III. SỰ DỊ BIỆT CỦA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 10 TẬP 1 BỘ CƠ BẢN VÀ BỘ NÂNG CAO
3. Tỉ lệ các phần
Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao có sự khác biệt về các phần trong cùng một quyển sách, cũng như đối chiếu hai bộ sách với nhau có sự khác biệt về tỉ lệ số tiết, số bài và văn bản đọc thêm, văn bản học chính thức. Người viết đã thống kê bảng số liệu sau:
Phân môn Ngữ văn 10 tập 1 bộ
cơ bản
Số tiết Ngữ văn 10 tập 1 bộ nâng cao
Số tiết
Đọc văn 53.7 % 29 55.5 % 40
Tiếng việt 14.8 % 8 15.2 % 9
Làm văn 31.5 % 17 31.94% 23
Tổng cộng 100 % 54 100 % 72
Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa các phần trong một bộ sách và khác nhau so với hai bộ sách. Ở bộ sách cơ bản phần Đọc văn, Tiếng việt, làm văn học kì 1 học sinh học 54 tiết (3 tiết *18 tuần), trong đó Đọc văn chiếm 29 tiết chiếm 53.7 %, Tiếng việt 8 tiết chiếm 14.8 %, Làm văn 17 tiết chiếm 31.5 %. Ở bộ sách nâng cao với tổng cộng là 72 tiết (4 tiết *18 tuần), trong đó phần Đọc văn 40 tiết chiếm 55.55 %, phần Tiếng việt 9 tiết chiếm 15.2 %, và Làm văn 18 tiết chiếm 31.9 %. Bộ nâng cao nhìn chung có số tiết nhiều hơn, chiếm tỉ lệ cao hơn trong các phần so với bộ cơ bản cụ thể:
Đọc văn hơn 11 tiết chiếm 1.8 %, Tiếng Việt hơn 5 tiết, chiếm 0.4 %, Làm văn hơn 5 tiết chiếm 0.44 %. Phần Tiếng việt và làm văn nhìn chung không chênh lệch nhau nhiều, chỉ có phần đọc văn ở hai bộ sách chênh lệnh nhau đến 11 tiết. Phần đọc văn ở cả hai bộ sách chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phần do ở bộ sách nâng cao tăng thêm số bài học theo thể loại mà sách cơ bản không được học.
Không chỉ vậy số bài đọc thêm và số bài học chính thức của hai bộ cũng có sự khác nhau:
Tên sách Bài Số bài Tỉ lệ Tổng số bài
Bài học chính thức
42 87.5 %
Ngữ văn 10 tập 1 bộ cơ
bản
Bài đọc them
8 12.5 %
48
Bài học chính thức
52 82.5 %
Ngữ văn 10 tập 1 bộ
nâng cao Bài đọc them
11 17.5 %
63
Ở bộ sách cơ bản số bài học chính thức là 42 bài chiếm 87.5%, số bài học thêm là 8 bài chiếm 12.5 %, trong khi đó bộ nâng cao số bài học chính thức là 52 bài hơn 10 bài chiếm 82.5 %, bài học thêm là 11 bài, hơn 3 bài chiếm 17.5
%. Sách nâng cao tăng lên số lượng đáng kể về tác phẩm học thêm và tác phẩm chính thức để bổ sung cho học sinh cái nhìn toàn diện hơn về diện mạo văn học.
