Thực trạng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUẢN lý NHÀ nước về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – lấy THỰC TIỄN ở TỈNH KIÊN GIANG (Trang 29 - 37)

Do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành tốt các quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm; hàng thực phẩm kém chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ; các trường hợp vi phạm chưa được xử lý mạnh có tính răn đe;… Thế nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát và ngăn chặn triệt để, một số nơi rau quả bị nhiễm hóa chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thủy sản của môt số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh; tình trạng bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản (tôm sú) vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh; việc sử dụng hóa chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín hàng nông sản và thủy sản trên thị trường.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi phỉa có sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là ở địa phương. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Kiên Giang có thể được biểu hiện băng mô hình sau:

Mô hình trên cho thấy: UBND tỉnh phải giải quyết kịp thời vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa ra kế hoạch trong những năm tiếp theo; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền: tuyên truyền giáo dục pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người khác; tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cá nhân, tổ chức hiểu được và tuân thủ pháp luật pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để từ đó họ có ý thức cao: không ăn những thức ăm mất vệ sinh, không chế biến thức ăn gần nơi cống rãnh ô nhiễm; Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với UBND cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên tỉnh.

Ở Kiên Giang, sau khi Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời thì UBND tỉnh cũng đã triển khai áp dụng. Do đó, ngày 25 tháng 02 năm 2009,

UBND cấp tỉnh

Sở Công thương

Chi cục ATVSTP

TTytế dự phòng tỉnh Công an

tỉnh

Sở Y tế Sở NN &

PTNT

Chi cục quản lý thị trường

Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản

& thủy sản

UBND tỉnh ban hành Quyết định 473/ QĐ-UBND thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang. Theo đó, Chi cục có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, dự án của tỉnh theo hướng dẫn của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

- Đề xuất, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của ngành và của địa phương trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành.

- Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật cấp Trung ương và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp địa phương;

- Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản thực hiện theo Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với đối tượng phân cấp cho cơ quan địa phương quản lý và xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.

2.Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản:

- Kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.

- Kiểm tra, chứng nhận về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Kiểm soát sản phẩm sau thu hoạch.

- Điều tra, khảo sát và lập kế hoạch kiểm soát hàng năm gởi Sở và Cục để đưa vào chương trình kiểm soát;

- Định kỳ, đột xuất báo cáo những thay đổi theo thực tế giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết khi phát hiện vi phạm theo quy định.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

3.Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản:

- Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế , chế biến, bán buôn nông sản;

- Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất;

- Kiểm tra chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;

- Triển khai xây dựng kế hoạch, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch giám sát tồn dư hóa chất và ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản thực phẩm trong phạm vi tỉnh;

- Thẩm tra, truy xuất nguồn gốc điều tra nguyên nhân sản phẩm nông sản không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Cũng trong năm 2009, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2009 về việc thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế Kiên Giang. Qua đó, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tham mưu giúp giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm , triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật vệ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng.

- Thực hiện Thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;

- Giúp Giám đốc Sở Y tế cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, ngày 7 tháng 9 năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản, qua đó, để thực hiện tốt công tác này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ thị:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các quy trình, quy phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến

từng cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông thủy sản, cơ sở thu mua, sơ chế, cơ sở nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Còn Sở Công Thương thì chỉ đạo các đơn vị chức năng (Chi cục Quản lý thị trường) phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông thủy sản từ sản xuất giống, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch, thu mua đến sơ chế, bảo quản và chế biến, xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện vi phạm theo quy định hiện hành, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giải quyết tốt các vướng mắc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, lập kế hoạch xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, thực hiện chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.

