Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực GIAN lận THƯƠNG mại ở nước TA HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

2.3 Các hình thức gian lận thương mại

2.3.4 Gian l ận về giá

2.3.4.1. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá

Cuối năm 2011 là thời điểm cần thiết để có những biện pháp kịp thời bình ổn

7 http://www.baohaiquan.vn/Pages/Loi-dung-chinh-sach-de-gian-lan.aspx, [truy cập ngày 1/05/2012].

8 Nghị định 84/2011/NĐ- CP ngày 20 tháng 09 năm 2011 quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 25

giá thị trường, nhưng thông lệ hằng năm Tết là dịp nhu cầu ăn uống và chi tiêu của người dân tăng mạnh, như thông lệ hàng năm giá cả các loại hàng hóa trên thị trường đã rục rịch tăng. Những hành vi vi phạm liên quan đến buôn lậu, đầu cơ, tăng giá.. có những diễn biến phức tạp. Chính vì thế, bình ổn giá cả thị trường trong những tháng cuối năm phải thật sự quyết liệt để kìm chế lạm phát, gớp phần đảm bảo an sinh vã hội.

Theo Ban Chỉ đạo 127 TP Cần Thơ về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, từ đầu năm 2010 đến nay, thị trường hàng hóa dịch vụ ở TP Cần Thơ và cả nước diễn biến khá phức tạp. Giá xăng, dầu, giá vàng… cùng một số nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng. Trong khi đó, thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,... đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung và giá cả nhiều loại hàng hóa dịch vụ. Các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại diễn biến càng phức tạp, ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống của người dân.

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo 127, trong gian lận thương mại, phương thức thủ đoạn của các đối tượng vi phạm thường là quay vòng hóa đơn để giảm thuế giá trị gia tăng, không xuất hóa đơn chứng từ, vận chuyển hàng lậu để trốn thuế... hoặc gian lận về cân đong, đo đếm, chủng loại hàng hóa, sử dụng phương tiện đo không có tem kiểm định. Dù không ít vụ việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp cả về quy mô, lẫn phương thức sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, do biến động về cung cầu hàng hóa trong nước và thế giới, thị trường Thành Phố Cần Thơ xuất hiện nhiều loại hàng giả, kém chất lượng như thuốc thú y, thú y thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, mỹ phẩm…

Trước diễn biến phức tạp trên, các ngành chức năng trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh. Qua đó, các lực lượng chức năng đã kiểm tra xử lý 10.495 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và an toàn vệ sinh thực phẩm với tổng giá trị hàng hóa tịch thu trên 4,3 tỉ đồng9. Nhiều vụ việc đã được các lực lượng chức năng bắt giữ và xử lý kịp thời, công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã góp phần duy trì tốt trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sản xuất và phát triển trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Ngoài ra, kết quả của các cuộc kiểm tra đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của mọi người trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Theo Ban Chỉ đạo 127, những tháng cuối năm 2010, hoạt động buôn lậu, vận

9 http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=68819, [truy cập ngày 17/11/2010].

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 26

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hiện tượng đầu cơ, găm hàng, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... tiếp tục gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác điều tra và xử lý. Các đối tượng tiếp tục lợi dụng những bất cập và kẽ hở trong cơ chế chính sách để buôn lậu, lợi dụng chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế cửa khẩu, chính sách đầu tư,... tạm nhập, tái xuất để buôn lậu, trốn thuế. Do tình hình kinh tế còn khó khăn, nhất là vốn cho sản xuất, cung ứng điện, cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu... tạo sức ép đối với việc thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trường. Không chỉ vậy, kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu, xăng dầu, vàng tăng giảm khó dự đoán, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đa dạng, phong phú nhưng chất lượng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Trước tình hình trên, UBND TP Cần Thơ đã có nhiều chỉ thị, văn bản, kế hoạch... bình ổn giá thị trường trong những tháng cuối năm 2010 và Tết Nguyên đán năm 2011 trên địa bàn TP Cần Thơ. Theo Kế hoạch số 46/KH-UBND của UBND TP Cần Thơ về bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát 2 tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Nguyên đán 2011 trên địa bàn TP Cần Thơ, UBND thành phố giao: Sở Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành hữu quan chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, nhất là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn để phục vụ sản xuất. các ngành chức năng trên địa bàn thành phố kiểm tra liên ngành về tuân thủ quy định quản lý giá trên địa bàn TP Cần Thơ. Việc kiểm tra sẽ tập trung vào các nội dung như: đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết và bán hàng hóa dịch vụ đúng giá niêm yết; kiểm tra hóa đơn xuất, nhập các hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa thuộc diện bình ổn giá10. Mức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định bình ổn giá với mức phạt tiền là 10 triệu đồng khi doanh nghiệp không báo cáo, hoặc báo cáo không đúng quy định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạt từ 15 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, mức phạt lên đến 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá.11

