Bài học phát triển hệ thống tài chính Mỹ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ mỹ trong phát triển thị trường tài chính (Trang 32 - 39)

Hệ thống tài chính mạnh và được quản lý, kiểm soát tốt là vô cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống tài chính.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng pháp lí, hệ thống chỉ số đánh giá rủi ro và mô hình báo động sớm là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thị trường tài chính.

Phát triển kinh tế xã hội phải làm tiền đề cho phát triển thị trường tài chính.

Chính phủ kiểm soát thị trường một cách hợp lí thông qua các công cụ thị trường.

Kinh nghiệm hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng và đa dạng hóa các công cụ thị trường tài chính.

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Vai trò của nhà nước đối với thị trường tài chính Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh số 25 trang 201-206.

2. Duy Cường (2008), chứng khoán thế giới 2008: khó tin nhưng là thực tế, báo vneconomy. Truy cập từ http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung- khoan-the-gioi-2008-kho-tin-nhung-la-thuc-te-20081231022338397.htm 3. http://slideshare.vn/taichinhnganhang/de-tai-khung-hoang-tai-chinh-toan-

cau-va-bai-hoc-rut-ra-doi-voi-viet-nam-woh1tq.html

4. http://luanvan.net.vn/luan-van/thuc-trang-hoat-dong-cua-he-thong-tai- chinh-my-58177/

5. http://luanvan.co/luan-van/he-thong-tai-chinh-my-52736/

6. http://www.legco.gov.hk/yr00-01/english/library/0001in10.pdf

7. http://www.luanvan.co/luan-van/de-tai-khung-hoang-tai-chinh-my-va- van-de-giam-sat-he-thong-tai-chinh-ngan-hang-tai-viet-nam-21820/

8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t

%C3%A0i_ch%C3%ADnh_Hoa_K%E1%BB%B3_2007- 2009#Chính_phủ

9. Alsli clemirgue – Kunt (2012), Finance & economic development: The role of government, The oxford handbook of banking.

10.http://www.macrotrends.net 11. https://www.sec.gov/

12. https://www.federalreserve.gov/data.htm

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là:

A. Do giá dầu lửa tăng liên tục

B. Do cán cân thương mại Mỹ bị thâm hụt nghiêm trọng C. Do khủng hoảng ở thị trường bất động sản Mỹ

D. Cả A, B và C

2. Cơ quan quản lý hoạt động Ngân hàng thương mại có hiệu quả và an toàn nhất sẽ phải là:

A. Ngân hàng Trung ương B. Bộ Tài chính.

C. Bộ Công an.

D. Bộ Tư Pháp.

E. Không phải tất cả các cơ quan nói trên 3. Cơ sở hạ tầng tài chính gồm:

A. Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, các trung gian tài chính, tài chính cá nhân và hộ gia đình.

B. Thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

C. Hệ thống luật pháp và quản lý Nhà nước, hệ thống giám sát, thông tin, thanh toán, dịch vụ chứng khoán, nhân lực.

D. Các giao dịch tài chính trong nước giữa các cá nhân và tổ chức, các giao dịch quốc tế giữa các nước.

4. Lý do khiến cho sự phá sản ngân hàng được coi là nghiêm trọng đối với nền kinh tế.

A. Một số lượng nhất định các doanh nghiệp và công chúng bị thiệt hại.

B. Các cuộc phá sản ngân hàng làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

C. Một ngân hàng phá sản sẽ gây nên mối lo sợ về sự phá sản của hàng loạt ngân hàng khác .

D. Tât cả các ý trên đều sai

5. Hoạt động huy vốn bằng cách phát hành chứng khoán và sử dụng huy động vốn để cho vay là nghiệp vụ của:

A. Quỹ đầu tư

B. Công ty chứng khoán C. Công ty bảo hiểm D. Công ty tài chính

6. Các trung gian tài chính xuất hiện bởi các nguyên nhân chính nào sau đây A. Do NHTW quyết định thành lập

B. Do tín dụng trực tiếp gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao

C. Do yêu cầu chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính D. Do đòi hỏi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 7. Quỹ hưu trí là loại hình trung gian tài chính nào sau đây:

A. Định chế tiết kiệm theo hợp đồng B. Định chế trung gian đầu tư

C. Định chế nhận tiền gửi D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: A. Quỹ hưu trí là một loại hình trung gian tài chính thuộc các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (contractual saving institutions) và là một trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng (nonbank finance).

