Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt đối với dòng nấm Colletotrichum sp. ST1 của thuốc Amistar 250SC và Score 250EC trong điều kiện phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC TRỪ nấm BỆNH lên sự PHÁT TRIỂN của HAI DÒNG nấm COLLETOTRICHUM SPP gây BỆNH THÁN THƯ TRÊN ớt TRONG điều KIỆN IN VITRO và IN VIVO (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.4 Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt đối với dòng nấm Colletotrichum sp. ST1 của thuốc Amistar 250SC và Score 250EC trong điều kiện phòng thí nghiệm

Từ kết quả thí nghiệm khả năng đối kháng trong điều kiện in vitro đối với dòng nấm Colletotrichum sp. ST1, 2 loại thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) và Score 250EC ( hoạt chất Difenoconazole) được đưa vào phòng trị hoá học đối với bệnh thán thư trên trái ớt trong điều kiện in vivo. Thí nghiệm được tiến hành trên 2 loại thuốc phối hợp với 2 biện pháp xử lý bao gồm: phun thuốc lên trái ớt trước khi chủng bệnh và phun thuốc lên trái sau khi chủng bệnh. Kết quả ghi nhận ở từng biện pháp xử lý được ghi nhận như sau:

+ Biện pháp phun thuốc lên trái trước khi chủng bệnh:

Dựa vào kết quả ghi nhận được ở bảng 3.6 cho thấy, ở 4 ngày sau khi chủng bệnh trên trái ớt đã được xử lý thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) không thấy xuất hiện vết bệnh và có khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (4,2 mm). Còn ở nghiệm thức trái ớt có xử lý thuốc Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) chiều dài vết bệnh xuất hiện 0,4 mm nhỏ hơn rất nhiều và có khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (4,2 mm) (Hình 3.5).

Tương tự ở các ngày 5, 6, 7 hiệu quả phòng bệnh của 2 loại thuốc Amistar 250SC và Score 250EC vẫn cao và có khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Amistar 250SC (PT)

Score 250EC (PT)

Đối chứng

Hình 3.5: Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST1) ở các nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Amistar 250SC, Score 250EC bằng biện pháp phun trước khi chủng bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

+ Biện pháp phun thuốc lên trái sau khi chủng bệnh:

Từ kết quả bảng 3.6 nhìn chung trong biện pháp phun lên trái ớt sau khi chủng bệnh với loại thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) thể hiện hiệu quả giảm được bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. ST1 có dạng bào tử hình cong. Còn đối với nghiệm thức xử lý Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) không thể hiện hiệu quả giảm được bệnh.

Đầu tiên biện pháp phun lên trái ớt sau khi chủng bệnh với nghiệm thức xử lý thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) tại thời điểm 4, 5 ,6 ,7 ngày trên trái ớt không thấy xuất hiện vết bệnh và có khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (Hình 3.6).

Amistar 250SC (PS)

Score 250EC (PS)

Đối chứng

Hình 3.6: Triệu chứng vết bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum sp. ST1) ở các nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý với thuốc Amistar 250SC, Score 250EC bằng biện pháp phun trước sau khi chủng bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng bệnh

Tiếp theo biện pháp phun lên trái ớt sau khi chủng bệnh với nghiệm thức xử lý thuốc Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) tại thời điểm 4, 5, 6, 7 ngày chiều dài vết bệnh lần lượt là 6,60 mm; 9,40 mm; 11,40 mm; 13,00 mm cao hơn rất nhiều và có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Điều đó cho thấy khi xử lý ở biện pháp phun sau khi bào tử nấm đã xâm nhập vào bên trong thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole không hiệu quả trong việc giảm bệnh mà còn làm cho vết bệnh có chiều hướng tăng lên so với nghiệm thức đối chứng (Hình 3.6).

Ở thời điểm thể hiện sự tương tác giữa BPXL và thuốc (4, 5, 6 và ngày sau khi chủng bệnh)

* Thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh

Khi so sánh chiều dài vết bệnh trung bình của từng biện pháp xử lý qua 2 loại thuốc thì ta thấy biện pháp phun thuốc trước có hiệu quả cao nhất. So sánh hiệu quả thuốc qua 2 biện pháp xử lý ta thấy trong đó thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất, còn đối với Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) qua 2 biện pháp xử lý cho hiệu quả giảm bệnh không cao và không khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Khi phân tích tương tác ở từng biện pháp xử lý trên từng loại thuốc ta thấy đối với thuốc Amistar 250SC thì biện pháp phun trước và phun sau đều cho hiệu quả cao nhất. Đối với thuốc Score 250EC thì biện pháp phun trước cho hiệu quả cao hơn ngược lại ở biện pháp phun sau không hiệu quả mà còn làm cho chiều dài vết bệnh cao hơn so với đối chứng.

