Khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 44 - 48)

Chương 3: THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.1. Thực trạng về tình hình đăng ký kinh doanh

3.1.2. Khó khăn, vướng mắc

Tại Việt Nam, giấy phép kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, thông báo chấp nhận... Đây chính là những loại giấy tờ cần thiết bên cạnh “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” mà thiếu nó, doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động được. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tại Việt Nam đang có hơn 300 loại giấy phép kinh doanh do các Bộ, Ngành ban hành đang có hiệu lực; Ngoài ra con số các giấy phép kinh doanh do các địa phương (cấp Tỉnh, Thành phố, thậm chí cấp Quận, Huyện...) ban hành thì khó có thể thống kê chính xác.

Tìm hiểu và phân tích việc cấp, mục tiêu và tác dụng của giấy phép kinh doanh tại Việt Nam có thể rút ra một số nhận định sau:

- Về cơ sở pháp lý của các loại giấy phép: Phần lớn các loại giấy phép ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Luật và Pháp lệnh. Tuy nhiên cả Luật và Pháp lệnh đều quá chung chung, chưa đưa ra được những chuẩn mực, khuôn mẫu chặt chẽ buộc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

các cơ quan nhà nước phải tuân theo, doanh nghiệp phải thực hiện. Do vậy việc áp dụng giấy phép trên thực tiễn phụ thuộc nhiều vào sự suy diễn chủ quan của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một nguyên nhân quan trọng của sự lạm dụng giấy phép trong quản lý hiện nay.

- Về cơ quan cấp giấy phép: Nhìn chung tại Việt Nam hệ thống cơ quan cấp giấy phép kinh doanh khá đa dạng và phức tạp. Cấp Bộ, cấp Cục hoặc Tổng cục chiếm khoảng 30% giấy phép; Cấp Sở của các tỉnh chiếm nhiều nhất khoảng trên 50% giấy phép; Cấp Ban hoặc Trung tâm chiếm khoảng 12% giấy phép; còn lại là những cơ quan cấp thấp hơn như Quận, Huyện...

- Về thủ tục cấp giấy phép: Như trên đã phân tích, giấy phép kinh doanh về bản chất là biện pháp quản lý hành chính và việc cấp phép được thực hiện dựa trên cơ chế xin – cho. Điều này cộng với những bất cập và phức tạp trong quản lý hành chính làm cho thủ tục cấp phép trở nên rất phiền hà. Cùng một loại giấy phép mỗi địa phương quy định hồ sơ mỗi kiểu. Để hoàn thành bộ hồ sơ này doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều việc, xin rất nhiều xác nhận khác nhau, mỗi lần xác nhận là một lần phải xin để được cho, do vậy mức độ phức tạp càng trở nên lớn hơn, quá trình xin phép phải kéo dài, chi phí khá tốn kém. Việc phải sử dụng phương pháp "đi cửa sau" hoặc tận dụng tối đa các mối "quan hệ quen biết" để có được giấy phép, nhất là vào những lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao trở nên phổ biến. Điều này là một nhân tố làm cho môi trường kinh doanh càng ngày càng thiếu sự minh bạch.

- Về thời gian và chi phí cấp phép: Đây là những thông tin khá nhạy cảm do vậy trong các cuộc điều tra chính thức ít nhận được kết quả trả lời. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã cho rằng, tùy theo mức độ hấp dẫn của từng lĩnh vực kinh doanh mà thời gian và chi phí cấp phép, nhất là những loại chi phí không chính thức có sự khác nhau, và đây là những khoản chi không nhỏ.

Mặc dù không phủ nhận tác dụng và sự cần thiết của một số loại giấy phép kinh doanh, tuy nhiên đánh giá tổng quát, hệ thống giấy phép của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống giấy phép phần nào đã làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, vẫn còn thể hiện sự phân biệt đối xử và khuyến khích việc tạo ra lợi thế độc quyền, làm giảm sự năng động của nền kinh tế...

Thực tiễn cho thấy các cơ quan nhà nước có liên quan ở địa phương và doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong việc thực hiện thực thi và tuân thủ đúng, đủ và kịp thời.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luật doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành cũng nổi lên một số điểm bất cập:

* Về yêu cầu có chứng chỉ hành nghề khi đang ký kinh doanh với quy định

“chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề” chưa được giải thích rõ.

