Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về hội CHỢ, TRIỂN lãm THƯƠNG mại (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

3.2.1 Một số bất cập liên quan đến quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo quy định của pháp luật thì khi thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm dự định tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bất kể được tổ chức tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Quy định này khó có thể đảm bảo rằng thương nhân sẽ trung thành

với những nội dung đã đăng ký, sẽ không có những thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Với quy định hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong năm nay thì phải được đăng ký trước ngày 01 tháng 10 của năm trước, ở đây khoảng thời gian từ ngày đăng ký đến ngày tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại là khá dài, khoảng thời gian đủ để những kế hoạch kinh doanh của thương nhân bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

Khắc phục nhược điểm trên, Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04-4-2006 của Chính Phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại bổ sung thêm trường hợp đăng ký sau thời hạn trên. Trường hợp việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại sau thời hạn nêu trên thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải đăng ký trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất là ba mươi ngày (nếu tổ chức tại Việt Nam) hoặc bốn mươi lăm ngày (nếu được tổ chức ở nước ngoài).

Như vậy, quy định của Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC gần như đã triệt tiêu quy định việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Điều này dẫn đến quy định đăng ký tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức bị thừa. Bởi lẽ, quy định đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại không còn là quy định mang tính chất bắt buộc nữa. Theo đó, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại muốn tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại chỉ cần phải đăng ký trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất là ba mươi ngày (nếu được tổ chức ở Việt Nam) hoặc bốn mươi lăm ngày (nếu được tổ chức ở nước ngoài).

Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại, để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì thông thường thương nhân chỉ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại khi số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đủ số lượng, đủ quy mô mà thương nhân dự định tổ chức.

Trường hợp số lượng thương nhân đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đã đủ số lượng, đủ quy mô nhưng thời hạn đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã qua ngày 01 tháng 10, khi đó, thương nhân có thể đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nhưng việc tổ chức mại phải dời lại thêm một năm nữa. Như vậy, nó sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu

quả hoạt động kinh doanh của thương nhân. Đây cũng có thể xem là một hạn chế của quy định việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm dự định tổ chức.

Khi đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, thì trong khoảng thời gian đăng ký cho tới ngày tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì khó có thể bảo đảm rằng thương nhân sẽ trung thành với những nội dung đã đăng ký, sẽ không có sự thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký. Trong một số trường hợp, khi thương nhân đã đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, nhưng do biến động của thị trường dẫn đến việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại không có tác dụng như mong muốn ban đầu của thương nhân. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong trường hợp này sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức… nhưng lại không mang lại hiệu quả. Lúc này thương nhân có nhu cầu không tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa thấy quy định nào cho phép thương nhân được hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng không có quy định nào cấm không cho thương nhân hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký. Do pháp luật không có quy định cụ thể trong trường hợp này nên đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hội chợ, triển lãm thương mại. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì nếu thương nhân có lý do chính đáng thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận cho thương nhân hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

3.2.2 Những đề xuất về trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

Có thể nói, việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một điều kiện tiên quyết để thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

Do vậy, cần phải có quy chế pháp lý đầy đủ và hoàn thiện về vấn đề này nhằm tạo ra một cơ chế thông thoáng, thuận tiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại. Một trong những vấn đề cần quan tâm lúc này là khắc phục những hạn chế của quy định pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

Đối với vấn đề thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, từ những bất cập của quy định việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức đã được

đề cập ở phần trên, thiết nghĩ nên bãi bỏ quy định này. Quy định này có thể được thay thế bằng quy định của Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04-4-2006 của Chính Phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại có thể được sửa đổi như sau: việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất là ba mươi ngày (nếu được tổ chức tại Việt Nam) hoặc bốn mươi lăm ngày (nếu được tổ chức tại nước ngoài). Quy định này sẽ có một số thuận lợi nhất định, những thuận lợi đó có thể là:

Một là, quy định này có sẽ hạn chế tình trạng thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thay đổi, bổ sung những nội dung đã đăng được đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết. Khi nhà làm luật đặt ra quy định này thì họ đâu có mong muốn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại đã đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại lại thay đổi, bổ sung những nội dung đã đăng ký. Quy định quyền thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân chỉ là một quy định “mở”, giúp cho thương nhân có thêm giải pháp khắc phục với những biến động của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục những sai lầm, thiếu xót trong quá trình đăng ký. Với quy định việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển làm thương mại phải phải trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất là ba mươi hoặc bốn mươi lăm ngày thì trong khoảng thời gian ngắn như vậy thị trường ít biến động, kế hoạch kinh doanh của thương nhân vẫn được đảm bảo. Do đó, trong trường hợp này thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại sẽ hạn chế việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại không mong muốn. Có chăng việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại chỉ là trường hợp khắc phục những sai lầm, thiếu xót trong việc đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

Khi sửa đổi thời hạn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại thì cũng gián tiếp làm cho quy định về sửa đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Do đó, khi sửa đổi thời hạn đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì cũng phải sửa đổi quy định về sửa đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Quy định về thời hạn sửa đổi, bổ

sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có thể chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Nếu như quy định việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải mất hơn một năm (sớm nhất cũng phải mất ba tháng) kể từ ngày đăng ký mới có thể tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Trong khi đó, theo quy định của Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC thì chỉ cần chưa đầy hai tháng kể từ ngày đăng ký thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có thể tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình, xúc tiến mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như vậy, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được diễn ra nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Ba là, đối với trường hợp thương nhân đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nhưng thời hạn đăng ký đã qua ngày 01 tháng 10, việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại lúc này thì việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký phải dời lại một năm. Theo quy định của Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC sẽ khắc phục hạn chế trên. Theo đó, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì có thể tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau ba mươi hoặc bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký.

Bên Cạnh đó, pháp luật cần có quy định cho phép thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được quyền hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký. Đối với thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đên thương mại đã đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, trong một số trường hợp đặc biệt hoặc trong một số trường hợp vì lí do bất khả kháng dẫn đến việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sẽ không có tác dụng mà còn tốn kém thời gian, chi phí, công sức…Do đó, không hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã được đăng ký đã trở thành nhu cầu chính đáng đối với họ. Quy định cho phép thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được quyền hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại. Tuy nhiên, khi quy định vấn đề này thì không phải trường hợp nào cũng có quyền hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký. Nếu như

trường hợp nào cũng được quyền hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký thì sẽ xuất hiện một số cá nhân, tổ chức lợi dụng quy định này để gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức khác. Như vậy mục đích của việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã không đạt được mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác. Khi quy định vấn đề này thì cần quy định chỉ có những trường hợp thật sự cần thiết hoặc có lý do chính đáng và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì mới được quyền hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

Bên cạnh đó, để dễ dàng quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong công tác quản lý hội chợ, triển lãm thương mại thì cần phải quy định bắt buộc thương nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến thương mại phải thông báo hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Khi hủy bỏ việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về hội CHỢ, TRIỂN lãm THƯƠNG mại (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)