3.1. CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN
3.1.4. Một số phương hướng hoàn thiện
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là một hoạt động có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của Quốc hội, góp phần quyết định sự phát triển của đất nước. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp gần đây, có nhiều tiến bộ rõ rệt, đáp ứng phần lớn tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,…Tuy nhiên, đó chỉ mới là bước đầu, để đáp ứng với tình hình hiện nay, thì cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn hơn nữa, phản ánh được nhiều vấn đề bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm, hoạt động chất vấn ngày càng trở thành công cụ giám sát có hiệu quả nhất, để Quốc hội hoạt động tốt nhất, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cần phải thực hiện một số giải pháp để từng bước hoàn thiện, đổi mới hoạt động này.
Nguồn từ. Website: http://www.vnanet.vn/pPrint.aspx?itemid=185083
Một là, Cần phải tăng tỷ lệ các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách này lên 40% hoặc 50% trên tổng số đại biểu Quốc hội. Các đại biểu chuyên trách phải có trình độ pháp lý, có văn phòng riêng và được trang bị phương tiện vật chất cần thiết cũng như đội ngũ chuyên gia giúp việc có trình độ. Có như vậy, các đại biểu Quốc hội mới có đủ thời gian đi sâu vào các công việc của Quốc hội. Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần tổ chức các lớp bồi dưõng kỹ năng về chất vấn cho các đại biểu Quốc hội, như: Kỹ năng đặt câu hỏi và trình bày câu hỏi chất vấn, kỹ năng tranh luận, kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng tạo sức ép dư luận đối với vấn đề chất vấn, kỹ năng giám sát việc thực hiện các vấn đề đã được làm sáng tỏ tại phiên chất vấn...
Hai là, các đại biểu Quốc hội cần tăng cường hoạt động chất vấn vào thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội. Đối với những vấn đề có tính thời sự bức xúc cần làm sáng tỏ, thì chất vấn ngay, không nên đợi đến khi diễn ra kỳ họp Quốc hội mới chất vấn. Đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn trước khi gửi để tránh tình trạng diễn giải dài dòng hoặc sa vào các chi tiết, thiếu tính khái quát đối với các vấn đề quốc kế dân sinh và chất vấn sai địa chỉ. Tại các phiên họp truyền hình trực tiếp, đại biểu Quốc hội cần nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Các đại biểu Quốc hội cần tăng cường mối liên hệ với các cơ quan của Quốc hội để nắm vững thông tin về các vấn đề thuộc các lĩnh vực quản lý, điều hành của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Có như vậy mới làm phong phú thêm nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động chất vấn. Để đảm bảo cho hoạt động chất vấn mang tính thường xuyên, liên tục giải đáp những vấn đề thời sự bức xúc, hạn chế tình trạng chất vấn dồn dập trong kỳ họp, cần sớm tiến hành hoạt động trả lời chất vấn tại các phiên họp của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về các vấn đề liên quan.
trả lời chất vấn tại các phiên họp này cũng nên được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. Theo giải pháp này, tại các kỳ họp Quốc hội, chỉ tập trung chất vấn, trả lời chất vấn về những vấn đề lớn, nổi cộm, được xã hội quan tâm và xử lý dứt điểm từng vấn đề cụ thể.
Ba là, đối với người có trách nhiệm trả lời chất vấn, khi đã hứa với đại biểu Quốc hội, với nhân dân vấn đề gì thì phải nêu rõ giải pháp xử lý và thời hạn giải quyết; những vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình, thì cần có kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội hoặc Chính phủ. Trong quá trình thực hiện phải có báo cáo cụ thể với Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có chất vấn về tình hình, tiến độ giải quyết từng vấn đề. Ban Công tác đại biểu cần có sự phối hợp với những bộ, ngành liên quan tổ chức các hội nghị đánh giá công tác phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp
Quốc hội. Trên cơ sở đó, tham mưu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.
Bốn là, nên bố trí các phiên họp toàn thể về chất vấn và trả lời chất vấn kết hợp với nội dung nghe báo cáo giám sát các chuyên đề vào thời gian cuối kỳ họp, vì khi đó Quốc hội đã giải quyết cơ bản các nội dung chủ yếu của kỳ họp, có thể dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động chất vấn. Khi người đứng đầu các Bộ, ngành có nhiều vấn đề phải trả lời, Ủy ban thường vụ Quốc hội nên xem xét, lựa chọn, giới hạn một số vấn đề trọng tâm để người bị chất vấn có điều kiện tập trung trả lời. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp mà người có trách nhiệm trả lời chưa thoả đáng, Chủ tịch Quốc hội có thể bố trí để người chất vấn được tiếp tục nêu câu hỏi mang tính đối thoại và tranh luận. Nếu đã hết thời gian mà vấn đề chưa được làm sáng tỏ, thì Quốc hội nên quyết định cho trả lời tiếp tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Năm là, những vấn đề đã được làm rõ trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cần được đánh giá, xem xét dưới góc độ pháp lý. Đó là những quy định cụ thể có sự tác động và chi phối đến đời sống nhân dân. Nếu thấy quy định nào cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hay ban hành mới, thì trong phạm vi thẩm quyền của mình các cơ quan nhà nước liên quan cần khẩn trương tiến hành ngay. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung ở những văn bản pháp lý cao hơn, thì cần tiến hành song song và phải coi đó là công việc bình thường.
