4.1. Kết luận:
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được trong thời gian nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn rất cao chiếm 42,43% số trẻ em trong huyện . Nguyên nhân là do:
- Trình độ học vấn của cha mẹ có liên quan trực tiếp tới tình trạng mắc bệnh của trẻ có tới 58,56% số trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng và còi xương có liên quan tới trình độ học vấn.
- Nghề nghiệp của cha mẹ trẻ cũng ,là 1 yếu tố có liên quan tới tình trạng mắc bệnh của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu có 55,56% số trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng có liên quan tới nghề nghiệp của cha mẹ.
- Mức lương của cha mẹ trẻ: có tới 59,22% số trẻ mắc bệnh có liên quan tới mức lương của cha mẹ.
- Kiến thức dinh dưỡng của các bà mẹ: theo kết quả nghiên cứu có tới 47,85% số trẻ mắc bệnh do kiến thức dinh dưỡng của các bà mẹ.
- Chu kì khám sức khỏe của trẻ: có 59,62% số trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương.
- Chăm sóc vệ sinh thân thể trẻ: có 29,62% số trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, có 36,2% số trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ: có 27,64% số trẻ bị suy dinh dưỡng, có 41,12% số trẻ mắc bệnh còi xương.
- Chế độ uống sữa của trẻ; có 21,38% trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng và 17,9% số trẻ mắc bệnh còi xương có liên quan tới chế độ uống sữa của trẻ.
4.3. Kiến nghị:
Suy dinh dưỡng và bệnh còi xương là 2 căn bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 4 – 5 tuổi. Hai căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triẻn của nền kinh tế nước nhà. Ngày nay tuy đã có nhiều biện pháp nhằm phòng và trị 2 căn bệnh này tuy nhiên tỉ lệ trẻ em trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn ở mức rất cao. Qua quá trình nghiên cứu tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huynh cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với trẻ. Đồng thời cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc trẻ khoa học và thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ để phát hiện sớm những trường hợp trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
2. Tạo điều kiện cho trẻ được học tập và vui chơi trong môi trường sạch, trong lành, thoáng mát, chú ý tới việc phát triển thể lực cho trẻ.
3. Các giáo viên và các phụ huynh cần thường xuyên trau dồi thêm kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đồng thời giữa giáo viên và phụ huynh trẻ cũng thường xuyên có sự trao đổi với nhau về tình hình của trẻ ở lớp cũng như ở nhà để có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
4. Cần có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình trẻ về nội dung – phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc phát triển cơ thể trẻ một cách toàn diện.
5. Tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng cho toàn cộng đồng đặc biệt là các đối tượng: các cô nuôi dạy trẻ, những người sắp làm cha mẹ, những bà mẹ đang mang thai, cho con bú; những bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng, còi xương. Hướng dẫn họ cách chọn thực phẩm, cách chế biến thực
phẩm, chế độ dinh dưỡng phù hợp với bà mẹ mang thai cho con bú, với những trẻ nhỏ.
6. Khuyến khích các bà mẹ mang thai đi khám thai định kì để phát hiện kịp thời những tình trạng xấu và kịp thời điều trị.
7. Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kì, khi phát hiện bệnh cần phải được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ không tự ý điều trị gây nên những hậu quả không mong muốn.