CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
2. Đặc điểm phân bố của giun đất ở khu vực nghiên cứu
2.1. Đặc điểm phân bố của giun đất theo các loại núi
Thành phần loài giun đất ở vùng núi đa dạng hơn đồng bằng nhưng mật độ và sinh khối thường thấp hơn (Thái Trần Bái, 2000). Kết quả thu được từ nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nhận xét trên.
Các núi ở khu vực nghiên cứu được chia thành 3 loại chính là núi đá granit, núi đá bazan và núi đá vôi. Ở mỗi loại núi có những đặc điểm về thảm thực vật, tính chất vật lí của đất, độ dốc, độ mùn,... khác nhau. Điều đó dẫn đến thành phần loài, mật độ, sinh khối và đặc điểm phân bố của giun đất cũng khác nhau giữa các loại núi. Theo số liệu bảng 2 và biểu đồ hình 13 chúng ta có.
2.1.1. Núi đá granit
Đá granit có ở núi Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất thuộc huyện Hòn Đất – Kiên Giang đất trên các núi này khá nhiều, phân bố xen kẻ với đá. Đặc điểm chung các núi Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất độ dốc tương đối lớn nên càng lên cao lớp thảm mục rất ít chính vì vậy đất chủ yếu nghèo dinh dưỡng, còi cọc có nhiều cát và khô nên số lượng và thành phần loài giun đất ít hơn chân núi. Ở chân núi lớp đất dày, nhiều xác bã thực vật giàu dinh dưỡng và thường ẩm ướt nên thành phần loài, mật độ và sinh khối cũng cao hơn ở sườn và đỉnh núi.
Chúng tôi đã thu được 8 loài giun đất ở ba núi Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất thuộc 2 giống, 2 họ, có 5 loài mới chưa xác định được tên khoa học (Pheretima sp. 2, Pheretima sp. 2n, Pheretima sp. 4n, Pheretima sp. 5n và Pheretima sp. 8n).
Có 3 loài xác định tên khoa học là: Pontoscolex corethrurus (n% = 0,27; p% = 0,13), Pheretima peguana (n% = không đáng kể; p% = 0,04) và Pheretima posthuma (tìm thấy trong mẫu định tính) Pheretima posthuma là loài sống chủ yếu trong đất cát hoặc đất thịt nhẹ, chúng tôi chỉ thu được dưới chân núi đất có nhiều cát và thường xuyên ẩm ướt, ngoài hai núi thu mẫu định tính là Hòn Me và Ba Trại hầu như không thu được Pheretima posthuma ở các núi của khu vực nghiên cứu.
Pontoscolex corethrurus (n% = 0,27) và Pheretima sp. 2 (n% = 0,16) chiếm số lượng tương đối cao là do hai loài này có môi trường sống thích hợp vùng đồi núi
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học
41
(Pontoscolex corethrurus) và môi trường đất xốp, ẩm chân núi (Pheretima. sp. 2 ).
4 loài mới thuộc giống Pheretima được tìm thấy ở đây chúng tôi tạm gọi là:
Pheretima sp. 2n (n% = 0,08; p% = 0,25), Pheretima sp. 4n (n% = 0,33; p% = 0,25), Pheretima sp. 5n (n% = 0,02; p% = 0,9), Pheretima sp. 8n (n% = 0,14; p% = 0,3) có những đặc điểm phân loại và những tập tính khác biệt với các loài đã từng tìm thấy trước đây.
- Pheretima sp. 2n: Số lượng cá thể tìm được không nhiều (n% = 0,08) nhưng do kích thước cơ thể trung bình lớn nên sinh khối chiếm tới (p% = 0,25).
Pheretima sp. 2n có môi trường sống rộng, có ở chân núi, sườn núi và đỉnh núi của ba núi đá granit. Tuy nhiên mật độ và trọng lượng trung bình thấp dần khi lên cao.
