3.2. Các giải pháp phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực gian lận
3.2.4. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu và
* Phối hợp giữa các lực lượng trong ngành Hải quan
- Tăng cường phối hợp điều tra giữa cơ quan Hải quan cấp trên và cơ quan Hải quan cấp dưới: Thời gian vừa qua công tác phối hợp này thực hiện chưa được tốt. Việc phối hợp cung cấp thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm; phối hợp trong điều tra, bắt giữ, xử lý giữa các đơn vị Hải quan trong ngành hạn chế, nhiều vụ việc buôn
CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 40
lậu, gian lận thương mại có liên đới trách nhiệm của cán bộ do Hải quan địa phương quản lý, do vậy trong một số trường hợp các đơn vị này không có thiện chí trong công tác phối hợp, thậm chí gây khó khăn, cản trở các hoạt động điều tra, xác minh. Cá biệt, có đơn vị không cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Cục Điều tra chống buôn lậu, cho đến khi có văn bản bản chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan mới tổ chức thực hiện.
- Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Kiểm tra sau thông quan và lực lượng kiểm soát hải quan:
Trong thực tiễn công tác nghiệp vụ hiện nay, lực lượng kiểm tra sau thông quan gặp khó khăn trong hoạt động xác minh thông tin, tài liệu đối với một số vụ việc phức tạp, thông thường, đây là những vụ việc cần phải tiến hành kiểm tra trực tiếp hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán tại trụ sở doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế hồ sơ doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục với cơ quan Hải quan đã được chế biến, làm sạch; hàng hóa nhập khẩu có khi đã được tiêu thụ hết, không lưu giữ tại kho hàng; bên cạnh đó thời gian quy định cho hoạt động kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp là không nhiều năm ngày, do vậy trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cần thiết phải tiến hành các hoạt động thu thập, xác minh thông tin tài liệu từ các nguồn khác nhau để củng cố hồ sơ, chứng cứ, nhận định về hành vi vi phạm của Doanh nghiệp mà trong một số trường hợp chỉ có thể thực hiện được thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc thù theo quyết định 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng kiểm tra sau thông quan chưa có đội ngũ cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực điều tra. Do vậy cần tích cực phối hợp với lực lượng kiểm soát Hải quan để nâng cao hiệu quả của công tác nghiệp vụ. Ngoài ra, hai lực lượng này cần tăng cường phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ ở các cấp để phục vụ công tác quản lý rủi ro nói chung và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng; thông tin ở các khâu trong thông quan và sau thông quan là những nguồn thông tin đầu vào quan trọng trong hoạt động thu thập, xử lý thông tin mà cụ thể là thông tin từ các hoạt động kiểm tra sau thông quan là căn cứ đánh mức độ chính xác thông tin ở khâu trong thông quan. Nội dung thông tin cần chuyển giao kết quả kiểm tra sau thông quan, bao gồm: Địa điểm kiểm tra trụ sở Hải quan hay trụ sở doanh nghiệp, hành vi vi phạm của doanh nghiệp, phương thức cụ thể, mặt hàng vi phạm, các đối tượng có liên quan.
* Tăng cường phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng chức năng khác
Trước hết ngành Hải quan cần phải chủ động phối hợp thực hiện tốt các nội dung quy chế hợp tác đã ký kết với Bộ đội biên phòng, Tổng cục cảnh sát và sắp tới là
CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 41
quy chế hợp tác với lực lượng Quản lý thị trường, ưu tiên tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên từng tuyến, từng địa bàn; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong phối hợp sử dụng lực lượng, phương tiện.
- Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại:
Tình hình bắt giữ, xử lý, phương thức thủ đoạn cần lưu ý, đối tượng - mặt hàng trọng điểm,...; dự báo, đánh giá xu hướng vi phạm dựa trên phân tích biến động của tình hình thị trường. Trên cơ sở đó sẽ giúp các ngành Hải quan tập hợp, phân tích về những nguyên nhân, những yếu tố khách quan và chủ quan tạo điều kiện hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại làm căn cứ xây dựng phương án phòng ngừa có hiệu quả.