2.3.4.2.Xử phạt đối với hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ, tăng giá quá mức

Việc đầu cơ , găm hàng, tăng giá quá mức.. trong thời gian gần đây đã làm biến động giá cả thị trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, nhất là những gia đình có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn và xử

10 http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=68819, [truy cập ngày 17/11/2010].

11Điều 9 nghị định 84/2011/ NĐ- CP ngày 20 tháng 09 năm 2011 quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá.

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 27

lý nghiêm minh, triệt để các hành vi vi phạm này nhằm bình ổn giá thị trường, ngày 22 tháng 9 năm 2008 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi: đầu cơ hàng hóa, dịch vụ, hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hóa, dịch vụ..

Việc xử phạt hành chính đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố áp dụng trong phạm vi cả nước và các hàng hoá, dịch vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được công bố áp dụng trong phạm vi địa phương. Một số hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể như sau:

 Đối với hành vi đầu cơ hàng hóa: Nếu lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bán lại thu lợi bất chính sẽ bị xử phạt đến 35.000.000đ12. Nếu đó là hành vi vi phạm của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam; của cá nhân, doanh nghiệp, chi nhánh không đăng ký kinh doanh hoặc được phép kinh doanh loại hàng hóa mua vét, mua gom thì bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt nêu trên. Ngoài hình thức phạt tiền, các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tịch thu hàng hóa; tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 Đối với hộ kinh doanh có hành vi găm hàng mà không có lý do chính đáng, như: Cắt giảm địa điểm bán hàng; Cắt giảm phương thức bán hàng; Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hoá khác với thời gian trước đó; Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; Ngừng bán hàng hóa ra thị trường; Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng .v.v... sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng

Điều 4. Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 quy định xử phạt đối với hành vi đầu cơ hàng hóa.

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 28

hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng 13

 Đối với hành vi tăng giá quá mức: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất chính nếu hàng hoá, dịch vụ có giá trị đến 5.000.000 đồng. Mức phạt tiền sẽ tăng tương ứng với giá trị hàng hoá, ví dụ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, hoặc phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa dịch vụ có giá trị trên 100.000.000 đồng.14Ngoài hình thức phạt tiền, còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như: Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng trên mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 Đối với hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ, như: bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường sẽ bị phạt tiền từ 500.000đ đến 20.000.000đ15 tuỳ thuộc vào chủ thể vi phạm là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hay cơ quan thông tin đại chúng; trong đó nếu là cơ quan thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường sẽ bị mức phạt tiền cao nhất.

Ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính thông tin; Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm; Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ: Nếu không niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch mua bán hàng hoá, cung

13 Điều 5 Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 quy định xử phạt đối với hành vi găm hàng

14Điều 6 Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 quy định xử phạt đối với hành vi tăng giá quá mức

15 Điều 7. Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 quy định việc xử phạt đối với hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 29

ứng dịch vụ hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.16 Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện niêm yết giá đúng quy định; trả lại khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết;

tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

2.3.5 Gian lận thương mại trong lĩnh vực in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn.

Thực trạng của việc xử dụng hóa đơn trong thời gian qua, trước hết là đối với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế, trong đó tồn tại một thủ tục được dư luận phản ánh rất mảnh liệt đó là tình trạng bán hóa đơn, nên ngành Thuế đã chú trọng cải cách từ cơ chế xin, cho, sang cơ chế cấp phát và mang tính phục vụ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn Mặt khác, với sự phát triển ngày một mảnh mẽ về số lượng của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế qua hàng năm, vụ quản lý của cơ quan thuế các cấp chưa đáp ứng được, việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in để giảm bớt các thủ tục của cơ quan thuế đã được các cấp áp dụng.

