CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT
2.1 Thực trạng ùn tắc ở các đô thị
2.2.3 Thành Phố Cần Thơ
2.2.3.1 Khái quát về TP Cần Thơ (18).
Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kì (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành 6 tỉnh nhỏ: Châu đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lị là thị xã Cần Thơ.
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959.99 ha và dân số là 1.187.089 người. Cần Thơ được biết đến như là “ Tây Đô” ( thủ đô của Miền Tây) của một thời rất xa, nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ... Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật...
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương từ ngày 24/6/2009, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công
(18)
Cần Thơ, http://vi.wikipedia.org/wiki/Can-Tho
nhận Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39điểm/100điểm ( quy định từ 70điểm trở lên).
11Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người,
12trong đó: Dân cư thành thị 781481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, là một vùng sản xuất nhiều nguyên liệu nông, thủy sản và tiêu thụ hàng hóa lớn của cả nước.
Với hệ thống giao thông thuận lợi, cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh- địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, đã góp phần đáng kể thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh, là một lợi thế quan trọng trong việc đầu tư kỹ thuật, thông tin, kinh nghiệm quản trị kinh doanh công nghệ cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Thành phố Cần Thơ có các thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: có Quốc lộ 1A đi ngang qua địa bàn tỉnh Cần Thơ, cảng Quốc Tế, Sân bay, trường Đại học Cần Thơ, viện lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, Nông trường Sông Hậu...
Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ.
Tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang từng bước hoàn thành và dự kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu tháng 2 năm 2009. Tuyến cao tốc Cần Thơ – Vị Thanh cũng sẽ triển khai xây dựng.
Cầu Cần Thơ đang được xây dựng sẽ thay thế phà Cần Thư trong cuối tháng 4 năm 2010.
2.2.3.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Cần Thơ (19).
Số lượng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày cành gia tăng do người dân chưa quen với việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đường xá không được mở rộng, một số đầu đường lại trong quá trình nâng cấp, xây dựng, không đảm bảo an toàn giao thông ( ATGT)… đã tạo ra được nhiều “ điểm nóng” ùn tắc giao thông trong thành phố…
Vào các giờ cao điểm, xe cộ trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám chen chúc nhau di chuyển từng chút một. Những chiếc ô tô cứ bấm còi inh ỏi hy vọng
(19)
Sơn Hà, Giải quyết ùn tắc giao thông biện pháp nào khả thi? – thứ 4, ngày 28/10/2009 20:28 GMT+7 http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&=&id=45140
những vòng xe gắn máy, xe đạp điện của người tham gia giao thông chạy nép bớt vào lề. Trước các cổng Trường Lý Tự Trọng, Bùi Hữu Nghĩa, học sinh đi qua lại đông, càng làm cho con đường đã nhỏ ngày càng thêm chật hẹp.
Cầu Nhị Kiều nhỏ, hẹp nhưng luôn phải “gánh” một lượng xe qua lại rất lớn.
Mỗi khi có hai ô tô đi ngược chiều qua cầu là lượng xe phía sau bị ùn lại. ngay dưới chân cầu một bên là Trường Tiểu học Thới Bình, một bên là chợ An Nghiệp nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Mỗi khi tan trường phụ huynh đứng đón con tràn cả ra lòng đường, (dù nhà trường có mở cổng cho phụ huynh vào sân trường, nhưng nhiều phụ huynh cứ đúng ngoài đợi con), còn phía bên kia cầu thì người dân đi chợ qua lại rất đông, lại có tình trạng chạy xe ngược chiều trên cầu, làm cho xe đổ từ trên cầu xuống phải chạy chậm, việc dồn ứ xe trên cầu, tạo thành tình huống nguy hiểm.
Tại khu vực cầu Đầu Sấu thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Bà con ở đây rất bất bình: “chưa đến 6h sáng là dòng xe cộ đông nghẹt vì kẹt xe, cảnh sát giao thông đến thì mới giải tỏa được và khi cảnh sát giao thông vừa rút thì lại tiếp tục kẹt xe”. Theo ghi nhận thì ngày 19/10/2009, chưa đến 6 giờ sáng, tình trạng ùn tắc giao thông đã tái diễn, lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phải đến điều tiết, cho xe tải trọng lớn lần lượt qua cầu. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ điều tiết, sắp xếp thì tình trạng ùn tắc giao thông mới được giải quyết xong.
Gần đến cuối năm, cầu Rạch Ngỗng nằm trên đường Mậu Thân cũng được nâng cấp dẫn đến tình trạng ùn tắc trong nhiều tháng liền.
