CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.3 Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt đối với dòng nấm Colletortrichum sp. ST2 của thuốc Binhnomyl 50WP và Score 250EC trong điều kiện phòng thí nghiệm
Kết quả đánh giá hiệu quả phòng trừ của 2 loại thuốc (Binhnomyl 50WP và Score 250EC) có khả năng đối kháng cao nhất được chọn ra từ thí nghiệm 1a và 2 biện pháp xử lý trên trái ớt được trình bày ở bảng 3.5 (phun trước và phun sau)
+ Biện pháp phun thuốc lên trái trước khi chủng bệnh:
Dựa vào kết quả ghi nhận ở bảng 3.5 cho thấy, ở thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ta thấy nghiệm thức phun thuốc Binhnomyl 50WP và Score 250EC đều có chiều dài vết bệnh lần lượt là 3,50 mm; 1,80 mm nhỏ hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng 8,20 mm; hai loại thuốc này thể hiện hiệu quả giảm bệnh cao khi vết bệnh xuất hiện nhỏ hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng.
Tương tự ở ngày 5 và ngày 6 hiệu quả phòng bệnh của 2 loại trên vẫn cao và có khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Đến ngày thứ 7, chiều dài vết bệnh trên trái ớt có xử lý thuốc Binhnomyl 50WP (15,80 mm) thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Trong khi đó đối với Score 250EC hiệu quả giảm bệnh thấp hơn Binhnomyl 50WP và không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (Hình 3.3).
Binhnomyl 50WP (PT)
Score 250EC (PT)
Đối chứng
Hình 3.3: Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST2) ở các nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Binhnomyl 50WP, Score 250EC bằng biện pháp phun trước khi chủng bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh
+ Biện pháp phun thuốc lên trái sau khi chủng bệnh:
Thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ta thấy hiệu quả giảm bệnh của Binhnomyl 50WP thông qua chiều dài vết bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng . Trong khi đó hiệu quả giảm bệnh của thuốc Score 250EC thông qua chiều dài vết bệnh không khác biệt so với nghiện thức đối chứng.
Đến thời điểm 5, 6, 7 ngày sau khi chủng bệnh chỉ có Binhnomyl 50WP thể hiện hiệu quả giảm bệnh với chiều dài vết bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Qua các thời điểm trên Score 250EC không thể hiện hiệu quả giảm bệnh do chiều dài vết bệnh không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (Hình 3.4).
Binhnomyl 50WP
(PS) Score 250EC (PS) Score 250EC (PS)
Đối chứng
Hình 3.4: Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST2) ở các nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Binhnomyl 50WP, Score 250EC bằng biện pháp phun sau khi chủng bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh
Ở thời điểm thể hiện sự tương tác giữa BPXL và thuốc (4 ngày sau khi chủng bệnh)
* Thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy hiệu quả của 2 loại thuốc qua 2 biện pháp xử lý đều có khả năng phòng trị đối với nấm Colletotrichum sp. ST2 với chiều dài vết bệnh trên trái thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Khi so sánh chiều dài vết bệnh trung bình của từng biện pháp xử lý qua 2 loại thuốc thì ta thấy biện pháp phun thuốc trước có hiệu quả cao nhất.
Khi phân tích tương tác ở từng biện pháp xử lý trên từng loại thuốc ta thấy đối với thuốc Binhnomyl 50WP thì ở hai biện pháp xử lý phun trước và phun sau đều cho hiệu quả cao. Đối với thuốc Score 250EC thì biện pháp phun trước cho hiệu quả cao hơn ngược lại ở biện pháp phun sau không hiệu quả.
Ở thời điểm không xảy ra tương tác (5, 6 và 7 ngày sau khi chủng bệnh)
* Thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh
Khi so sánh hiệu quả của thuốc ta thấy hiệu quả phòng trị của 2 loại thuốc qua 2 biện pháp xử lý là như nhau và có chiều dài vết bệnh trên trái thấp hơn và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Đối với các biện pháp xử lý, khi so sánh chiều dài vết bệnh trung bình của hai loại thuốc thì ta thấy ở hai biện pháp xử lý không có sự khác biệt lớn.
