CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
6.2. Các công cụ QLMT
6.2.4. Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức (công cụ truyền thông)
6.2.4.2. Truyền thông môi trường
Truyền thông là việc truyền thông tin hai chiều trong đó bên truyền tin cố gắng cung cấp thông tin và kêu gọi thay đổi hành vi, còn bên nhận tin sẽ cung cấp một số phản hồi như là kết quả của việc nhận tin. Các phản hồi này có thể được thực hiện thông qua hội thoại hoặc hoạt động. Các hình thức truyền thông là: phỏng vấn, họp dân, tập huấn, chiếu phim theo chủ đề có thảo luận... (Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010).
v Mục tiêu của truyền thông
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó giúp họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình BVMT.
- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc BVMT, xã hội hoá công tác BVMT.
- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội.
v Mục đích của một chương trình truyền thông nói chung có thể tóm tắt như sau:
- Truyền thông tin - Giới thiệu điển hình - Làm rõ mong đợi - Trao đổi ý tưởng - Thay đổi hành vi - Tránh hiểu nhầm - Nâng cao nhận thức - Thay đổi thái độ - Hạn chế hoài nghi - Cải thiện hiểu biết - Tăng cường năng lực - Huy động sự hỗ trợ
Theo đó, để đạt được những mục tiêu đề ra, có 05 bước chính mà truyền thông cần tác động đến đối tượng (Hình 6.2). Nhiệm vụ của người lập kế hoạch là phải xác định được Chương trình truyền thông dự kiến đạt tới bước nào.
5 Củng cố thành tập quán
4 Thay đổi hành vi
3 Thay đổi thái độ 2 Tăng cường sự quan tâm
1 Xây dựng nhận thức
Hình 6.2. Các bước để đạt tới mục tiêu truyền thông (Trương Quang Học và ctv, 2011) Điều quan trọng nhất là phải biết đối tượng truyền thông đang ở mức khó khăn nào từ đó có cách tác động phù hợp:
- Nếu đối tượng chưa được nghe, phải tìm cách làm cho họ nghe đầy đủ trước khi yêu cầu họ hiểu đúng.
- Nếu đối tượng chưa hiểu, phải tìm cách làm đơn giản hóa thông tin/thay đổi cách trình bày... để họ có thể hiểu trước khi yêu cầu họ chấp thuận.
- Nếu đối tượng chưa chấp thuận, phải tìm cách thuyết phục, vận động để họ chấp thuận trước khi yêu cầu họ thực hiện hành vi mới.
- Nếu đối tượng chưa thực hiện hành vi mới, phải tìm hiểu tại sao họ không áp dụng để tìm cách tác động kịp thời bằng các công cụ hỗ trợ (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật,..) trước khi hỏi họ tại sao không duy trì.
v Trình tự xây dựng một chương trình truyền thông (Hình 3):
Hình 6.3. Các bước xây dựng một chương trình truyền thông (Trương Quang Học, 2011)
v Xây dựng chương trình truyền thông
Có ba yếu tố tạo nên một chương trình truyền thông bao gồm: thông điệp (thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ…), cách tiếp cận đối tượng và kênh truyền thông mang thông điệp. Quan trọng là phải xác định được các yếu tố phù hợp, cần thiết trong chương trình truyền thông nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Hình 4).
Hình 6.4. Chiến lược truyền thông v Hình thức truyền thông
Có hai hình thức truyền thông cơ bản: kênh truyền thông trực tiếp và kênh truyền thông gián tiếp (Bảng 3). Mỗi loại hình thức đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu của đối tượng truyền thông, mục tiêu, quy mô của chương trình… từ đó xác định kênh truyền thông phù hợp.
1. Phân tích tình hình
& xác định vấn đề
2. Phân tích đối tượng truyền thông
3. Mục tiêu truyền
thông 4. Chọn phương tiện
truyền thông 5. Thiết kế thông
điệp
6. Tạo sản phẩm và
thử nghiệm 7. Tổ chức thực tế
8. Giám sát, đánh giá
& tài liệu hóa
Chiến lược truyền thông
Kênh truyền thông
Thông điệp Cách tiếp cận
Tình cảm – lý trí Bi quan – lạc quan Đám đông – cá nhân
Hài hước – nghiêm trang 1 chiều – 2 chiều
Thông tin Giáo dục Vận động Giải trí
Truyền thông gián tiếp Truyền thông trực tiếp
Bảng 6.3: Truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp
Tiêu chí Kênh truyền thông gián tiếp Kênh truyền thông trực tiếp
Định nghĩa - Là truyền thông không có thảo
luận, không có phản hồi. - Là truyền thông có thảo luận và phản hồi.
Mục tiêu - Nâng cao nhận thức - Thay đổi hành vi cá nhân
- Thay đổi hành vi của một nhóm đối tượng
- Sự tham gia của mọi người.
Nội dung - Các vấn đề môi trường toàn cầu, phát triển bền vững...
- Các vấn đề môi trường tại địa phương, sự tham gia của cộng đồng...
Đối tượng truyền thông
- Hầu như không có cơ hội trao đổi với người gửi
- Có tính thụ động.
- Tiếp xúc dễ dàng và trực tiếp với người gửi
- Có cơ hội trao đổi, phản ánh ý kiến, quan điểm với người gửi.
Cách tiếp cận
- Phổ biến thông tin một chiều (thông qua các loại hình thông tin đại chúng)
- Phổ biến thông tin hai chiều, có sự đối thoại giữa người gửi và người nhận thông tin
Phương tiện truyền thông
- Tivi, đài (báo chí, tài liệu...) - Khó duy trì sản phẩm truyền thông (với ti vi, đài)
- Văn nghệ, sự kiện, tập huấn, sinh hoạt tổ dân phố…
- Dễ duy trì bởi vì được chính những người hưởng lợi quản lý Yêu cầu - Đòi hỏi phải có chuyên môn - Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội về
truyền thông Phù hợp - Các vấn đề đang được công
chúng quan tâm
- Cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng
Ưu điểm
- Tiếp cận nhiều đối tượng trong thời gian ngắn
- Tạo được dư luận trong xã hội
- Tương tác với đối tượng truyền thông trong suốt quá trình - Tạo được sự thay đổi về nhận
thức và hành vi Nhược điểm Không hỗ trợ được các bước thay
đổi hành vi Hạn chế số lượng đối tượng tham gia
(Trần Phong và ctv, 2011) Sự phân chia thành hai loại hình truyền thông trực tiếp và gián tiếp chỉ là tương đối do có sự đan xen lẫn nhau. Tùy vào giác quan tác động mà tìm cách kích thích cao nhất sự tiếp thu của đối tượng. Một loại hình truyền thông có thể phù hợp với nhiều đối tượng, một đối tượng lại có thể quan tâm đến nhiều loại hình truyền thông.Vì vậy nên áp dụng cùng lúc các loại hình truyền thông khác nhau sẽ bổ trợ có hiệu quả lẫn nhau.