Đặc điểm hình thái của nhện gié S. spinki

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và mức độ gaya hại của Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Trang 23 - 31)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái của nhện gié S. spinki

Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2006)[6], nhện gié có 4 pha phát triển: Trứng, nhện non di động, nhện non không di động và nhện trưởng thành.

Để xác định kích thước giữa các pha phát dục của nhện gié, phân biệt nhện gié với các loài nhện hại khác, chúng tôi tiến hành đo kích thước cả chiều dài cà chiều rộng từng pha nhện gié bằng mắt kính có thước qua kính lúp soi nổi.

Cắt một đoạn ống thân lúa được nuôi đem ra quan sát trên kính lúp soi nổi, có thể cho đoạn mẫu đó vào tủ lạnh khoảng 1 phút rồi đem ra quan sát các pha của nhện gié. Dùng kim côn trùng số 00 chuyển từng pha của nhện gié (Trứng, nhện non di động, nhện non không di động, trưởng thành đực và trưởng thành cái) để quan sát tỉ mỉ dưới kính lúp soi nổi, chụp ảnh, đo kích thước và mô tả đặc điểm hình thái, kết quả được nghi lại qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kích thước các pha phát triển của nhện gié S. spinki

Pha phát dục Chỉ tiêu

Kích thước Nhỏ nhất

(àm)

Lớn nhất (àm)

Trung bình (àm)

Trứng Chiều dài 101,9 166,9 130,1±6,2

Chiều rộng 70,0 101,6 82,9±2,6 Nhện non di động Chiều dài 155,5 320,1 241,7±18,1

Chiều rộng 75,6 137,1 101,6±6,1 Nhện non không di

động

Chiều dài 272,1 313,6 287,6±4,8 Chiều rộng 86,3 145,3 108,9±6,2 Trưởng thành đực Chiều dài 218,7 326,9 242,7±12,5

Chiều rộng 120,2 150,7 128,8±3,4 Trưởng thành cái Chiều dài 250,9 310,5 286,2±6,2

Chiều rộng 75,6 113,5 94,2±3,4 Qua bảng 3.1, cho thấy kích thước pha trứng của nhện trung bình là chiều dài 130,1 ± 6,2àm và chiều rộng 82,9 ± 2,6àm.

Hình 3.1. Trứng nhện gié S. spinki trong khoang mô lá

Trứng nhện hình ô van, màu trắng trong, sáng bóng, bề mặt có nhiều chất nhày. Trứng mới đẻ có màu trắng đục sau chuyển sang trắng trong, trong suốt. Trứng sắp nở có màu trong suốt, dễ lẫn và khó phát hiện. Một đầu trứng có sọc màu trắng đục chính giữa theo chiều dọc của quả trứng. Nhện đẻ trứng rời rạc từng quả rồi dính lại với nhau nhờ có chất kết dính trên bề mặt trứng.

Giai đoạn nhện non di động, có sự biến động về kích thước cơ thể khá lớn do chúng chích hút dinh dưỡng từ lá và biến đổi kích thước cơ thể khá nhiều, kớch thước trung bỡnh là chiều dài 241,7 ± 18,1àm và chiều rộng 101,6

± 6,1àm.

Hình 3.2. Pha nhện non di động của nhện gié S. Spinki

Nhện non mới nở rất nhỏ bé, không khác nhiều so với kích thước của trứng. Nhện non mới nở (nhện non di động) có màu trắng với 3 dôi chân. Mặt lưng nhện sần sùi, lớp do ngoài mỏng và có nhiều ngấn ngang, dọc. Cuối cơ thể có một sọc màu trắng đục chia phần cuối lưng thành hai nửa bằng nhau.

Nhện non di động có khả năng di chuyển chậm chạp xung quanh vỏ trứng sau đó bò đến vị trí có các con nhện non khác cùng tuổi. Chúng chích hút trong khoang mô để lớn dần, di chuyển dần nhanh hơn. Nhện non di động lớn rất nhanh và có nhiều biến đổi về kích thước cơ thể và hình thái. Nhện non di động sắp chuyển sang pha nhện non không di động cở thể căng tròn và chuyển sang mầu trắng đục. Khi chuyển sang giai đoạn mới, nhện non di động di chuyển chậm lại và đến gần những cá thể nhện khác đã chuyển tuổi.

Pha nhện non di động này chưa phân biệt được đực, cái.

Trong khi ở giai đoạn nhện non không di động, nhện nằm im chỉ chuyển hóa về chất bên trong cơ thể mà không hề lớn lên nên kích thước khụng cú sự biến động lớn, kớch thước trung bỡnh là chiều dài 287,6 ± 4,8àm và chiều rộng108,9 ± 6,2àm.

Hình 3.3. Pha nhện non không di động của nhện gié S. Spinki

Nhện non không di động cơ thể căng tròn, màu trắng đục. Chúng cũng có 3 đôi chân nhưng không di chuyển mà duỗi thẳng. Giai đoạn này kích

thước của nhện tương đương kích thước của nhện gié trưởng thành, tuy nhiên vẫn chưa phân biệt được đực cái qua đặc điểm hình thành.

