11 27

7,4 26 26 40,7

100

2 6 7 13 28

7,2 21,4

25 46,4

100

1 6 7 12 26

3,8 23 27 46,2

100 Clipper theo đánh giá của nông dân thì khả năng diệt cỏ lồng vực là mạnh nhất trong 5 nhóm cỏ trên được thể hiện qua mức độ hoàn toàn hài lòng của họ là rất cao (55%). Ngược lại thì khả năng diệt cỏ đuôi phụng của nó chưa đạt yêu cầu tỉ lệ chưa hài lòng (26%) và tạm chấp nhận (37%) cao hơn so với hài lòng (16%) và hoàn toàn hài lòng (21%). Còn về 3 nhóm cỏ còn lại thì mức độ hài lòng và hoàn toàn hài lòng của nông dân cũng rất cao. Điều này cho thấy ưu điểm của Clipper là diệt mạnh các nhóm cỏ lồng vực và chác, lác. Tuy nhiên số hộ sử dụng Clipper lại không nhiều lắm.

Nominee qua kết quả cho thấy thì khả năng diệt của nó trên cả 5 nhóm cỏ là như nhau, thể hiện qua các mức độ đánh giá của nông dân đều tương đương nhau. Đồng thời số nông dân sử dụng Nominee cũng khá cao. Tuy nhiên hiệu quả cao nhất là đối với cỏ lồng vực có đến 50 người sử dụng và mức độ hoàn toàn hài lòng cũng cao nhất (50%).

Sirius đối với cỏ lồng vực thì không một ai không hài lòng về tác dụng của nó (0 người đánh giá), đồng thời đối với cỏ cháo, cỏ chác, lác rận nó cũng phát huy hiệu quả rất tốt thể hiện rõ ở mức hoàn toàn hài lòng rất cao (45,7% và 47,2%), tuy nhiên hơi hạn chế ở cỏ đuôi phụng cũng diệt được mà không mạnh lắm chỉ (23%) hoàn toàn hài lòng.

Pyanchor cũng phát huy tác dụng rất tốt trên 5 nhóm cỏ này thể qua mức độ hài lòng và hoàn toàn hài lòng mà nông dân đánh gia rất cao, cao nhất là cỏ lồng vực (40%

và 48,5%). Điều này cho thấy Pyanchor là thuốc có phổ trừ cỏ rộng, diệt được nhiều loại cỏ phổ biến trên ruộng lúa. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở cỏ đuôi phụng mức độ hoàn toàn hài lòng thấp nhất trong 5 loại cỏ (28,5%).

Topshot phát huy tác dụng thật tối ưu trên cả 5 nhóm cỏ, tuy nhiên mạnh nhất vẫn là cỏ lồng vực (73%) nông dân hoàn toàn hài lòng, kém hiệu quả hơn ở 3 nhóm cỏ còn lại (43,6% và 42,8%).

Turbo cũng có tác dụng rất cao không kém Topshot, từng là lựa chọn hàng đầu của bà con nông dân. Khả năng diệt cỏ được nông dân hoàn toàn hài lòng giữa 4 nhóm tương đương nhau (46,3% và 42,8%), (33,3%) ở cỏ đuôi phụng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây nông dân ít sử dụng Turbo hơn vì Turbo có xu hướng gây hại lúa.

Sofit có thể nói là chiếm cảm tình cao nhất từ nông dân An Giang và đặc biệt là khả năng diệt cỏ đuôi phụng rất cao (77,6%) và cỏ cháo (43,6%). Đồng thời số nông dân sử dụng Sofit cũng nhiều hơn các loại khác.

Facet có khả năng diệt cỏ không đạt hiệu quả như nông dân mong đợi, mặc dù số nông dân sử dụng cũng rất nhiều. Nhưng hầu hết đều tỏ thái độ không hài lòng cao nhất là cỏ u du (61,5%), chỉ có cỏ lồng vực là Facet phát huy hiệu quả tốt nhất trên (76,6%) nông dân hoàn toàn hài lòng với khả năng của Facet đối với cỏ lồng vực.

Clincher ngược với Facet, nó thể hiện khả năng rất tốt trên đối tượng cỏ đuôi phụng (77,5%) hoàn toàn hài lòng, không có khả năng trên các nhóm cỏ còn lại. Điều này đã thể hiện sự chuyên biệt của Clincher trên nhóm cỏ đuôi phụng.

Cantanil không thể hiện rõ sự chuyên biệt như hai loại thuốc trên, nó có tác dụng như nhau giữa các nhóm cỏ. Tuy nhiên có phần vượt trội hơn ở cỏ đuôi phụng (55%) nông dân hoàn toàn hài lòng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và sử DỤNG THUỐC TRỪ cỏ TRÊN RUỘNG lúa tại TỈNH AN GIANG (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)