Trách nhiệm của các nước nhập khẩu và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tóm Tắt Một Số Quy Định Chung Của Quốc Tế Và Của Các Nước Có Liên Quan Đến Xuất Khẩu Thủy Sản (Trang 38 - 41)

PHẦN 1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN OIE

1.3. Trách nhiệm của các nước nhập khẩu và xuất khẩu

Trách nhiệm của các nước nhập khẩu và xuất khẩu được quy định tại Chương 5.1 của Bộ luật trên cạn và Chương 5.1 của bộ luật dưới nước.

Cơ sở dữ liệu thông tin về dịch bệnh động vật trên Thế giới (WAHID), có thể truy cập trên trang web của OIE có chứa một loạt các dữ liệu có liên quan để đánh giá nguy cơ và đưa ra quyết định về các biện pháp phòng bệnh, bao gồm:

- Các báo cáo đột xuất do các nước thành viên gửi - Các báo cáo tiếp theo do các nước thành viên gửi

- Báo cáo sáu tháng mô tả tình hình các bệnh trong danh mục của OIE;

- Báo cáo hàng năm cung cấp các thông tin về sức khỏe động vật, và công tác thú y...

Khi sử dụng dữ liệu trong WAHID, tình hình vệ sinh của nước nhập khẩu và xuất khẩu có thể được so sánh với mục đích của việc thiết lập các điều kiện trong thương mại.

1.3.1. Trách nhiệm của các nước nhập khẩu

Như đã nêu trong Hiệp định SPS của WTO, nước nhập khẩu có quyền lựa chọn mức độ bảo vệ thích hợp đối với các vấn đề về sức khỏe động thực vật và an toàn thực phẩm.

Nước nhập khẩu không nên áp đặt các biện pháp liên quan đến các bệnh hoặc các mầm bệnh không trong danh mục OIE, trừ khi bệnh hoặc tác nhân gây bệnhkhông trong danh mục này đã được xác định là có nguy cơ cao,trên cơ sở đánh giá nguy cơ về nhập khẩu được tiến hành theo khuyến cáo của OIE.

Các khuyến nghị của các Bộ luật quan tâm tới tình hình sức khỏe động vật tại nước xuất khẩu, và cho rằng bệnh được áp đặt các biện pháp khi không có mặt tại các nước nhập khẩu hoặc, nếu có, là bệnh mà có chương trình giám sát chính thức tại nước nhập khẩu. Nước nhập khẩu không nên áp đặt các biện pháp vệ sinh cho các bệnh hoặc các mầm bệnh đã xuất hiện tại các nước nhập khẩu, trừ khi chúng đã được không chế chính thức, và trong trường hợp này, các biện pháp áp dụng để nhập khẩu không nên chặt chẽ quá so với các kiểm soát bệnh chính thức được áp dụng đối với các động vật và sản phẩm động vật tương tự ở nước nhập khẩu.

Một thành viên của OIE có thể yêu cầu nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật vào lãnh thổ của mình với các biện pháp vệ sinh được áp dụngchặt chẽhoặc dễ dàng hơn các đề xuất trong các cuốn Bộ luật. Khi mà các biện pháp này khắc khe hơn thì phải dựa đánh giá rủi ro có khoa học, xem xét trong các tiêu chuẩn của OIE.Nước nhập khẩu nên công bố một danh sách các trạm cửa khẩu nhập khẩu động vật sản phẩm động vật. Các thông tin này sẽ giúp ích cho các nước xuất khẩu chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa nhờ vậy tạo điều kiện cho thương mại quốc tế.

Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trên các trang web của OIE trong tài liệu: Xây dựng các biện pháp phòng bệnh trong nhập khẩu các hàng hóa là động vật .

1.3.2. Trách nhiệm của các quốc gia xuất khẩu

Theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, các nước xuất khẩu cần cung cấp các thông tin sau, để cho phép các đối tác thương mại thẩm định các tuyên

bố của nước xuất khẩuvề tình trạng sức khỏe toàn quốc và nếu có thể là sự tồn tại của các khu vực/vùng an toàn với các bệnh nhất định:

- Tình hình sức khỏe động vật, bao gồm cả cập nhật thường xuyên và kịp thời về sự xuất hiện của bệnh phải báo cáo;

- Hệ thống thông tin quốc gia về sức khỏe động vật, bao gồm các qui định pháp lý, các chương trình và các thủ tục có hiệu lực;

- Khả năng của quốc gia đó áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh trong danh mục của OIE có liên quan;

- Thông tin về cơ cấu tổ chức của ngành thú y/thú y thủy sản và các cơ quan thẩm quyền theo chương 3.1 và 3.2 của Bộ luật trên cạn và chương 3.1 Bộ luật dưới nước;

- Thông tin kỹ thuật, đặc biệt là trên các xét nghiệm sinh học và vắc xin áp dụng trong toàn bộ hoặc một phần của lãnh thổ quốc gia.

Lô hàng động vật và một số sản phẩm động vật thông thường được kiểm tra bởi một cán bộ thú y (hoặc một bác sĩ thú y tư nhân được ủy quyền chính thức) trước khi xuất khẩu. Các bác sĩ thú y này cấp một giấy chứng nhận kiểm dịch theo các thỏa thuận thống nhất giữa các cơ quan thú y của nước xuất khẩu và nhập khẩu. OIE cung cấp mẫu giấy chứng nhận và các nước thành viên được khuyến khích sử dụng mẫu này như là căn cứ cho thương mại.

Cơ quan Thú y của nước nhập khẩu có trách nhiệm sau cùng với việc cấp giấy chứng nhận thú y được sử dụng trong thương mại quốc tế.

Dựa trên Bộ luật trên cạn Điều 5.1.3, Cơ quan thẩm quyền thú y của các nước xuất khẩu nên:

- Đưa ra các thủ tục chính thức ủy quyền cho các bác sĩ thú y cấp giấy chứng nhận, ghi rõ chức năng và nhiệm vụ của họ và các điều kiện giám sát và trách nhiệm giải trình, bao gồm cả các thủ tục tạm ngừng và chấn dứt ủy quyền này;

- Đảm bảo rằng các bác sỹ thú y cấp giấy chứng nhận được hướng dẫn và đào tạo các vấn đề có liên quan, và

- Giám sát các hoạt động của các bác sỹ thú y cấp giấy chứng nhận để đánh giá tính trung thực và công bằng của họ.

Theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu nên cung cấp thông tin về các lô hàng xuất khẩu, bao gồm:

- Ngày dự kiến nhậpcảnh vào lãnh thổ của các nước nhập khẩu;

- Các loài động vật xuất;

- Số lượng;

- Các phương tiện vận tải; và

- Trạm cửa khẩu ở nước nhập khẩu nơi cáclô hàng sẽ đến.

Việc tuân thủ các khuyến nghị này giúp đảm bảo an toàn thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Tóm Tắt Một Số Quy Định Chung Của Quốc Tế Và Của Các Nước Có Liên Quan Đến Xuất Khẩu Thủy Sản (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w