Chính vì môi trường ngày càng thông thoáng cả về cơ chế quản lý thuế và cấp hoá đơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ luôn rình rập chờ thời cơ làm ăn bất chính thông qua thành lập doanh nghiệp với mục đích sử dụng hoá đơn một cách bất hợp pháp.

Và đối với người sử dụng hóa đơn,cơ chế này càng thông thoáng bao nhiêu thì cái hình thức gian lận này ngày càng gia tăng mức độ tinh vi hơn và thử đoạn càng tinh vi hơn như: Lợi dụng hoá đơn để trốn thuế: Lợi dụng người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ có thói quen không lấy hoá đơn, phần lớn các cơ sở không thực hiện nghiêm về các quy định lập bảng kê để cuối ngày xuất hoá đơn tổng hợp lưu tại cuống, nếu có thực hiện được tiến hành sau một thời gian nhằm mục đích hợp thức hoá về mặt sổ sách trong kê khai, dấu doanh thu và trốn thuế đầu ra.

Hành vi cố tình không xuất hoá đơn khi khách hàng yêu cầu với nhiều lý do như:

Ví dụ: Như trường hợp khi đi mua hàng xong người mua hàng đòi hóa đơn thì cơ sở bán hàng đó nói là hết hóa đơn, người giữ hóa đơn đi vắng, nhất là trường hợp

16Điều 9. Nghị định số 107/2008/ NĐ- CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 quy định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ

CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 30

đối với khách hàng ngoài tỉnh, đường xa họ không thể chờ đợi được, nên cơ sở kinh doanh đành vào tâm lý này của họ để không phải xuất hóa đơn.

Bán hàng hoá, dịch vụ trong giá đã có thuế nhưng khi khách hàng yêu cầu xuất hoá đơn lại đòi thêm tiền mới xuất hoá đơn, thực chất đây là thủ đoạn làm cho người mua hàng từ bỏ ý định lấy hoá đơn.

Các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán hoặc ấn định nhưng vẫn được cơ quan thuế cấp hoá đơn quyển khi bán hàng với mục đích là nếu trong tháng doanh thu theo hoá đơn cao hơn doanh thu ấn định thì thu thuế căn cứ theo doanh thu hoá đơn, nếu thấp hơn thì căn cứ theo doanh thu ấn định. Nhưng trên thực tế không có hộ nào ghi doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán, ấn định. Nếu trong tháng có cao hơn, họ luôn tìm cách đối phó, hợp thức hoá để nộp thuế theo doanh thu ấn định thấp hơn. Thực chất đây là một kẽ hở giúp cho họ tiêu thụ hàng nhiều hơn, nhưng thực tế lại trốn thuế đầu ra nhiều hơn.

Ngoài thủ đoạn thành lập doanh nghiệp với mục đích mua, bán hoá đơn rồi bỏ trốn thì tình trạng sử dụng hoá đơn để rút tiền, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhóm này bao gồm:

Bán hàng hoá, dịch vụ thu tiền một giá, nhưng khi xuất hoá đơn lại có sự thông đồng giữa hai bên mua và bán để nâng khống giá trị thanh toán, tình trạng này phổ

biến nhất đối với khách hàng ở các đơn vị có thụ hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các dự án, công trình.

Mua bán hoá đơn khống, lập hoá đơn khống đã và đang tiếp diễn trên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp thành lập với mục đích làm ăn bất chính, thông đồng với nhau, lập khống hoá đơn để rút tiền của Nhà nước thông qua hoàn thuế.

Hoá đơn là chứng từ ban đầu mang tính pháp lý cao, là thước đo phản ảnh một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế của mỗi cơ sở kinh doanh, của một ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Nếu sử dụng ghi chép, phản ánh sai lệch các chỉ tiêu trên hoá đơn, điều đó đã tiếp tay thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế của những kẻ làm ăn phi pháp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, hạch toán giá trong các doanh nghiệp, làm mất tính chính xác các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương, trên phạm vi cả nước.

Việc cải cách toàn diện về hoá đơn là quyết định đúng đắn và kịp thời nhất: Có thể nói Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, đồng thời là bước cải cách toàn diện và sâu rộng về hoá đơn, hoàn toàn mang tính giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng. Đây là một chủ trương của Chính phủ minh chứng cho

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực GIAN lận THƯƠNG mại ở nước TA HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)