Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xác định đặc điểm hình thái nhện gié - Nuôi sinh học nhện gié trong ống thân lúa
+ Chuẩn bị ống thân lúa: chọn những ống thân lúa to, sạch bệnh để làm thí nghiệm. Các ống thân lúa được bịt kín ở 2 đầu, phía thân dưới cắt thừa 1 đoạn 3cm để cắm vào xốp ẩm. Ở 1/3 ống thân lúa dùng dao tem cắt ngang 1/5 đường kính ống thân và 1cm dọc ống thân. Phần cắt không tách hẳn ra mà dùng làm lắp đậy cho chính ống thân lúa đó. Chính phần nắp đậy này có tác dụng giữ ẩm và tạo môi trường giống trong ống thân khi chưa cắt. Cả ống thân được cắm lên mảnh xốp ẩm để nuôi.
+ Chuyển nhện để nuôi: Dùng kim côn trùng số 00 chuyển nhện vào trong ống thân lúa, sau đó dùng giấy nilon quấn chặt vết cắt và xung quanh vết cắt. Ống thân lúa được cắm vào mảnh xốp ẩm để nuôi. Nhện được nuôi trong nhiệt độ phòng.
+ Theo dõi 1 ngày 2 lần, cứ 3 ngày thay ống thân lúa một lần. Một ống thân lúa phải thay sẽ nhân cho nhiều ống thân mới. Cắt từng đoạn nhỏ của ống thân lúa phải thay lần luợt cho vào các ống thân mới để tiếp tục nuôi và nhân thêm số lượng nhện.
+Cắt một đoạn ống thân lúa được nuôi đem ra quan sát trên kính lúp soi nổi, có thể cho đoạn mẫu đó vào tủ lạnh khoảng 1 phút rồi đem ra quan sát các pha của nhện gié. Dùng kim côn trùng số 00 chuyển từng pha của nhện gié (Trứng, nhện non di động, nhện non không di động, trưởng thành đực và trưởng thành cái) để quan sát dưới kính lúp soi nổi và chụp ảnh.
- Quan sát tỉ mỉ từng pha của nhện gié, mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc theo Jeppson et al., (1975) và Nguyễn Văn Đĩnh (1994), đo kích thước các pha phát dục của nhện gié qua kính lúp soi nổi.
2.3.2. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ và mức độ gây hại của nhện gié
- Điều tra diễn biến mật độ và mức độ gây hại của nhện gié theo vụ lúa:
Mỗi vụ lúa trong năm điều tra đại diện ở trà chính vụ (vụ mùa chính vụ 2011).
Ở mỗi vụ điều tra trên một số giống lúa cấy phổ biến: Khang dân 18, Nếp N97, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1.
- Điều tra định kỳ 7 ngày một lần, từ sau lúa cấy/sạ đến khi thu hoạch.
- Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên theo đường chéo, điểm cách bờ ít nhất 2m.
- Mỗi điểm lấy 10 khóm, mỗi khóm lấy 1 dảnh, dùng kéo cắt sát gốc dảnh lúa và cho 10 dảnh của 1 điểm vào 1 túi nilon có đánh số, đem về phòng thí nghiệm quan sát và soi trên kính lúp, độ phóng đại 40x.
Ở các ruộng đại diện cho mỗi yếu tố (thời vụ, giống lúa, chân đất) tiến hành điều tra theo QCVN01-38:2010/BNNPTNT (Bộ NN&PTNT).
Chỉ tiêu điều tra
- Mật độ nhện gié/dảnh, phân cấp hại, tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%).
Phân cấp hại của dảnh lúa (trước trỗ) và của bông lúa (sau trỗ).
Phân cấp hại theo 9 cấp.
Trước trỗ:
+ Cấp 1: < 1/6 diện tích bẹ lá có vết hại.
+ Cấp 3: >1/6 - 1/3 diện tích bẹ lá có vết hại.
+ Cấp 5: >1/3 - 1/2 diện tích bẹ lá có vết hại.
+ Cấp 7: > 1/2 - 3/4 diện tích bẹ lá có vết hại.
+ Cấp 9: > 3/4 diện tích bẹ lá và thân có vết hại, thân cây bị thâm đen.
Trên bông:
+ Cấp 1: < 1% hạt bị hại + Cấp 3: 1 - 5% hạt bị hại + Cấp 5: > 5 - 25% hạt bị hại + Cấp 7: > 25 - 50% hạt bị hại + Cấp 9: > 50 % hạt bị hại Công thức tính
- Mật độ nhện (con + trứng/ dảnh) = Tổng số nhện, trứng đếm được Tổng số dảnh điều tra
Tổng số dảnh bị hại
- Tỷ lệ hại (%) = x 100 Tổng số dảnh điều tra
(N1 x 1) + ... + (Nn x n)
- Chỉ số hại (%) = x 100 N x K
Trong đó: N1: là số dảnh bị hại ở cấp 1 Nn: là số dảnh bị hại ở cấp n N: là tổng số dảnh điều tra
K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp (= 9) 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm trong chương trình Microsoft Excel, IRRISTAT 4.0 (Phạm Tiến Dũng, 2003) [2], (Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng, 2006) [9].