Tỉ lệ các phần Đọc văn, Tiếng việt, Làm văn cụ thể như sau:
Đọc văn:
Bộ cơ bản Bộ nâng cao
Tên phần
Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ
Văn học sử 1 4.3% 1 3.3%
Văn học Việt nam
Bài khái 2 8.7% 2 6.7%
quát
Tác phẩm 12 52.2% 17 56.6%
Văn học nước ngoài 8 34.8% 10 33.3%
Tổng cộng 23 100% 30 100%
Cả chương trình cơ bản và nâng cao đều học chung chương trình văn học Việt Nam với các bài khái quát, văn học sử với số lượng là một bài nhưng tỉ lệ khác nhau. Ở bộ cơ bản văn học sử chiếm 4.3%, bài khái quát chiếm 8.7%, còn bộ nâng cao bài văn học sử chiếm 3.3%, khái quát chiếm 6.7%. Tác phẩm văn học lại có sự chênh lệch, bộ sách cơ bản chỉ có 12 bài chiếm 52.2 %, còn bộ nâng cao tăng lên 22 tác phẩm chiếm 56.6%. Như vậy sách nâng cao đã nâng lên về số lượng kiến thức yêu cầu của ban học. Tuy nhiên về phần văn học nước ngoài sách nâng cao tăng lên 2 bài nhưng tỉ lệ thấp hơn, bộ cơ bản 34.8%, bộ nâng cao là 33.3%. Nhìn chung tỉ lệ của các bài trong từng phần phụ thuộc vào cấu trúc chương trình.
Trong phần đọc văn, phần thể loại cũng có sự khác nhau:
Bộ cơ bản Bộ nâng cao
Thể loại
Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ
Sử thi 3 17.5% 4 13%
Truyện thơ 1 5.9% 1 3.2%
Truyện cổ tích
1 5.9% 2 6.5%
Ca dao dân ca
2 11.8% 6 19.2%
Truyền thuyết
1 5.9% 1 3.2%
Truyện cười 2 11.8% 2 6.5%
Thơ Đường luật
7 41.2% 13 42%
Thể hành 0 0% 1 3.2%
Chèo 0 0% 1 3.2%
Tổng cộng 17 100% 31 100%
Về phần thể loại, cả bộ cơ bản và bộ nâng cao đều có số bài về truyền thuyết là 1, truyện thơ là 1 bài, truyện cười là 1 bài nhưng tỉ lệ khác nhau. Ở bộ cơ bản, truyện thơ chiếm tỉ lệ 5.9%, truyền thuyết chiếm 5.9%, truyện cười
11.8%, bộ nâng cao truyện thơ chiếm 3.2 %, truyền thuyết 3.2 %, truyện cười 6.5%. Ở các thể loại khác, tỉ lệ hai bộ sách cũng khác. Bộ cơ bản, sử thi 3 bài chiếm 17.5%, truyện cổ tích 1 bài chiếm 5.9 %, ca dao dân ca hai bài chiếm 11.8%, thơ Đường luật 7 bài chiếm 41.2 %, thể hành và thể chèo không được đề cập đến. Ở bộ nâng cao, sử thi 4 bài, chiếm 13%, truyện cổ tích 2 bài chiếm 6.5 %, ca dao dân ca 6 bài chiếm 19.2%, tăng lên đáng kể 12.7% so với bộ cơ bản, thơ Đường Luật 13 bài chiếm 42%, Đặc biệt bộ nâng cao dành 3.2% cho thể loại hành với 1 bài và thể loại chèo 3.2% với 1 bài mà sách cơ ban không nhắc đến.
Tiếng việt:
Tỉ lệ số bài lí thuyết và bài thực hànhcũng có sự khác nhau:
Bộ cơ bản Bộ nâng cao
Tên dạng
bài Số bài Tỉ lệ Số tiết Tỉ lệ Số bài
Tỉ lệ Số tiết
Tỉ lệ Lí
thuyết
3 50 % 4 50% 3 50 % 4 44.4
% Thực
hành
3 50 % 4 50% 3 50% 5 55.6
% Tổng
cộng
6 100% 8 100% 6 100% 9 100
%
Về số bài cả lý thuyết và thực hành bộ cơ bản là 3 bài với bộ nâng cao là 3 bài. Lí thuyết chiếm 50%, thực hành chiếm 50 % số bài và số tiết của bộ cơ bản, tuy nhiên số tiết ở bộ nâng cao có sự thay đổi. Lí thuyết là 4 tiết chiếm 44.4%, thực hành 5 tiết chiếm 55.6 % trong tổng số 9 tiết. Như vậy ta thấy sách giáo khoa bộ nâng cao tăng thêm tiết và chú trọng phần thực hành nhiều hơn bộ cơ bản. Đó cũng là tính ưu việt của bộ sách nâng cao dành cho học sinh ban xã hội.