* Thời điểm 6 ngày sau khi chủng bệnh
Tương tự giữa hai biện pháp xử lý không có sự khác biệt về hiệu quả giảm bệnh. Nhưng so sánh hiệu quả hai loại thuốc qua 2 biện pháp xử lý bắt đầu có sự khác biệt Binhnomyl 50WP với hoạt chất Benomyl cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất, kế đến là Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole cho hiệu quả giảm bệnh và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
* Thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh
Tương tự ở hai biện pháp xử lý chiều dài vết bệnh trung bình vẫn không có sự khác biệt lớn. Trong khi đó hiệu quả của thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole qua 2 biện pháp xử lý không có khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Còn Binhnomyl 50WP vẫn cho hiệu quả cao và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Nhìn chung qua cả 4 thời điểm: thuốc Binhnomyl 50WP (hoạt chất Benomyl) là thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt do chủng nấm Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào tử hình trụ) gây ra qua 2 biện pháp phun thuốc trước và phun thuốc sau đều cho hiệu quả như nhau. Thuốc Score 250EC thể hiện hiệu quả ở biện pháp phun trước, biện pháp phun sau không thể hiện hiệu quả giảm bệnh.
33
Bảng 3.5: Hiệu quả của 2 loại thuốc qua hai biện pháp PT và PS lên chiều dài vết bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp.
ST2 (dạng bào tử hình trụ) gây ra ở thời điểm 4, 5, 6, 7 NSKCB
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một bảng được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái in thường giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % qua phép thử Duncan.
ns: khác biệt không ý nghĩa.
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1 %.
***: khác biệt ở mức ý nghĩa 1 ‰.
BPXL (B) Thuốc (T)
4 NSKCB 5 NSKCB 6 NSKCB 7 NSKCB
PT PS TB (T) PT PS TB (T) PT PS TB (T) PT PS TB (T)
Binhnomyl Score Doi chung
3,50 b 1,80 b 8,20 a
4,10 b 8,60 a 8,20 a
3,80 B 5,20 B 8,20 A
6,60 b 8,10 b 13,70 a
7,60 b 11,60 ab 13,70 a
7,10 B 9,85 B 13,70 A
10,20 b 12,20 b 19,20 a
9,80 b 16,10 a 19,20 a
10,00 C 14,15 B 19,20 A
15,80 b 16,70 ab 21,60 a
11,60 b 20,40 a 21,60 a
13,70 B 18,55 A 21,60 A
TB 4,50 6,99 9,47 10,97 13,87 15,03 18,03 17,87
Mức ý nghĩa F (B) **, F (T) ***, F (BT)*** F (B) ns, F (T) **, F (BT) ns F (B) ns, F (T) ***, F (BT) ns F (B) ns, F (T) *** , F (BT) ns
CV 34, 11 35,34 29.81 22.06
Tóm lại, qua 4 thời điểm khảo sát, ta thấy rằng chỉ có Binhnomyl 50WP với hoạt chất Benomyl là thể hiện hiệu quả trong việc phòng trị bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. ST2 (dạng bào tử hình trụ) ở hai biện pháp xử lý phun trước và phun sau.
Giải thích cho kết quả này, Benomyl là hoạt chất trừ nấm nội hấp vừa có tác dụng lưu dẫn vừa có tác động tiếp xúc nên có hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh. Cơ chế tác động là sau khi được cây hấp thu vào, Benomyl được phân hủy ra thành hai phân tử butyl carbamate và methyl-2-benzimidazole carbamate (MBC).
Butyl carbamate được bốc hơi thành chất độc butyl isothiocyanate. Trong khi đó MBC là chất khá bền bên trong mô cây và chính là chất diệt nấm (Phạm Văn Kim, 2000). Vì vậy khi sử dụng Binhnomyl 50 WP ( hoạt chất Benomyl) để phòng trị bệnh thán thư trên ớt ngoài việc phun ngừa cần phải phun lặp lại để phát huy hết hiệu quả của thuốc. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thu (2010), sử dụng thuốc hoạt chất Benomyl để phòng trị bệnh thán thư trên mai vàng. Đối với Score 250EC là loại thuốc trừ nấm, tiếp xúc và nội hấp. Hoạt chất Difenoconazole có trong thuốc đã kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ergosterol, ngăn cản sự hình thành đĩa bám, sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh, 1999). Tuy nhiên áp dụng biện pháp phun sau khi bào tử nấm đã xâm nhập vào bên trong thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole không hiệu quả trong việc giảm bệnh nhưng đối với biện pháp phun ngừa thì lại tỏ ra hiệu quả.
Tóm lại đối với thuốc Binhnomyl 50WP với hoạt chất Benomyl thì giữa phòng và trị bệnh đều rất hiệu quả nên cần phun lặp lại để phát huy hết hiệu quả của thuốc.
Còn đối với Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole thì chỉ có biện pháp phun ngừa mới có hiệu quả đối với nấm Colletotrichum sp. ST2