CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
2. Đặc điểm phân bố của giun đất ở khu vực nghiên cứu
2.2. Đặc điểm phân bố giun đất theo sinh cảnh
2.2.3. Sinh cảnh rừng tự nhiên
Đây là sinh cảnh được tiến hành thu mẫu nhiều nhất với 60 hố định lượng (=
15m2) ở 10 núi thuộc ba huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên và do là rừng tự nhiên nên thành phần thực vật phong phú. Lớp thảm mục do rừng tự nhiên sinh ra không nhiều và chỉ giữ lại một lượng không lớn ở sườn núi quanh các gốc cây hoặc nơi bằng phẳng nên đất ở rừng tự nhiên không tơi xốp, đất nhiều đá sỏi, độ ẩm rất biến đổi và hầu như sinh cảnh này không chịu các tác động canh tác của con người. Ở chân núi thuộc sinh cảnh này thường bị nhiễm mặn do địa điểm các núi này nằm gần hoặc sát biển.
Sinh cảnh rừng tự nhiên có thành phần loài cao nhất (15 loài) nhưng so với hai sinh cảnh trên thì số lượng cá thể giun đất thu được tính trên m2 thấp nhất (28
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 49 cá thể/m2) và sinh khối (22,74 g/m2). Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định
của nhiều tác giả rằng thành phần loài giun đất ở đồi núi sẽ lớn hơn ở đồng bằng nhưng sinh khối thu được thì ngược lại. Trong 15 loài giun đất thu được gồm:
Pontoscolex corethrurus, Pheretima peguana, Pheretima sp. 2n, Pheretima sp. 4n, Pheretima sp. 5n, Pheretima sp. 8n, Pheretima bahli, Pheretima campanulata, Pheretima sp. 2, Pheretima houlleti, Dich. bolaui, Pheretima sp. 7n, Drawida sp. 1, Drawida sp. 2, Drawida sp. 3. Trong đó, Pheretima bahli, Pontoscolex corethrurus và Pheretima sp. 5n chiếm số lượng cá thể cao nhất với mật độ lần lượt là: n% = 0,36; 0,23; 0,16. Ở đây có hai nhóm có đặc tính sống hoàn toàn khác nhau được tìm thấy trong một sinh cảnh là Pheretima bahli, Pheretima sp. 5n sống chủ yếu trong lớp thảm mục và Pontoscolex corethrurus sống ở đất thịt nặng nghèo dinh dưỡng điều này cũng dễ hiểu do đặc đính đất của rừng tự nhiên ở đây không đồng nhất, số lượng Pheretima bahli và Pheretima sp. 5n tập trung ở lớp mùn bả thực vật, tuy là rừng tự nhiên lớp thực vật trên đất rất ít và đất có độ ẩm thấp nên Pontoscolex corethrurus chiếm số lượng cao.
Tóm lại: Sinh cảnh vườn xoài chân núi chúng tôi tìm thấy chỉ có 7 loài nhưng mật độ và sinh khối so với sinh cảnh rừng trồng và rừng tự nhiên thì cao nhất. Rừng trồng có 11 loài nhưng mật độ và sinh khối nhỏ. Rừng tự nhiên có 15 loài, số lượng giữa các loài rất dao động, chiếm ưu thế là Pheretima bahli (n% = 0,36) và Pontoscolex corethrurus (n% = 0,23).
2.3. Độ đa dạng và hệ số ngang bằng của quần xã giun đất ở khu vực nghiên cứu Dựa vào công thức tính độ đa dạng của Shannon và hệ số ngang bằng của quần xã sinh vật chúng tôi có bảng 9.
Bảng 9: Độ đa dạng và hệ số ngang bằng của giun đất ở các sinh cảnh của các loại đá núi
Loại núi Đá granit Đá vôi Đá bazan
Sinh cảnh V Tr TN N V Tr TN N V Tr TN N
Số loài 7 6 6 7 - - 10 10 - 7 7 9
H’ 1,64 1,57 1,38 1,65 - - 1,28 1,28 - 1,18 0,58 1,03 E 0,84 0,87 0,77 0,85 - - 0,56 0,56 - 0,60 0,3 0,47 Ghi chú: V: Sinh cảnh vườn xoài chân núi; Tr: Sinh cảnh rừng trồng; TN: Sinh cảnh rừng tự nhiên; N: Loại đá núi; - : Không có sinh cảnh hoặc không có loài trong sinh cảnh đó.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 50 0
0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
Đá granit Đá vôi Đá bazan
Độ phong phú và hệ số ngang bằng
0 2 4 6 8 10 12
Số loài giun đất
H’
E Số loài Dựa vào bảng 9 chúng ta thấy ở cùng một loại núi với các sinh cảnh khác nhau thì có độ đa dạng và hệ số ngang bằng cũng khác nhau. Núi đá granit – sinh cảnh vườn xoài chân núi có độ đa dạng cao (H’ = 1,64) hệ số ngang bằng cao nhất ở sinh cảnh rừng trồng (E = 0,87). Nếu xét cùng một sinh cảnh cho các loại núi (núi đá granit, núi đá vôi, núi đá bazan) thì sinh cảnh rừng tự nhiên của núi đá granit có độ đa dạng và hệ số ngang bằng cao nhất điều này nói lên sự đa dạng về số loài giun đất và các loài trong quần xã này có sự ngang bằng về số lượng, không có loài chiếm ưu thế tuyệt đối. Qua đó, phản ảnh phần nào điều kiện sống của môi trường đang thuận lợi hay khó khăn cho các loài này phát triển.