* Tương tự ở các thời điểm 5, 6, 7 ngày sau khi chủng bệnh

Ta thấy biện pháp phun thuốc trước có hiệu quả hơn so với biện pháp phun sau. Hiệu quả của thuốc qua 2 biện pháp xử lý có sự khác biệt ta thấy thuốc Amistar 250SC hoạt chất Azoxystrobin cho hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất trên trái ớt không thấy triệu chứng bệnh thán thư. Còn đối với Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole hiệu quả thuốc qua 2 biện pháp xử lý không khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Ở từng biện pháp xử lý trên từng loại thuốc ta thấy thuốc Amistar 250SC thì cả hai biện pháp phun trước và phun sau đều cho hiệu quả cao nhất. Thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole ở biện pháp phun trước cho hiệu quả cao và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Còn ở biện pháp phun sau thuốc Score 250EC không hiệu quả và không khác biệt so với đối chứng.

Nhìn chung trải qua 4 thời điểm khảo sát cho thấy rằng, chỉ có thuốc Amistar 250SC (hoạt chất Azoxystrobin) là thể hiệu quả mạnh nhất trong việc phòng trị bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. ST1(dạng bào tử hình cong) ở cả 2 biện pháp phun trước và phun sau. Do hoạt chất Azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc

tử nấm. Kết quả tương tự với nghiên cứu của Holmes (2000); Zitter (2003); Olson và ctv. (2009); Trần Hà Anh (2009) thì Azoxystrobin rất có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium. Theo Olson và ctv.

(2007), báo cáo Azoxystrobin có tác dụng ức chế nấm Colletotrichum lagenarium trên hầu hết các loại cây thuộc họ bầu bí như dưa leo, bí rợ, dưa hấu, bí...Theo Keinath (2000) Azoxystrobin đã được nghiên cứu và đề nghị sử dụng phòng trừ bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra trên các cây họ bầu bí.

Azoxystrobin có tính nội hấp, nó có thể tiêu diệt tận gốc trong quá trình nấm xâm nhiễm và phát triển. Ngoài ra hoạt chất còn ít độc đối với ong, đó là một ưu điểm rất đáng chú ý.

Tương tự với kết quả thí nghiệm nấm Colletotrichum sp. ST2 đối với thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole có trong thuốc đã kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ergosterol, ngăn cản sự hình thành đĩa bám, sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh, 1999). Nhưng áp dụng biện pháp phun sau khi bào tử nấm đã xâm nhập vào bên trong thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole không hiệu quả trong việc giảm bệnh nhưng đối với biện pháp phun ngừa thì lại tỏ ra hiệu quả.

40

Bảng 3.6: Hiệu quả của 2 loại thuốc qua hai biện pháp PT và PS lên chiều dài vết bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp.

ST1 (dạng bào tử hình cong) gây ra ở thời điểm 4, 5, 6, 7 NSKCB

BPXL (B) Thuốc (T)

4 NSKCB 5 NSKCB 6 NSKCB 7 NSKCB

PT PS TB (T) PT PS TB (T) PT PS TB (T) PT PS TB (T)

Amistar Score Đối chứng

0,00 b 0,40 b 4,20 a

0,00 b 6,60 a 4,20 b

0,00 B 3,50 A 4,20 A

0,00 b 0,40 b 4,20 a

0,00 c 9,40 a 5,70 b

0,00 B 4,95 A 5,70 A

0,00 b 0,60 b 6,30 a

0,00 c 11,40 a 6,30 b

0,00 B 6,00 A 6,30 A

0,00 b 0,80 b 6,50 a

0,00 c 13,00 a 6,50 b

0,00 B 6,00 A 6,30 A

TB 1,53 3,60 2,07 5,03 2,30 5,90 2,43 6,50

Mức ý nghĩa F (B) **, F (T) ***, F(BT)*** F (B) **, F (T)***, F (BT)*** F (B) **, F (T) ***, F (BT) *** F (B) ** , F (T) ***, F (BT) ***

CV (%) 68,41 68,71 67,53 72,66

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một bảng được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái in thường giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % qua phép thử Duncan.

ns: khác biệt không ý nghĩa

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1 %.

***: khác biệt ở mức ý nghĩa 1 ‰.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC TRỪ nấm BỆNH lên sự PHÁT TRIỂN của HAI DÒNG nấm COLLETOTRICHUM SPP gây BỆNH THÁN THƯ TRÊN ớt TRONG điều KIỆN IN VITRO và IN VIVO (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)