Thực thi cam kết của Việt Nam về TBT

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Hiệp định TBT trong các doanh nghiệp (Trang 22 - 25)

Phần 6: HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH TBT CỦA VIỆT NAM

I. Thực thi cam kết của Việt Nam về TBT

1. Hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến TBT:

a. Các văn bản luật:

- Luật Thương mại 2006;

- Luật Xây dựng 2003;

- Luật Bảo vệ môi trường 2005;

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;

- Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa 2007;

- Pháp lệnh Đo lường 1999;

- Pháp lệnh Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 1999;

- Pháp lệnh An toàn Vệ sinh thực phẩm 2003;

- Pháp lệnh Thú y 2004;

- Pháp lệnh Bảo vệ Thực vật 2001.

b. Các văn bản dưới luật do Chính phủ, Bộ ban hành liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hoá;

- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/7/2007 bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN về nhãn hàng hóa;

- Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 10/3/2006 ban hành Danh mục các hàng hóa phải kiểm tra chất lượng;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

- Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28/9/2007 hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn KT;

- Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28/9/200 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

- Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 31/10/2007 hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp;

- Quyết định số 30/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28/12/2007 về việc công bố phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng chưa được chuyển thành quy chuẩn KT quốc gia theo thời hạn quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28/9/2007 về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;

- Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 31/10/2007 ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận;

- Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 về quy định về đơn vị đo lường chính thức;

- Quyết định số 02/2008/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 25/02/2007 ban hành Quy định về kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn theo định lượng;

- Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 06/7/2007 ban hành danh mục phương tiện đo phải kiểm định;

- Quyết định số 31/2002/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 17/5/2002 ban hành Quy định về đo lường đối với các phép đo trong thương mại bán lẻ.

c. Các văn bản về TBT:

- Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định TBT;

- Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

- Quyết định số 07/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 20/3/2006 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

- Quyết định số 09/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 04/5/2006 ban hành Quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

- Quyết định 16/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ-BKHCN ngày 30/3/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về triển khai Đề án TBT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Quyết định số 116/QĐ-TĐC ngày 01/3/2006 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Văn phòng TBT Việt Nam.

2. Các cơ quan TBT:

a. Ban liên ngành TBT: Có chức năng:

- Tham mưu, tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành khác về các biện pháp tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp định TBT ở Việt Nam.

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ lợi ích quốc gia trong việc

xây dựng và áp dụng quy chuẩn KT và các quy trình đánh giá hợp quy, trong việc hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp, đồng thời tư vấn cho các cơ quan có liên quan trong giải quyết tranh chấp về TBT.

Ban liên ngành gồm Đại diện của 13 Bộ, ngành (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giữ vai trò là cơ quan thường trực; Văn phòng TBT Việt Nam là thư ký của Ban) gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ (Lãnh đạo của Bộ là trưởng ban và Lãnh đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là phó ban); Văn phòng Chính phủ; Bộ Công thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b. Mạng lưới TBT Việt Nam: Được thành lập bởi Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg, nhằm thực thi tốt nghĩa vụ minh bạch hoá theo Hiệp định TBT. Mạng lưới bao gồm: Văn phòng TBT Việt Nam và 72 điểm TBT khác (trong đó 9 ở các bộ chuyên ngành và 63 ở các tỉnh, thành trong cả nước).

Ngoài chức năng thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy ảnh hưởng tới thương mại, mạng lưới TBT còn cung cấp thông tin về TBT nhằm giúp các nhà xuất khẩu trong nước tiếp cận các thị trường khu vực và quốc tế tốt hơn, tránh được các rào cản TBT, nếu có. Để biết thêm các thông tin chi tiết về hoạt động của các điểm trong mạng lưới TBT, đề nghị truy cập cổng thông tin TBT của Văn phòng TBT Việt Nam tại địa chỉ www.tbtvn.org.

c. Văn phòng TBT Việt Nam:

Văn phòng TBT Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là cơ quan đầu mối của quốc gia về công tác TBT, trong đó có công tác thông báo và hỏi đáp TBT (Địa chỉ: 08 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy, Hà Nội).

Văn phòng TBT Việt Nam có chức năng: Xử lý các nghĩa vụ công khai, minh bạch theo Hiệp định TBT có hiệu quả hơn và đơn

giản hơn, tham gia vào một số các hoạt động khác (đàm phán, tuyên truyền phổ biến về TBT…), thư ký của Ban liên ngành về TBT và là đầu mối của Mạng lưới TBT Việt Nam.

Cổng thông tin TBT của Văn phòng TBT Việt Nam (tại địa chỉ www.tbtvn.org) là nơi tập trung các luồng thông tin về TBT ở Việt Nam, gồm: Các thông tin nhận được từ WTO và các thành viên WTO khác liên quan đến quy chuẩn KT, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp có khả năng gây trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế; các thông tin liên quan đến xu hướng cũng như các sự kiện về TBT trong WTO; các thông tin về các vấn đề và sự kiện về TBT ở Việt Nam;

Các công cụ và dịch vụ thông qua cổng thông tin TBT bao gồm:

Tải miễn phí các dữ liệu và thông tin có sẵn; nhận các thông báo của các nước thành viên WTO khác về các quy chuẩn KT và quy trình đánh giá hợp quy dự kiến xây dựng và áp dụng thông qua địa chỉ email của người sử dụng; gửi các câu hỏi và nhận câu trả lời về TBT và các vấn đề có liên quan ở Việt Nam cũng như ở các nước thành viên WTO khác; tham gia vào diễn đàn TBT; các dịch vụ tư vấn khác theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Hiệp định TBT trong các doanh nghiệp (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w