Nhận xét
Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số cầu và trên một số tuyến đường đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân. Đành rằng để mở rộng các tuyến đường thì còn nhiều việc phải làm, cần phải có thời gian, tiền của, nhưng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trên một số tuyến đường, cầu như hiện nay, thì cơ quan chức năng cần xem xát kỹ nguyên nhân dẫn đến ùn tắc để có biện pháp xử lý, điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, ngành giao thông cần có biện pháp phát triển mạng lưới cũng như chất lượng xe công cộng, cụ thể là xe buýt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng loại phương tiện này. Đây cũng là giải pháp mà các thành phố lớn đang ráo riết thực hiện, đừng để khi việc ùn tắc giao thông xảy ra thường niên mới tìm biện pháp thì quá trễ. Đồng thời, các ngành chức năng cần sớm có những giải pháp đồng bộ để hạn chế và giải quyết nạn ùn tắc giao thông cục bộ tại các “ điểm nóng”, chứ không giải quyết theo tình huống, theo phản
ánh từng vụ việc của người dân rồi lại đâu vào đấy, vừa không hiệu quả, lại có thể gây hậu quả nặng nề hơn.
2.2.3.3 Nguyên nhân ùn tắc
Ở Cần Thơ, tình trạng ùn tắc giao thông chỉ là cục bộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, do cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém. Trong năm 2009 nhiều công trình giao thông có nâng cấp mở mới nhưng nhiều tuyến đường, công trình chưa được tiến hành sửa chữa, nâng cấp kịp thời và hoàn thiện, như: tuyến quốc lộ 91 (Cần Thơ đi An Giang) nhiều đoạn bị hư hỏng nặng, ổ gà, ổ voi, sạt lỡ…, Cầu Đầu Sấu, cầu Cái Răng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, cầu Rạch Ngỗng nằm trên đường Mậu Thân hiện đang xây dựng, sửa chữa chưa hoàn thành, từ đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm.
Bên cạnh đó các công trình thi công lắp đặt cống thoát nước thường kéo dài gây nhiều trở ngại cho việc sinh hoạt, đi lại của người dân. Đường CMT8, cầu Nhị Kiều với số lượng người tham gia giao thông đông nhưng diện tích mặt đường quá nhỏ hẹp cũng dẩn đến tình trạng giảm tốc độ lưu thông trên tuyến đường này.
Thứ hai, do phương tiện giao thông tăng nhanh. Theo thống kê của lực
13lượng CSGT thành phố Cần Thơ, CSGTcác quận, huyện đã giải quyết dăng ký mới cho: 43.038 xe (20). Trong đó:
- Ô tô:
Đăng ký mới: 1.913 xe tăng 618 xe.
Chuyển đến: 490 xe.
Đăng ký tạm: 166 xe.
- Môtô: Tổng số phương tiện đang quản lý là: 14.751 ô tô; 418.517 xe mô tô.
Đăng ký mới: 41.125 xe tăng lên 2.244 xe.
Chuyển đến: 490 xe.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, có trường Đại học Cần Thơ là trường đại học lớn nhất khu vực nên số lượng sinh viên tập trung về rất lớn. Số lượng xe mang bảng số của các tỉnh tập trung cũng rất đông.
Lực lượng này cũng góp phần làm tăng phương tiện giao thông cho thành phố.
(20) Nguồn: phòng tổng hợp Cảnh sát giao thông Thành phố Cần Thơ
Thứ ba, Dân số tập trung rất đông khi đến kì thi đại học. Cần Thơ là trung tâm kinh tế của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trường Đại học Cần Thơ nên số lượng sinh viên tập trung về đây hang năm là rất đông.
Tháng 7 hàng năm, thí sinh thi đại học tập trung về để dự thi nên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ vào các ngày này.
Vào các ngày lễ như: lễ Noel vào nagy 24/12, trung thu… thì các con đường cũng bị ùn tắc cục bộ do mọi người điều đổ ra đường để đi chơi lễ.
Thứ tư, công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn yếu kém. Các công trình sửa cầu Đầu Sấu, cầu Cái răng, cầu Rạch Ngỗng đều chậm tiến độ. Tình trạng này là do không có sự theo dõi sát xao của các cơ quan có thẩm quyền. QL91 từ ngã tư Bến xe mới đến cầu Bình Thủy lòng đường hẹp, lưu lượng xe liên tỉnh quá đông, hai bên đường dày đặc trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân nên thường xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Tuy nhiên khu vực này lại mọc lên các hàng quán, người dân lấn chiếm lòng lề đường để làm nơi buôn bán kinh doanh nên nên thường xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.
Tình trạng này xảy ra là do công tác quản lý quá lỏng lẻo của các cơ quan có thẩm quyền. Yếu kém trong quy hoạch xây dựng đô thị tập trung quá đông các cơ sở hạ tầng xã hội nhưng hạ tầng giao thông thì không kịp phát triển để phù hợp.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: do nhận thức của người dân còn hạn chế, tai nạn giao thông, mưa ngập đường cũng có thể xảy ra ùn tắc cục bộ.
Nhận xét chung
Nhìn chung, ở cả 3 thành phố tình hình ùn tắc giao thông phần lớn là những nguyên nhân giống nhau. Do cơ sở hạ tầng, quản lý của nhà nước, ý thức của nhà dân...
ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác nhau theo từng đặc điểm của địa phương mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục khác nhau, phù hợp hơn với đặc điểm của từng thành phố.