8. Công cụ nào dưới đây của thị trường tài chính không phụ thuộc vào thị trường vốn

A. Cổ phiếu ưu đãi B. Tín phiếu kho bạc C. Cổ phiếu thường D. Trái phiếu

9. Hệ thống tài chính được cấu thành bởi các bộ phận nào sau đây:

A. Thị trường tài chính, chủ thể tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính

B. Thị trường tài chính, định chế taì chính trung gian, cơ sở hạ tầng tài chính C. Chủ thể tài chính, định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng tài chính D. Chủ thể tài chính, định chế tài chính trung gian, hệ thống giám sát và

quản lý nhà nước, thị trường vốn

10. Một trong những đặc trung cơ bản của tín dụng là:

A. Làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn B. Không làm thay đổi quyền sử dụng, làm thay đổi quyền sở hữu vốn C. Làm thay đổi quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn

D. Không làm thay đổi quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. Khi NHTW bán trái phiếu chính phủ cho các NHTM thì lượng vốn sẵn sàng cho vay của các NHTM tăng lên

Sai. Khi NHTW bán trái phiếu cho NHTM làm khoản tiền dự trữ của NHTM chuyển thành CK dẫn tới cho vay giảm xuống

2. Chính sách chiết khấu là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ do nó có thể ngăn chặn đc sự sụp đổ hàng loạt của các NHTM

Sai. Chiết khấu không phải là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì NHTM ko nhất thiết phải vay vốn từ NHTW.

3. Các hãng môi giới ở Mỹ vận động rất ráo riết duy trì đạo luật Glass- Steagall để các hãng môi giới đó có lợi thế hơn và mở rộng các hoạt động cho vay ngắn hạn.

Sai. Đạo luật này nhằm mục đích để các hãng môi giới đó không phải cạnh tranh với các NHTM trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

4. Các công ty ở Mỹ tự do phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

Sai. Các công ty khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác phải đệ trình báo cáo tài chính chi tiết và sẵn sàng niêm yết trước công chúng. SEC xác định xem liệu các báo cáo công khai này đã đầy đủ và chính xác hay chưa, từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra những đánh giá thực tế và dựa trên thông tin đầy đủ về các loại chứng khoán khác nhau.

5. FDIC không nhận được khoản phân bổ của Quốc hội.

Đúng. Nguồn kinh phí từ phí bảo hiểm tiền gửi do ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm thanh toán và từ thu nhập từ đầu tư vào chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ.

6. Sau khủng hoảng tài chính, Mỹ thực hiện giám sát tài chính theo hình thức phân lập.

Sai. Tái cấu trúc thiết chế giám sát theo hướng giám sát hợp nhất (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) ở cấp độ liên bang nhằm nhận diện đúng, đủ và kịp thời rủi ro hệ thống. Như vậy, phải có cơ quan/ủy ban (ở cấp liên bang) có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác điều phối chính sách giám sát và các cơ quan có chức năng giám sát trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia.

7. Fed sẽ kiểm soát các cú sốc kinh tế?

Đúng. Chúng ta đều biết rằng khi bạn gửi một khoản tiền, tiền không nằm im trong két sắt của ngân hàng cho đến khi bạn cần tiền và muốn rút tiền. Hầu

hết số tiền được đem đi đầu tư và đây cũng chính là cách các ngân hàng làm ra tiền. Tất nhiên, có những luật lệ quy định số tiền dự trữ ngân hàng buộc phải có. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả người gửi tiền đều muốn rút tiền tại cùng một thời điểm? Đây chính là lúc Fed phải thực hiện vai trò của nó: người cho vay cuối cùng

Fed có quyền lực đặc biệt: in tiền. Theo lý thuyết, Fed có thể in tiền để giải cứu cá nhân hoặc tổ chức. Với vai trò là đồng tiền pháp định, đồng bạc xanh không bị neo vào bất cứ thứ gì (chế độ neo đồng USD vào vàng kết thúc từ năm 1971).

8. Cấu trúc của thị trường tài chính của các quốc gia đều giống nhau.

Sai. Dưới các góc nhìn khác nhau, thị trường tài chính được phân thành các thị trường bộ phận khác nhau. Việc phân loại đó cũng chỉ là tương đối, tuỳ vào điều kiện phát triển thị trường tài chính và tập quán mỗi quốc gia. Ví dụ, thị trường tài chính ở Mỹ được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhưng ở Pháp, thị trường tài chính và thị trường tiền tệ tạo nên thị trường vốn. ở nước ta hiện nay, tuy thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nhưng cấu trúc thị trường tài chính gần giống như quan niệm ở Mỹ.

a. Căn cứ theo phương thức vận động của luồng tài chính.

- Thị trường tài chính gián tiếp.

- Thị trường tài chính trực tiếp.

b. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của công cụ tài chính.

- Thị trường tiền tệ - Thị trường vốn

c. Căn cứ theo cách thức huy động vốn.

- Thị trường nợ.

- Thị trường vốn cổ phần.

d. Căn cứ vào số lần mua đi bán lại của các công cụ tài chính.

- Thị trường sơ cấp.

- Thị trường thứ cấp.

9. Nhà nước là nhân tố khách quan có ý nghĩa quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính.

Sai. Vì Sản xuất hàng hóa và tiền tệ là nhân tố mang tính khách quan có ý nghĩa quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính và Nhà nước là

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ mỹ trong phát triển thị trường tài chính (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w