Điều này, dẫn đến cách hiểu coi quy định nói trên là quá gò bó trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề; và một cá nhân không thể có đủ tất cả các loại chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Trên thực tế, điều đó đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.

* Về quy định liên quan đến vốn pháp định, chưa có hướng dẫn hay xác định cụ thể các vấn đề sau:

- Những ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định và mức vốn pháp định cụ thể;

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận về vốn pháp định;

- Hồ sơ, trình tự và thủ tục xác nhận vốn pháp định;

- Trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ và thực hiện quy định về vốn pháp định.

* Về đặt tên và tên riêng của doanh nghiệp, các quy định có liên quan của luật doanh nghiệp đã khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số địa phương cán bộ đăng ký kinh doanh vẫn chưa thống nhất nhận thức và hiểu đúng, hoặc hiểu một cách khá cứng nhất về tên viết bằng tiếng Việt, về việc đặt tên riêng cho doanh nghiệp, đã gây không ít khó khăn cho người đăng ký kinh doanh.

* Về ngành, nghề đăng ký kinh doanh, khó khăn vướng mắc phổ biến xuất hiện trên một số điểm sau đây:

- Yêu cầu người đăng ký kinh doanh phải đăng ký nghành, nghề kinh doanh theo mã số của phân loại nghành, nghề kinh tế quốc dân có lẽ chưa phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp theo nguyên tắc người dân và doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các nghành, nghề mà pháp luật không cấm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Việc áp dụng mã số ngành, nghề theo quy định trên thực tế đều rất khó khăn;

vì có sự không tương thích giữa nghành, nghề đăng ký kinh doanh với nghành, nghề kinh tế quốc dân theo quy định. Điều này đang gây khó khăn và tốn kém cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

- Trường hợp ngành, nghề đăng ký không có trong danh mục ngành, nghề kinh tế quốc dân là tương đối phổ biến. Điều đáng nói, một số ngành, nghề kinh tế cán bộ đăng ký kinh doanh coi là nhạy cảm. Đối với những ngành, nghề này thì người đăng ký kinh doanh phải chờ để Phòng đăng ký kinh doanh xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. Hệ quả là người đăng ký kinh doanh chưa thể đăng ký thành lập doanh nghiệp được, nếu chưa có ý kiến đồng ý của các bộ có liên quan. Đây thực chất là một loại giấy phép kém minh bạch hơn các loại giấy phép khác đã được quy định chính thức trong các văn bản pháp luật có liên quan.

* Về cơ quan đăng ký kinh doanh, ngoài việc chưa thiết lập thành hệ thống nhất từ trung ương đến địa phương, năng lực cán bộ còn hạn chế, chưa hoàn thành được hết các chức năng nhiệm vụ được giao,… thì nổi lên một số điểm sau:

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện vẫn chưa được hình thành theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP.

- Chưa có hướng dẫn về tổ chức, cách thức và lề lối làm việc của Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện trong thực hiện các nhiệm vụ đăng ký kinh doanh.

- Chức năng đăng ký kinh doanh và đầu tư đang bị phân tán không hợp lí trên phạm vi địa phương. Trên phạm vi tỉnh, thành phố hiện các cơ quan sau đây đang thực hiện chức năng đăng ký kinh doanh, gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao,… ít nhất có hai đơn vị của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư một cách riêng rẽ. Sự phân tán mà chưa kết nối và phối hợp đã gây nên khó khăn ngay trong cả những công việc đơn giản nhất như thống nhất về hình thức và nội dung của hồ sơ đăng ký kinh doanh, mã số đăng ký kinh doanh, kiểm soát tên doanh nghiệp bị trùng hoặc gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật. Sự phân tán đó thậm chí làm cho một số thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chưa thể đăng ký được hoặc thực hiện với thủ tục phức tạp và tốn kém hơn,…

- Do chưa có hướng dẫn về việc doanh nghiệp được quyền có hai con dấu. Vấn đề này dễ dẫn đến việc cán bộ đăng ký kinh doanh thi hành không đúng mà không biết.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Do chưa có hướng dẫn về loại tổ chức có quyền thành lập, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, đặc biệt là làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể về khả năng chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông sáng lập; về việc không thay đổi cổ đông sáng lập, về cách thức giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần,… gây lúng túng cho một số Phòng đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)