Sáu là, căn cứ vào tình hình cụ thể và bản chất của vấn đề cần chất vấn, nếu thấy không cần thiết hỏi trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Quốc hội thì đại biểu có thể ghi ý kiến chất vấn vào phiếu chất vấn gửi đến đoàn thư ký kỳ họp để làm thủ tục gửi đến các cơ quan, cá nhân hữu quan. Phiếu chất vấn nên gửi sớm đến đoàn thư ký kỳ họp (tốt nhất là tuần đầu, tuần thứ 2 kỳ họp) để cơ quan giúp việc có thời gian tổng hợp phân loại và chuyển tới các cơ quan, cá nhân hữu quan nghiên cứu, chuẩn bị trả lời kịp thời, có chất lượng hơn.
Bảy là, không nên bố trí chất vấn và trả lời chất vấn vào cuối kỳ họp, vì dễ có tâm lý buông xuôi, cho qua. Nên bố trí vào khoảng thời gian từ giữa kỳ họp đến khoảng 2/3 kỳ họp. Căn cứ vào nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề cần báo cáo, giải trình hoặc những biện pháp mà các cơ quan hữu quan phải khắc phục và báo cáo Quốc hội. Đương nhiên, tuỳ vấn đề và mức độ trách nhiệm mà xác định thời hạn báo cáo để đánh giá hoặc có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm nhưng cần báo cáo về biện pháp khắc phục đã làm tại
kỳ họp tiếp theo của Quốc hội. Như vậy để các cơ quan phải thực sự nêu cao trách nhiệm, có những biện pháp hữu hiệu giải quyết những vấn đề bức xúc mà Đại biểu Quốc hội đã chất vấn.
Tám là, chất vấn thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm và năng lực tổng hợp của Đại biểu Quốc hội; năng lực chất vấn của Đại biểu Quốc hội phụ thuộc lớn vào các thông tin mà Đại biểu Quốc hội thu nhận được. Do đó, Đại biểu Quốc hội phải được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện và kịp thời về những vấn đề mà đại biểu quan tâm chất vấn. Tuy nhiên, cần có những thông tin đã được xử lý thông qua chính Đại biểu Quốc hội, bằng chuyên gia phân tích, tư vấn, bằng thảo luận, tranh luận tại kỳ họp… Để chất vấn của Đại biểu Quốc hội phải thật "đắt", làm rõ được trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn, tạo cơ sở để Quốc hội buộc họ nhận thức ra và sửa chữa khắc phục những yếu kém. Đây là khâu còn yếu cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới.
Chín là, hiện nay số lượng đại biểu Quốc hội có trình độ của nước ta còn hạn chế. Chẳng hạn như Quốc hội khóa XII có 493 đại biểu Quốc hội trong đó có 164 đại biểu có trình độ trên đại học (chiếm 33,27%), 309 đại biểu có trình độ đại học (chiếm 62.68%)32 20 đại biểu có trình độ dưới đại học (chiếm 4.05%). Cho nên có một số đại biểu kiêm nhiệm luôn chức vụ trong Chính phủ. Nếu như trong các Quốc hội khóa tới về nhân sự chúng ta đã đáp ứng đầy đủ thì nên tách riêng các cơ quan này ra không để cho đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm chức vụ trong Chính phủ nữa. Để cho hoạt động giám sát của Quốc hội đạt được hiệu quả hơn nhất là trong hoạt động chất vấn.
Mười là, sau khi nghe trả lời chất vấn, Quốc hội cần có kết luận hoặc ra nghị quyết làm rõ trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn và giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao... trong việc khắc phục những yếu kém, hạn chế mà Đại biểu Quốc hội chất vấn. Đây là cơ sở pháp lý để biến chất vấn của Đại biểu Quốc hội thành giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp và có giá trị pháp lý buộc chủ thể bị chất vấn phải thực hiện, đồng thời để tiếp tục giám sát, đánh giá tại các kỳ họp tiếp theo. Nếu trong một thời hạn hợp lý (qua 2-3 kỳ họp) mà các cá nhân, cơ quan không đề ra và thực hiện được những biện pháp khắc phục hữu hiệu thì cần xem xét và có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người này. Đương nhiên, khi thực hiện cũng cần đánh giá đúng khó khăn khách quan và khuyết điểm chủ quan của người, cơ quan có trách nhiệm.