Về phía Công an tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị trưc thuộc phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thu mua, sơ chế, bảo quản và chế biến nông thủy sản, cơ sở sản xuất giống,…xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện vi phạm theo quy định hiện hành của pháp luật để có tính răn đe cao. Không những thế, các ban ngành đoàn thể cũng cần tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn, tuyên truyền giáo dục nhân dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về các chương trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông thủy sản trên địa bàn tỉnh. Một cơ quan nữa cũng có đóng góp không nhỏ trong công tác này là báo Kiên Giang, đài Phát thanh truyền hình Kiên Giang: thường xuyên thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm nông thủy sản, kịp thời đưa tin các cá nhân, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thực phẩm nông thủy sản và các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang còn chỉ thị cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, phải chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm. Đặc biệt, chú ý giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm an toàn; kết hợp với các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện các chương trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông thủy sản, chỉ đạo hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình từ huyện đến cấp xã, các đội thông tin lưu động, đặc biệt hệ thống truyền

thông ở xã, phường, dành thời lượng thích đáng, thời gian phát sóng phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật và các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản cũng phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thủy sản mà trước hết là các quy định pháp luật trong sản xuất, nuôi trồng;

chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ ngành liên quan về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; chủ động xây dựng mô hình liên kết sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến và đưa ra thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đó, ngày 01 tháng 10 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có quyết định số 2343/QĐ-UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang: Theo đó, chức năng của Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh cho người, vệ sinh an toàn thực phẩm; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Tại khoản 8 điều 2 của quyết định có quy định việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể: Sở Y tế tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và đăng ký quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế.

Còn về phía UBND cấp huyện thì chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là tuyên truyền phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm an toàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình từ cấp huyện đến cấp xã, dành thời lượng phát sóng phù hợp các chuyên đề về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân nắm bắt được và thực hiện tốt.

Bên cạnh việc tổ chức công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả:

- Trong tháng 4 năm 2009, đã tổ chức thành công “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” với nhiều hình thức tuyên truyền như: lắp đặt pano, băng rol, phát tờ bướm tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh.

- Trong lĩnh vực thủy sản: vào năm 2009:

+ Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phối hợp với Đài truyền hình thực hiện chuyên đề “tạp chất trong tôm nguyên liệu, mối nguy cần kiểm soát” tại huyện U Minh Thượng; đưa các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trong các chuyên mục thủy sản;

+ Chi cục cũng phối hợp với trường Trung cấp nghề Kiên Giang tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm nguyên liệu thủy sản khai thác và an toàn thực phẩm tàu cá cho 24 thuyền trưởng, máy trưởng;

+ Qua công tác tuyên truyền, tập huấn, tỉnh đã tổ chức 9 lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và phổ biến các quy định của Nhà nước đến các chủ tàu cá, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh với 508 người tham dự; phát 182 tờ bướm cho các cơ sở sản xuất, kinh doan thủy sản;

+ Chi cục còn phối hợp với Công an kinh tế huyện An Minh phát hiện và thu giữ 300 kg tôm có bơm chích tạp chất;

+ Do Kiên Giang là vùng sông nước nên ngành nuôi trồng thủy sản rất phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm sú. Cũng chính vì muốn kiếm nhiều lợi nhuận,một số người dân đã không chút ngần ngại bơm tạp chất vào trong tôm sú rồi đem bán cho các cơ sở thu mua. Với mục tiêu tuyên truyền phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, đào tạo cán bộ, tăng cường năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra phát hiện tạp chất trong nguyên liệu thủy sản, mà đặc biệt là tôm sú, thì Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả triển khai chiến dịch nói không với tạp chất, đặc biệt là “nói không với tôm chích tạp chất”:

— Thực hiện chương trình “Các doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất” đến các cơ sở mua bán, doanh nghiệp chế biến tôm. Hơn nữa, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý kiểm soát, ngăn chặn các hành vi kinh doanh, vận chuyển, bơm chích tạp chất vào tôm sú nguyên liệu, Chi cục đã đề xuất ý kiến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu tỉnh thành lập

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUẢN lý NHÀ nước về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – lấy THỰC TIỄN ở TỈNH KIÊN GIANG (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)