Độ đa dạng và hệ số ngang bằng không những phụ thuộc vào số lượng loài có trong quần xã mà còn phụ thuộc vào mức độ giá trị của các loài đóng góp vào quần xã đó như thể nào. Bảng 9 cho thấy tuy số lượng loài ở sinh cảnh rừng tự nhiên - núi đá vôi cao nhất (10 loài, H’ = 1,28; E = 0,56) nhưng so độ đa dạng và hệ số ngang bằng với sinh cảnh rừng tự nhiên - núi đá granit thì thấp hơn (6 loài, H’ = 1,38; E = 0,77).
Hình 15: Mối quan hệ giữ thành phần loài, độ phong phú và hệ số ngang bằng của giun đất ở các sinh cảnh thuộc khu hệ nghiên cứu.
Rừng tự nhiên - núi đá granit cùng số lượng loài với rừng tự nhiên - núi đá bazan nhưng độ đa dạng rừng tự nhiên – núi đá bazan lại thấp (6 loài, H’ = 0,58; E
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Bộ môn Sư phạm Sinh học 51
= 0,3). Như vậy, nếu so cùng một sinh cảnh thì núi đá bazan có độ đa dạng và hệ số ngang bằng thấp nhất, nhưng sinh cảnh rừng tự nhiên - núi đá bazan có loài ưu thế.
Xét một cách tổng thể độ đa dạng và hệ số ngang bằng của 3 loại núi (Hình 15) thì chúng ta dễ dàng nhận thấy: núi đá granit có độ đa dạng và mức độ bền vững của quần xã giun đất cao nhất do các loài ở đây có độ phong phú hay giàu có tương đối ngang nhau hơn so với nơi khác. Theo Odum (1983), trong quần xã không có loài ưu thế thì mức bình quần (độ đa dạng) là tối đa.
Độ phong phú và hệ số đa dạng giữa các núi sẽ giảm dần từ núi đá ganit đến núi đá vôi và thấp nhất là núi đá bazan chứng tỏ giữa các loài giun đất ở núi đá granit có mối quan hệ với nhau lớn. Theo Margalef’ (1968) cho rằng sự đa dạng càng lớn thì có nghĩa là các chuỗi dinh dưỡng càng dài, càng có nhiều hiện tượng cộng sinh, ký sinh... Núi đá bazan và núi đá vôi do những điều kiện tự nhiên quy định nên tính chất đất bất thuận lợi và ít có những yếu tố cần thiết cho sự sinh tồn tại và phát triển của nhiều loài giun đất. Loài giun đất nào thích nghi tốt với điều kiện đó thì sẽ chiếm ưu thế, những loài giun đất nào kém thích nghi hoặc di chuyển đến nơi khác hoặc giảm số lượng, sinh khối và thu hẹp vùng phân bố,... đôi khi dẫn đến diệt vong. Ở núi đá bazan chúng ta thấy Pontoscolex corethrurus là loài chiếm ưu thế do thích nghi được với điều kiện sống nơi đây, đối với núi đá vôi Pheretima bahli là loài ưu thế do thích hợp khi sống lớp thảm thực vật dưới gốc cây trên núi, hay hốc đá trên núi.
Tóm lại: Các sinh cảnh khác nhau của cùng một loại núi sẽ có độ đa dạng và hệ số ngang bằng không giống nhau. Các loại núi lại càng có sự khác biệt này. Núi đá granit là nơi có độ đa đạng và hệ số ngang bằng của giun đất cao nhất so với hai loại núi còn lại. Độ đa dạng thấp khi giá trị vai trò của các loài có sự chênh lệch nhau, từ đó sẽ có loài ưu thế.