- Pheretima sp. 4n: Là loài chiếm số lượng cao nhất nhưng do kích thước cơ thể trung bình nên chiếm sinh khối không cao. Pheretima sp. 4n là loài giun đất hoạt động đào xới khá mạnh ở loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và độ ẩm tương đối cao, lượng phân do chúng thải ra được đưa lên mặt đất rất lớn tạo thành một lớp đất xốp màu đen khá dầy. Hòn Sóc là nơi số lượng Pheretima sp. 4n nhiều nhất (trung bình 26 cá thể/ m2) chiếm 43% số lượng cá thể. Một trong những nguyên nhân làm cho quần thể Pheretima sp. 4n phát triển là do độ ẩm ở núi Hòn Sóc cao hơn hai núi còn lại và chân núi có độ dốc tương đối thấp và bằng phẳng nên đó môi trường sống ổn định làm cho số lượng loài giun đất này phát triển mạnh hơn hai núi còn lại.
- Pheretima sp. 5n: Là loài sống chủ yếu ở lớp thảm mục, kích thước cơ thể lớn, chiếm sinh khối cao. Đặc biệt ở núi Hòn Đất kích thước Pheretima sp. 5n tăng đột biến (lớn hơn Pheretima sp. 5n ở các núi đá vôi và đá bazan gấp 3 - 4 lần). Có thể tạm giải thích nguyên nhân kích thước Pheretima sp. 5n tăng đột biến vì lớp thảm thực vật (chủ yếu là lá xoài) khá dày ở chân núi. Do độ dốc ở phía chân núi không lớn nên ít bị rửa trôi, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho Pheretima sp. 5n.
Trong quá trình thu mẫu thì phần lớn Pheretima sp. 5n sống sát bên các tảng đá có thể do ảnh hưởng một phần của nhiệt độ môi trường. Ngoài các yếu tố môi trường tác động làm cho kích thước Pheretima sp. 5n to lớn có thể còn yếu tố đột biến đa bội bộ nhiễm sắc thể.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học
42
Bảng 7: Thành phần loài, mật độ [n (con/m2)], sinh khối [p (g/m2)] và độ phong phú [n%, p%] của các loài giun đất ở ba loại đá núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang (Dựa trên số lượng trung bình trong các hố định lượng có diện tích bề mặt S = 1m2)
Ghi chú: +: 0 < n < 0,1; 0 < p < 0,01. * Số lượng hố định lượng
Núi đá granit (24 *) Núi đá vôi (36 *) Núi đá bazan (31*) Trung bình
n p n P n p n p
TT
Các loại đá núi
Taxon ∑ % ∑ % ∑ % ∑ % ∑ % ∑ % ∑ % ∑ %
1 Pont.corethrurus 13 0,27 3,4 0,13 1 0,03 0,2 0,01 21 0,7 5,1 0,42 12 0,33 2,9 0,16 2 Pheretima sp. 2 8 0,16 5,8 0,22 1 0,03 0,7 0,03 1 0,03 0,24 0,02 3 0,10 2,25 0,12 3 Pheretima sp. 5n 1 0,02 2,42 0,9 7 0,23 8,38 0,35 2 0,07 2,7 0,22 2 0,06 1,94 0,10
4 Pheretima bahli 16 0,53 8,4 0,35 4 0,13 3,4 0,28 7 0,19 3,93 0,21
5 Pheretima campanulata 4 0,13 6,4 0,26 + + 0,6 0,05 1 0,04 2,33 0,13
6 Drawida sp. 1 + + 0,02 + + + 0,32 0,03 + + 0,11 0,01
7 Drawida sp. 3 + + + + 2 0,07 0,14 0,01 1 0,04 0,09 0,01
8 Drawida sp. 2 + + 0,03 + + + + +
9 Pheretima houlleti + + + + + + + +
10 Dich. bolaui + + + + + + + +
11 Pheretima sp. 8n 7 0,14 0,7 0,3 1 0,03 + + 3 0,08 0,23 0,01
12 Pheretima peguana + + 1,2 0,04 + + 0,4 0,02
13 Pheretima sp. 4n 16 0,33 6,7 0,25 5 0,15 2,23 0,12
14 Pheretima sp. 2n 4 0,08 6,7 0,25 1 0,04 2,23 0,12
15 Pheretima sp. 7n + + + + + + + +
Tổng cộng 49 26,92 30 16,54 30 12,18 35 18,55
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 43 - Pheretima sp. 8n: Phần lớn số cá thể được tìm thấy ở núi đá granit, có thể
tìm thấy Pheretima sp. 8n ở hai núi đá vôi (Chùa Hang và Ba Tài) nhưng với số lượng rất ít. Theo quan sát đặc điểm hình dạng bên ngoài, Pheretima sp. 8n là loài sống vừa ở đất và trong lớp thảm mục.
