CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tại xã Ngọc Thanh 24 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em dưới năm tuổi tại xã Ngọc Thanh
4.3.1. Mối liên hệ SDD trẻ em < 5 tuổi và đặc điểm cơ bản của bà mẹ, hộ
Người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở gia đình chủ yếu là bà mẹ, trừ một số trường hợp đặc biệt (do lý do sức khỏe, công việc….). Những đặc điểm của bà mẹ và hộ gia đình có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng SDD của trẻ. Việc tìm hiểu về những đặc điểm này là rất cần thiết. Qua bộ phiếu phỏng vấn chúng tôi đã có được thông tin về đặc điểm cơ bản của bà mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn…) và điều kiện kinh tế hộ gia đình, số người trong gia đình. Kết quả trình bày ở bảng 2a.
Bảng 2a. Đặc điểm cơ bản bà mẹ và hộ gia đình
Đặc điểm Số lượng (n = 186) Tỷ lệ (%)
Tuổi mẹ
<= 20 54 29,03
21 – 25 61 32,8
26 – 30 46 24,7
31 - < 35 14 7,5
> 35 11 5,9
Nghề nghiệp
Làm ruộng 160 86
CBCNV 16 8,6
Buôn bán, dịch vụ 10 5,4
Dân tộc Kinh 98 52,7
Sán Dìu 88 47,3
Trình độ văn hóa
Mù chữ 7 3,8
Cấp 1 75 40,3
Cấp 2 83 44,6
Từ cấp 3 trở lên 21 12,9
Kinh tế Hộ nghèo 24 12,9
Không nghèo 162 87,1
Số người trong gia
đình
3 người 24 12,6
4 người 52 27,4
5 người 63 33,6
>= 6 người 50 26,5
Nhận xét:
- Về đặc điểm cơ bản của các bà mẹ:
+ Bà mẹ ở độ tuổi 22 – 25 là nhiều nhất (32,8%), số bà mẹ > 35 tuổi là ít nhất (5,9%).
+ Chủ yếu các bà mẹ ở Ngọc Thanh làm nghề nông (86,0%), một bộ phận nhỏ là CBCNVC và buôn bán, làm dịch vụ.
+ Ngọc Thanh là một xã vùng sâu, xa của tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài người Kinh có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu. Số bà mẹ là người dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm tới 47,3%.
+ Trình độ văn hóa của các bà mẹ chủ yếu là cấp 2 (44,6%) và cấp 1 (40,3%), vẫn còn 3,8% số bà mẹ mù chữ.
- Về đặc điểm cơ bản của hộ gia đình:
+ Trong số 186 bà mẹ tham gia phỏng vấn có 24 bà mẹ thuộc diện hộ nghèo (12,9%).
+ Số hộ gia đình 3 người có tỷ lệ thấp nhất (12,6%); hộ 5 người chiếm tỷ lệ cao nhất (33,6%).
Vậy những đặc điểm cơ bản của bà mẹ và hộ gia đình có liên quan như thế nào đến tình trạng SDD của trẻ. Ở đây chúng tôi chỉ có điều kiện tìm hiểu trên đối tượng trẻ SDD thể nhẹ cân. Trong số 186 trẻ là con của các bà mẹ chúng tôi thu thập được thông tin có 42 trẻ bị SDD thể nhẹ cân. Kết quả tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi trình bày ở bảng 2b.
Bảng 2b: Mối liên hệ SDD trẻ em < 5 tuổi và đặc điểm cơ bản của bà mẹ và hộ gia đình( n= 186)
Đặc điểm Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)
Tuổi mẹ
<= 20 14/54 25,9
21- 25 15/61 24,6
26 – 30 8/46 17,3
31 - < 35 3/14 14,3
> 35 2/11 18,2
Nghề nghiệp
Làm ruộng 40 /160 25
CBCNV 1 /16 6,3
Buôn bán, dịch vụ 1/10 10
Dân tộc Kinh 21/98 21,4
Sán Dìu 21/88 23,86
Trình độ học vấn
Mù chữ 4/7 57,1
Cấp 1 19/75 25,3
Cấp 2 18/83 21,7
Từ cấp 3 trở lên 1/21 4,8
Kinh tế Hộ nghèo 6/24 25
Không nghèo 36/162 22,2
Số người trong gia đình
3 người 4/24 16,7
4 người 9/52 17,3
5 người 16/63 25,4
>= 6 người 13/50 26
Nhận xét
- Tỷ lệ trẻ SDD cao nhất gặp ở những bà mẹ <= 20 tuổi (25,9%), thấp nhất là nhóm tuổi mẹ 31 – 35 tuổi (14,3%).
- Trình độ học vấn của các bà mẹ đa phần từ dưới cấp 2 trong đó vẫn còn các bà mẹ mù chữ nên tỷ lệ SDD của trẻ có mẹ trong các nhóm này rất cao. Đặc biệt quá nửa số trẻ có mẹ mù chữ bị SDD (4/7 trẻ = 57,1%).
- Nghề nghiệp của người mẹ ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ SDD của trẻ.
25% số trẻ có mẹ làm ruộng bị SDD. Tỷ lệ này ở những bà mẹ là CBCNVC và làm dịch vụ, buôn bán lần lượt là: 6,3%; 10%. Công việc đồng áng vất vả tốn nhiều thời gian, mức thu nhập không cao mặt khác những bà mẹ làm nông nghiệp khi nông nhàn lại tranh thủ đi làm thuê để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy những bà mẹ này ít có điều kiện quan tâm, chăm sóc con so với những bà mẹ làm nghề khác.
- 23,86% trẻ có mẹ là người dân tộc Sán Dìu bị SDD, tỷ lệ này ở trẻ là con của các bà mẹ người Kinh là 21,4%.
- Yếu tố kinh tế gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất để có thể đạt tới chỉ số tối ưu về sức khỏe và dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25% số trẻ SDD ở những gia đình được xếp vào hộ nghèo và 22,2% trẻ SDD ở những hộ gia đình không nghèo.
- Những gia đình có 6 thành viên trở lên tỷ lệ SDD trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất 26,0% còn những gia đình 3 người tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp nhất 16,7%.