2.4.1 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có vai trò quan trọng trong hệ thống giám sát, quản lý tài chính thông qua vai trò là một ngân hàng lớn của Mỹ cũng như của thế giới. Fed giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng, đảm bảo hệ thống tài chính
và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra thì Fed càng đẩy mạnh việc giám sát và quản lý hệ thống tài chính. Trong đó phải nói đến việc giám sát và quản lý hoạt động của các ngân hàng và các tập đoàn.
Fed giám sát ngân hàng bằng cách tăng cường quản lý vốn, quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro và thông tin giám sát.
Khi xem xét các bài học từ khủng hoảng thì một vấn đề nữa được quan tâm là vai trò của giám sát tập đoàn. Khủng hoảng đã cho thấy việc quản lý rủi ro kịp thời và hiệu quả ở cấp độ cả tập đoàn thực sự quan trọng đối với các tổ chức tài chính lớn, và tất cả các tổ chức tài chính có tầm ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống phải được giám sát chặt chẽ ở mức tập đoàn. Giám sát tập đoàn cũng nâng cao khả năng đánh giá của Fed đối với năng lực tuân thủ quy định, quy chế và pháp luật của các tổ chức.
Trong bài phát biểu tại hội nghị ngân hàng trung ương thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Jackson Hole vào ngày 25/8/2017, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã lập luận rằng các quy chế giám sát tài chính hậu khủng hoảng đã làm cho hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
2.4.2 Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SEC)
SEC là từ viết tắt của Securities and Exchange Commission: “The Federal agency that administers U.S. securities laws, headed by five appointed members”.
Cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Mỹ này được thành lập vào
năm 1934, cùng lúc với sự ra đời của đạo luật về giao dịch chứng khoán (Securites and Exchange Act of 1934).
SEC là một cơ quan chính phủ độc lập giữ trách nhiệm chính về việc thực hiện các luật chứng khoán liên bang và giữ kiểm soát hoàn toàn nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ, giao dịch các quyền chọn và cổ phiếu của quốc gia, và thị trường chứng khoán khác. Ngày nay, SEC có thẩm quyền rộng lớn trong nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ. Nó có quyền đăng ký, kiểm soát và giám sát các đại lý chuyển nhượng, công ty môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ, và thậm chí các tổ chức tự quản lý của quốc gia.
SEC được thành lập với hai mục đích chính: 1 bảo vệ các nhà đầu tư và 2 duy trì sự toàn vẹn của các thị trường chứng khoán. SEC cũng giám sát các thành phần tham dự chủ yếu của thế giới chứng khoán, bao gồm các nhà môi giới, tư vấn đầu tư, quỹ tương hỗ và các công ty chứng khoán cũng như công ty cổ phần.
Mỗi năm, SEC giải quyết từ 400 đến 500 vụ vi phạm luật chứng khoán mà người vi phạm là các cá nhân và các công ty với các vi phạm điển hình, như mua bán nội gián, gian lận kế toán và cung cấp thông tin giả dối hoặc sai lệch về chứng khoán hoặc các công ty phát hành chứng khoán.
SEC có nhiệm vụ chủ yếu là giám sát và điều hành thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức trong đó có cả Quốc hội, các bộ và cơ quan liên bang, các tổ chức tự điều hành, các cơ quan điều hành chứng khoán quốc gia và rất nhiều cơ quan thuộc khu vực tư nhân.
2.4.3 Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC)
Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) được thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống
Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng 8.390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.
Trách nhiệm của FDIC như sau:
• Đảm bảo khoản tiền gửi lên đến 100.000 đô la Mỹ (779.800 đô la Hồng Kông) trong tất cả các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm của Hoa
• Kỳ.Thúc đẩy sự an toàn và hợp lý của các tổ chức lưu ký được bảo hiểm và hệ thống tài chính Hoa Kỳ bằng cách xác định, giám sát và giải quyết các rủi ro đối với quỹ bảo hiểm tiền gửi.
• Điều chỉnh khoảng 6 000 ngân hàng "không phải là thành viên" của nhà nước.
FDIC không nhận được khoản phân bổ của Quốc hội. Nguồn kinh phí từ phí bảo hiểm tiền gửi do ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm thanh toán và từ thu nhập từ đầu tư vào chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ.
FDIC quản lý hai quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang, đó là Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng (BIF) và Quỹ Bảo hiểm Hiệp hội Tiết kiệm (SAIF). Tiền gửi tại hầu hết các ngân hàng thương mại và nhiều ngân hàng tiết kiệm được bảo hiểm bởi BIF. Khoản tiền gửi trong hiệp hội tiết kiệm được bảo hiểm bởi SAIF. Cả hai chương trình bảo hiểm tiền gửi BIF và SAIF đều được ủng hộ bởi đức tin và tín nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ.
Để được bảo hiểm bởi FDIC, một ngân hàng phải chứng minh rằng nó đang được thực hiện có lãi và công bằng và đóng phí bảo hiểm. Số tiền mỗi ngân hàng chi trả phụ thuộc vào số tiền của ngân hàng trong tiền gửi và số tiền trong BIF và SAIF là bao nhiêu.
2.4.4 Những thay đổi về quan điểm giám sát tài chính tại Mỹ sau khủng hoảng 2008
Thứ nhất, tái cấu trúc thiết chế giám sát theo hướng giám sát hợp nhất (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) ở cấp độ liên bang nhằm nhận diện đúng, đủ và kịp thời rủi ro hệ thống. Như vậy, phải có cơ quan/ủy ban (ở cấp liên bang) có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác điều phối chính sách giám sát và các cơ quan có chức năng giám sát trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia.
Thứ hai, nâng cao vai trò giám sát cần trọng vĩ mô, kết hợp giám sát vĩ mô và giám sát vi mô. Rủi ro lây nhiễm giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực là lớn và cần phải được giám sát chặt chẽ. Các chuyên gia của Fed và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đánh giá, nghiên cứu biến động vĩ mô, biến động từ nền kinh tế thực tới ổn định của hệ thống tài chính nói chung và từng định chế tài chính nói riêng.
Thứ ba, tăng cường hệ thống quy phạm pháp luật về giám sát tài chính theo hướng tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tăng cường chuẩn mực an toàn tài chính, đặc biệt về mức đủ vốn, thanh khoản, kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao như sở hữu, tài trợ, góp vốn vào các quỹ rủi ro, quỹ cổ phần nhằm chống lại rủi ro thị trường của các định chế tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ tư, tăng cường giám sát tại chỗ, kết hợp giám sát tại chỗ và giám sát từ xa trong giám sát vi mô theo mô hình CAMELS. FDIC nhận diện rủi ro của từng định chế thông qua giám sát từ xa trước khi đánh giá, phân tích các báo cáo tài chính, những biến động vĩ mô và nền kinh tế thực có thể tác động lên định chế.