Kích thước của nhện ở pha trưởng thành là lớn nhất do nhện đã phát triển hoàn thiện để thực hiện vai trò sinh sản trong duy trì nòi giống. Tuy nhiên, con đực có sự khác biệt khá rõ so với con cái. Con đực tuy to hơn về chiều ngang cơ thể nhưng chiều dài lại kém hơn con cái khá nhiều, trung bình là chiều dài 242,7 ± 12,5àm và chiều rộng 128,8 ± 3,4àm.

Hình 3.4. Pha trưởng thành đực nhện gié S. Spinki.

Trưởng thành đực màu vàng đậm, giữa lưng có một đốm trắng đục. Cơ thể to và di chuyển rất nhanh nhẹn, chúng di chuyển qua lại qua khoang lá để tìm con cái sắp hóa trưởng thành cho quá trình giao phối. Nhện có nhiều ngấn ngang, dọc, mặt lưng sần sùi. Nhện có 4 đôi chân to khỏe, đôi chân thứ tư biến thành kìm để giữ con cái trong quá trình giao phối. Khi di chuyển, đôi chân thứ tư của nhện đực cong lên. Toàn bộ cơ thể và nhất là kìm có nhiều lông bao quanh. Trong quá trình giao phối, trưởng thành đực đến vị trí có nhện non không di động chuẩn bị hóa trưởng thành nhanh chóng dùng chân và kìm cắp con cái lên lưng rồi cõng đi. Nếu trong quần thể nhện đó có nhiều con đực hơn hoặc đực cái xấp xỉ nhau, sẽ xảy ra hiện tượng nhiều con đực tranh dành nhau một con cái.

Kích thước cơ thể con cái lại ngược lại so với con đực, chiều dài của cơ thể lớn hơn nhiều so với chiều rộng của chúng, trung bình là chiều dài 286,2 ± 6,2àm và chiều rộng 94,2 ± 3,4àm.

Hình 3.5. Pha trưởng thành cái nhện gié S. Spinki

Nhện trưởng thành cái trước khi chưa đẻ trứng (có thể đã qua giao phối hoặc chưa qua giao phối) có màu vàng đậm, thon nhỏ và di chuyển rất nhanh trong bẹ và cả bên ngoài của khoang mô lá. Nhện cái có 4 đôi chân nhưng đôi chân thứ tư biến đổi thành dạng vuốt mảnh. Nhện cái bước vào giai đoạn đẻ trứng có sự thay đổi rất rõ về kích thước cơ thể. Bề ngang to dần ra, lối lõm về các phía, phần thân trước gồ lên và cao hơn hẳn thân sau. Nhện chuyển từ mầu vàng khá đậm sang mầu vàng nhạt hoặc trắng đục, 2 đầu nhện thuôn nhọn và di chuyển chậm chạp trong mô lá. Nhện cái sau đẻ trứng kích thước gần bằng nhện cái trước đẻ trứng nhưng di chuyển chạm chạp hơn nên ít phá hại hơn nhện cái trước đẻ trứng.

Đặc biệt ở con trưởng thành cái, giữa đôi chân thứ nhất và đôi chân thứ 2 có một đôi bộ phận phụ tương ứng ở 2 bên. Vai trò của bộ phận này có thể liên quan đến khả năng trữ khí của nhện gié để thực hiện quá trình hô hấp.

Các tác giả trên thế giới cũng có những mô tả về bộ phận này tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào sâu để tìm hiểu vai trò của nó đối với đời sống của nhện gié.

Chính vì thế, nếu dựa vào kích thước cơ thể nhện đã có thể thấy sự khác nhau về hình thái của nhện và có thể phân biệt được các pha của nhện.

So sánh với kết quả trước đây trên thế giới cho thấy kết quả này không có sự sai khác nhiều. Theo Smiley (1967) [33], con cái trưởng thành có kích thước chiều dài và chiều rộng tương ứng là 274àm và 108àm, trong khi con đực cú kớch thước tương ứng là 217àm và 121àm. Như vậy, về cơ bản qua kích thước ta đều có thể phân biệt được giới tính, tuy nhiên vẫn có sự khác nhau tùy thuộc các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, mùa vụ…

3.2. Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trên một số giống lúa cấy vụ mùa 2011 tại Vĩnh Phúc

Vụ mùa 2011, điều tra trên 4 giống lúa cấy phổ biến tại Vĩnh Phúc là Khang dân 18, Nếp N97, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, kết quả thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Diễn biến mật độ nhện gié hại lúa vụ mùa 2011 tại Vĩnh Phúc Giai đoạn sinh trưởng Mật độ nhện gié (con/dảnh)