Phần làm văn:
Cũng giống như các phần Đọc văn, Tiếng việt, phần Làm văn tỉ lệ của hai bộ sách cũng có sự khác nhau:
Bộ cơ bản Bộ nâng cao
Tên dạng
bài Số bài Tỉ lệ Số tiết
Tỉ lệ Số bài
Tỉ lệ Số tiết
Tỉ lệ Lí
thuyết
3 25% 5 29.4% 5 26.3% 10 43.4%
Luyện tập
3 25% 6 35.4% 5 26.3% 4 17.4%
Bài viết
3 25% 3 17.6% 4 21.1% 4 17.4%
Trả bài viết
3 25% 3 17.6% 4 21.1% 4 17.4%
Ôn tập
0 0 0 0 1 5.2% 1 4.4%
Tổng cộng
12 100% 17 100% 19 100% 23 100%
Qua bảng số liệu trên, người viết nhận thấy rằng phần làm văn ở bộ sách cơ bản và nâng cao có tỉ lệ khá chênh lệch nhau về số bài, số tiết. Trước hết là số bài lí thuyết, số bài luyện tập, số bài viết, số bài trả bài viết ở bộ cơ bản là đều nhau, mỗi dạng bài có 3 bài và chiếm 25% trong tổng 12 bài. Còn ở bộ nâng cao có đến 19 bài trong đó có 5 bài lí thuyết chiếm 26.3%, 5 bài thực hành chiếm 26.3%, 4 bài viết chiếm 21.1%, 4 bài trả bài viết chiếm 21.1% và đặc biệt có 1 bài ôn tập làm văn chiếm 5.2% trong tổng số bài. Từ đó ta thấy bộ sách nâng cao chú trọng đến việc rèn luyện kiến thức và kĩ năng làm văn cho học sinh nhiều hơn. Ở bộ cơ bản chú trọng cả lý thuyết và thực hành, mặc dù không có dành tỉ lệ cho phần ôn tập. Về số tiết làm văn, cả hai bộ sách đều có lượng tiết thực hành tăng lên, ở bộ cơ bản có 5 tiết lý thuyết chiếm 29.4%, 6 tiết thực hành chiếm 35.4%, ở bộ nâng cao có đến 10 tiết lý thuyết chiếm 44.3% và 4 tiết thực hành chiếm 17.4%. Như vậy, bộ cơ bản chú ý đến phần luyện tập để học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn. Ở bộ nâng cao chú ý đến các thao tác, các bước để hướng dẫn học sinh tự làm bài tập ở nhà. Dù vậy, bộ sách nâng cao có nhiều bài lý thuyết giúp các em có đủ tri thức vốn sống trong các bài viết, để bài viết hay hơn, độc đáo hơn, có chiều sâu hơn. Số tiết trả bài viết và bài viết ở hai bộ sách chênh lệch không đáng kể. Bộ nâng cao có dành một phần cho tiết ôn tập, đây là bài củng cố cho học sinh đó cũng là một tiết hay nhằm nâng cao năng lực khái quát cho học sinh.
Tỉ lệ giữa các phần trên cho ta thấy ở bộ nâng cao chú trọng đến phần Đọc văn và Làm văn nhiều hơn phần Tiếng việt, còn bộ cơ bản chú ý đến phần đọc văn nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai bộ sách đã có sự sắp xếp tỉ lệ sao cho phù hợp với năng lực của học sinh mỗi ban.