Hình 13: Mối quan hệ giữa thành phần loài, mật độ và sinh khối của giun đất ở các loại đá núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang 2.1.2. Núi đá vôi
Do đặc điểm của núi đá vôi là phiến đá rất lớn và thẳng đứng nên hàm lượng đất trên đỉnh và sườn núi rất ít chủ yếu nhiều ở chân núi, đối với các núi có độ dốc nhỏ và có khai thác du lịch như: núi Đá Dựng, núi Thạch Động thì dọc theo đường lên núi vẫn có đất và thảm mục lên tới đỉnh núi. Các núi còn lại: Ba Tài, Chùa Hang và núi Hang Cá Sấu do vách núi quá thẳng đứng, không có hoặc rất ít đất và thảm mục ở sườn và đỉnh núi nên việc thu mẫu giun đất chủ yếu ở chân núi và ở các hốc đá có chứa các thảm mục trên sườn núi.
Có 11 loài giun đất được tìm thấy ở núi đá vôi: Pontoscolex corethrurus, Pheretima sp. 2, Pheretima sp. 5n, Pheretima bahli, Pheretima campanulata, Drawida sp. 1, Drawida sp. 2,Drawida sp. 3, Pheretima houlleti, Pheretima sp. 8n và Dich. bolaui thuộc 4 giống giun đất. Tuy thành phần loài ở loại núi này khá cao nhưng số lượng cao là các loài sống thảm mục: Pheretima campanulata (n% =
0 10 20 30 40 50 60
Đá Granit Đá Vôi Đá Bazan
Mật độ và sinh khối
0 2 4 6 8 10 12
Số lượng loài
Mật độ Sinh khối Số lượng loài
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 44 0,13; p% = 0,26), Pheretima bahli (n% = 0,53; p% = 0,35), Pheretima sp. 5n (n% =
0,23; p% = 0,35). Các thảm mục ẩm ướt ở hốc đá hay ven đường lên núi là điều kiện cho nhóm giun đất sống thảm mục phát triển. Số lượng cá thể đặc biệt nhiều là ở chân núi và các gốc cây trên núi do đất được giữ lại cùng với lớp thảm mục tương đối dày, càng lên cao thì số lượng càng thấp và không thu được mẫu ở đỉnh núi do lớp đất ở đây khô và chai cứng. Mặt khác, môi trường sống một số cá thể bị giới hạn trong các hố đá và ven theo đường nên lượng hữu cơ và lớp đất rộng lớn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa (ngập úng các hố, cuốn trôi lớp xác bả thực vật) dẫn đến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho giun đất hạn chế nên kích thước cá thể giun đất ở đây không lớn bằng các loài giun đất với các núi đá granit nếu xét cùng một loài.
Do môi trường sống không thuận lợi nhóm sống ở đất nên số lượng và khối lượng các loài giun đất chúng tôi tìm thấy rất ít cụ thể như sau: Pontoscolex corethrurus (n% = 1; p% = 0,03), Dich. bolaui (n% = không đáng kể; p% = không đáng kể), Drawida sp. 1 (n% = không đáng kể; p% = không đáng kể), Drawida sp.