32 Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Nguồn từ
Website: http://www.baucukhoa12.quochoi.vn/default.asp?xt=xt&page=newsdetail&newsid=1560
Việc ra nghị quyết của Quốc hội về trách nhiệm của người bị chất vấn phải được xem như một hoạt động bình thường, thể hiện tính cương quyết, công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát của các Đại biểu Quốc hội.
Mười một là, Ngoài đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền chất vấn không? Mặc dù Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội không quy định quyền chất vấn cho tổ chức nhưng lại quy định các cơ quan của Quốc hội có quyền giám sát. Để tiến hành giám sát, các thành viên của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội phải sử dụng một trong các phương thức giám sát là chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn. Nếu một chất vấn nào đó không chỉ là của một thành viên mà của nhiều thành viên và trở thành ý chí chung của cả Hội đồng dân tộc hay của cả Uỷ ban thì có thể xem chất vấn đó là của Hội đồng dân tộc hay của Uỷ ban Quốc hội. Với quan niệm đó, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đều có quyền chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, nếu như chất vấn đó là ý chí chung của tất cả các thành viên của cơ quan hay tổ chức này. Nếu như Luật tổ chức Quốc hội đã quy định Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban đều có quyền yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì các cơ quan này của Quốc hội đều phải có quyền chất vấn để tạo cơ sở và tiền đề cho việc thực hiện quyền này.
Mười hai là, đối với những vấn đề bức xúc mà cử tri nêu ra, đại biểu Quốc hội phải nghiên cứu trước, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin hoặc tự mình thu thập, xử lý thông tin về những vấn đề liên quan đến chất vấn. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động chất vấn phụ thuộc vào chất lượng, đúng bản chất sự việc, buộc đối tượng bị chất vấn phải "tâm phục, khẩu phục" sẽ làm cho cử tri cả nước có điều kiện để đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước và thêm tin tưởng vào Quốc hội. Còn đối với người trả lời chất vấn phải nghiên cứu kỹ yêu cầu chất vấn, chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, trả lời tập trung, chính xác, súc tích vấn đề đã nêu. Không báo cáo vòng vo, liệt kê thành tích ngành, né tránh trách nhiệm hoặc thanh minh, đổ lỗi cho ngành khác, cho khách quan; sau trả lời chất vấn phải đề ra và thực hiện cho được biện pháp khắc phục các hạn chế, khuyết điểm.
Mười ba là, cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong việc phục vụ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Cụ thể là:
- Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 368-NQ/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu để quy định rõ hơn nhiệm vụ của Ban này trong việc giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội;
- Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Vụ Công tác đại biểu trong Quyết định số 845/QĐ-VPQH ngày 28/4/2005 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo hướng xác định rõ nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Đoàn Thư ký kỳ họp phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Việc sửa đổi, bổ sung này cần dựa trên cơ sở thực tiễn công tác và mối quan hệ phối hợp giữa Ban Công tác đại biểu và Văn phòng Quốc hội.
Mười bốn là, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành cho phù hợp với những cải tiến về quy trình chất vấn, trả lời chất vấn trong thời gian vừa qua, dự báo trước một số vấn đề đã và sẽ nảy sinh từ hoạt động này để có những quy định mới phù hợp hơn. Cụ thể:
- Xác định rõ trách nhiệm phục vụ Chủ tịch Quốc hội trong việc tiếp nhận, xử lý các chất vấn của đại biểu Quốc hội; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của những người bị chất vấn trong việc trả lời bằng văn bản đến các đại biểu Quốc hội có chất vấn; đồng thời gửi các văn bản đó báo cáo Chủ tịch Quốc hội biết và để Ban Công tác đại biểu theo dõi;
- Quy định rõ về trình tự, thủ tục các công việc chuẩn bị và phục vụ cho Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định danh sách chính thức những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp;
- Quy định rõ về trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội với người đứng đầu hoặc đại diện các cơ quan hữu quan để trao đổi về dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp;
- Quy định rõ thủ tục trình Quốc hội xem xét, quyết định danh sách chính thức những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp theo Tờ trình của ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Quy định hình thức biểu thị thái độ của Quốc hội trong việc nhận xét, đánh giá nội dung trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn bằng cách biểu quyết thông qua phần trả lời chất vấn của từng người; hình thức khuyến cáo hay lưu ý những vấn đề mà người trả lời chất vấn cần phải triển khai sau phiên họp về chất vấn;
- Quy định rõ các trường hợp cụ thể mà Quốc hội sẽ ra nghị quyết xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn; hệ quả phát sinh trực tiếp tại phiên họp về chất vấn dẫn đến việc Quốc hội quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;