Ngoài ra, ngành Hải quan cần làm tốt công tác phối hợp với ngành thuế nội địa trong các hoạt động phối hợp thu thuế, chống gian lận thuế và thường xuyên trao đổi thông tin về đối tượng nộp thuế để việc xây dựng hồ sơ doanh nghiệp phục vụ công tác phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
3.2.5. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại
Nghiên cứu thực tế cho thấy các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, liều lĩnh với quy mô ngày càng lớn với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các phương tiện kỹ thuật hiện đại như thông tin liên lạc, giao thông vận tải luôn được cải tiến và ngày càng hiện đại, chẳng hạn đối với tuyến biển, các đối tượng buôn lậu luôn có nhu cầu sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại, các loại tầu, ca nô có tốc độ lớn để vô hiệu hóa các lực lượng chống buôn lậu có nhiệm vụ kiểm soát trên biển (trong đó có lực lượng hải quan). Bên cạnh đó các thủ đoạn gian lận thương mại, trốn thuế ngày càng đa dạng hơn như: Trà trộn, cất giấu các loại hàng hóa không khai báo tại những vị trí khó kiểm tra trong container, trên phương tiện .... Vì vậy cần nghiên cứu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát công khai trong quá trình làm thủ tục hải quan và trang bị cho lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại, cụ thể:
- Hình thành các địa điểm kiểm tra hải quan tập trung, đầu tư trang thiết bị các phương tiện kiểm tra, kiểm soát hiện đại, giảm thiểu đến mức thấp nhất việc kiểm tra
CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 42
thủ công đối với hàng hóa, hành lý xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tại xuất nhập cảnh như: Máy soi container, camera, cân điện tử,...nhằm tạo thông thoáng trong quá trình làm thủ tục Hải quan nhưng vẫn làm tốt công tác kiểm soát và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
- Rà soát, nâng cấp để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, trang bị bổ sung các trang thiết bị hiện đại công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với đặc thù của từng tuyến địa bàn:
+ Rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế số tàu thuyền ca nô hiện có của ngành Hải quan cả mặt nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng; đánh giá nhu cầu thực tế để xây dựng phương án cụ thể về quy hoạch sử dụng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ thông qua việc đầu tư sửa cải tạo, nâng cấp số hiện có; đề xuất đóng mới trên cơ sở đó bố trí điều động sử dụng theo hướng tập trung xây dựng những biên đội tầu mạnh trong công tác kiểm soát chống buôn lậu trên biển.
+ Trang bị các phương tiện có tính cơ động cao phù hợp với tuyến địa bàn đường bộ do đặc thù địa hình phức tạp, đi lại khó khăn như: ô tô đặc chủng, xe máy phân khối lớn, các phương tiện liên lạc, kỹ thuật chuyên dùng,...
+ Trang bị hệ thống camera, máy soi (hành lý, cơ thể), máy ngửi, chó nghiệp vụ,..và một số thiết bị khác phù hợp với địa bàn tuyến hàng không, bưu điện
+ Bổ sung đầy đủ vũ khí và công cụ để hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu như: áo giáp - mũ chống đạn, dùi cui điện, roi điện....
Về kinh phí phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại: Về cơ bản hiện nay, quy định hiện hành về kinh phí đảm bảo này tương đối phù hợp, đầy đủ về nội dung chi và mức chi. Tuy nhiên, trên thực tế việc thanh quyết toán còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục chi, tức là phải đảm bảo yêu cầu về hồ sơ, chứng từ hợp lệ, đặc biệt là đối với một số khoản chi đặc thù như: Chi xây dựng, sinh hoạt cơ sở bí mật, cộng tác viên của cơ quan hải quan; chi phí sinh hoạt của đối tương bị tạm giữ; chi thuê phương tiện theo dõi, truy bắt đối tượng trong một số tình huống do quá gấp nên khó có thể hoàn thiện được chứng từ theo quy định;.... Do vậy cần nghiên cứu và quy định cụ thể đối với từng trường hợp để tháo gỡ khó khăn, thuận tiện trong việc thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
CBHD: Thầy Võ Duy Nam SVTH: Phạm Thị Ánh Nguyệt 43