2 ( n% = không đáng kể; p% = không đáng kể) và Drawida sp. 3 ( n% = không đáng kể; p% = không đáng kể).
Núi đá vôi chúng tôi tiến hành thu mẫu nhiều nhất nhưng số lượng và khối lượng mẫu thu được lại tương đối thấp. Nguyên nhân là do môi trường sống thường bị gián đoạn cục bộ ở sườn và đỉnh núi, ở chân núi của một số ít núi từng bị ảnh hưởng nhân tác do các hoạt công nghiệp xây dựng khiến đất ở đây thay đổi thành phần cơ giới: Thành phần đá xây dựng và xi măng trong đất, các vết đường xe tải,… một phần do sự nhiễm mặn đất ở chân núi (núi Hang Cá Sấu, núi Ba Tài) đã trở thành môi trường khắc nghiệt đối với giun đất.
2.1.3. Núi đá bazan
Đá mẹ bazan là loại đá kiềm có nhiều khoáng vật dễ phong hóa và có hàm lượng dinh dưỡng cao nên đất hình thành trên đá bazan có tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng phong phú (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005) nhưng trong thực tế quan sát qua quá trình thu mẫu giun đất ở các núi đá bazan tỉnh Kiên Giang chúng tôi thấy có những điểm sai khác tương đối quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất như: Tuy có lớp đất khá dày nhưng đất tương đối nghèo chất dinh dưỡng do độ dốc các núi lớn nên khi mưa xuống lượng
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 45 chất dinh dưỡng bị cuốn trôi làm đất mất dinh dưỡng chỉ còn lại chủ yếu là đất cát
sỏi, ngoài ra lớp thảm mục cũng rất ít.
Nếu phân loại giun đất theo các nhóm chức năng (nhóm hình thái - sinh thái): nhóm thảm mục, nhóm đào hang và nhóm ở đất (Thái Trần Bái, 1983) thì nhóm đào hang và nhóm sống ở đất chiếm ưu thế hơn so với nhóm thảm mục do điều kiện môi trường sống thích hợp. Phân tích các mẫu thu được ở các núi đất bazan, chúng tôi nhận thấy nhóm sống ở đất (Pontoscolex corethrurus) chiếm ưu thế hơn hết với 70% số lượng cá thể và 42% sinh khối. Pontoscolex corethrurus là loài có gốc Nam Mỹ (vùng địa động vật học Tân nhiệt đới) đã di nhập vào nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta loài này phổ biến và chiếm mật độ lớn trong tất cả các vùng đồi (Thái Trần Bái, 1997).
Ngoài Pontoscolex corethrurus, ở loại núi đá bazan chúng tôi còn thu được 8 loài giun đất khác: Pheretima campanulata (n% = không đáng kể; p% = 0,05), Pheretima sp. 2 (n% = 0,03; p% = 0,02 ), Pheretima bahli (n% = 0,13; p% = 0,28), Pheretima sp. 5n (n% = 0,07; p% = 0,22), Pheretima sp. 7n (n% = không đáng kể;
p% = không đáng kể), Drawida sp. 1 (n% = không đáng kể; p% = 0,03),Drawida sp. 3 (n% = 0,07; p% = 0,01) và Pheretima posthuma (mẫu định tính) phần lớn các loài giun đất này thuộc nhóm giun đất sống ở thảm mục vì vậy số lượng tìm được rất thấp và trọng lượng của từng cá thể cũng nhỏ do các loại núi này khá đặc trưng của vùng đồi núi là đất nghèo dinh dưỡng và chai cứng, khác hoàn toàn với các núi ở huyện Hòn Đất với lớp đất xốp giàu thảm mục ở chân núi.
Tóm lại: Thành phần loài giun đất giảm dần từ núi đá bazan, đá vôi và ít loài nhất là núi đá granit nhưng sinh khối núi đá granit cao nhất. Đặc điểm phân bố, số lượng loài, số lượng cá thể và sinh khối giảm dần khi lên cao.