KD18 Nếp N97 BT 7 HT 1

Đẻ nhánh (13/7) 0 0 0 0

Đẻ nhánh (20/7) 0 0 0 0

Đẻ nhánh (27/7) 0,2±1,5 0,3±1,7 0,1±0,7 0,6±2,5 Làm đòng (3/8) 0,8±4,2 1,9±6,3 0,5±2,3 2,1±6,7 Làm đòng (10/8) 4,2±14,8 4,7±13,7 1,8±6,8 5,3±14,5 Làm đòng (17/8) 9,8±30,3 12,6±29,2 3,8±11,2 14,7±31,4 Đòng –Trỗ (24/8) 18,1±40,5 20,4±38,6 6,6±15,2 22,1±37,5 Trỗ (31/8) 38,9±68,1 43,6±66,2 17,4±39,4 46,3±62,0 Chín sữa (7/9) 51,2±76,9 54,8±77,2 26,3±45,2 56,7±68,9 Chín sữa (14/9) 36,3±51,1 39,4±51,6 21,7±39,0 41,2±47,4 Chín sáp (21/9) 12,5±16,8 17,6±24,8 8,3±17,1 19,5±25,3 Chín hoàn toàn (28/9) 3,7±5,0 4,1±4,8 2,4±3,3 4,7±5,3

Kết quả điều tra cho thấy: nhện gié phát sinh gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh (27/7) với mật độ thấp (0,1-0,6 con/dảnh). Mật độ nhện gié tăng dần theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, mật độ tăng vào giai đoạn làm đòng (từ 1,8-5,3 con/dảnh) và đỉnh cao vào giai đoạn trỗ và chín sữa (26,3- 56,7 con/dảnh). Giống Hương thơm số 1 và Nếp 97 có mật độ nhện gié gây hại cao hơn giống Khang dân 18 và Bắc thơm số 7. Giống Hương thơm số 1 vào giai đoạn làm đòng có mật độ nhện gié gây hại (22,1 con/dảnh) và đạt đỉnh cao vào giai đoạn chín sữa (56,7 con/dảnh).

Giống Bắc thơm số 7 vào cuối giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn làm đòng có mật độ nhện gié thấp (0,5-6,6 con/dảnh), mật độ nhện tăng dần và đạt đỉnh cao vào giai đoạn chín sữa (26,3-56,7 con/dảnh). Giai đoạn chín sáp và chín hoàn toàn mật độ nhện gié giảm rõ rệt (hình 3.6).

51.2

26.3

2.1

22.1

56.7

4.7 0

10 20 30 40 50 60

ĐN (13/7)

ĐN (20/7)

ĐN (27/7)

LĐ (3/8)

LĐ (10/8)

LĐ (17/8)

Đ-T (24/8)

Trỗ (31/8)

CSU (7/9)

CSU (14/9)

CSA (21/9)

CHT (28/9) Mật độ

(con/dảnh)

Ngày điều tra KD18 Nếp N97 BT 7 HT 1

Hình 3.6. Diễn biến mật độ nhện gié hại lúa vụ mùa 2011 tại Vĩnh Phúc (Ghi chú: ĐN- đẻ nhánh; LĐ- làm đòng; Đ-T- đòng- trỗ; CSU- chín sữa;

CSA- chín sáp; CHT- chín hoàn toàn).

Tỷ lệ hại của nhện gié trên lúa vụ mùa 2011 ở Vĩnh Phúc tăng nhanh từ giai đoạn làm đòng (tỷ lệ hại từ 8-15%) tới giai đoạn trỗ. Giai đoạn trỗ, tỷ lệ hại trên các giống lúa từ 23-38% và cao nhất ở giai đoạn chín hoàn toàn (giống Bắc thơm số 7 là 42% và giống Hương thơm số 1 là 54%).

Chỉ số hại của nhện gié trên các giống lúa cũng tăng nhanh ở giai đoạn làm đòng (chỉ số hại là 0,56% với giống Bắc thơm số 7 và 1,33% trên giống Hương thơm số 1). Giai đoạn trỗ, chỉ số hại của nhện gié trên các giống từ 3,67-6,67% . Giai đoạn chín hoàn toàn, chỉ số hại từ 6,67-10,44% (hình 3.7).

42 54

6.67 10.44

0 10 20 30 40 50 60

ĐN (13/7)

ĐN (20/7)

ĐN (27/7)

LĐ (3/8)

LĐ (10/8)

LĐ (17/8)

Đ-T (24/8)

Trỗ (31/8)

CSU (7/9)

CSU (14/9)

CSA (21/9)

CHT

(28/9) Ngày điều tra TLH (%)

0 2 4 6 8 10 12CSH (%)

KD18 TLH(%) Nếp N97 TLH(%) BT 7 TLH(%) HT 1 TLH(%) KD18 CSH(%) Nếp N97 CSH(%) BT 7 CSH(%)

Hình 3.7. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié hại lúa vụ mùa 2011 Đánh giá sự gây hại của nhện gié thông qua chỉ tiêu tỷ lệ hại và chỉ số hại trong vụ mùa cho thấy ở giai đoạn lúa đẻ nhánh với mật độ từ 0,2-0,6 nhện/dảnh và mật độ nhện hại tăng cao nhất vào giai đoạn lúa chín sữa (51,2- 56,7 con/dảnh), Với tỷ lệ hại lệ hại của nhện gié cao nhất là 54% và chỉ số hại tương ứng là 10,44%.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và mức độ gaya hại của Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)