NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ZINPOT SO VỚI KẼM OXIT TRÊN HEO GIAI ĐOẠN 55 85 NGÀY TUỔI (Trang 34 - 40)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan trại chăn nuôi heo 3.1.1 Sơ lược của trại

Trại tuyển chọn giống và gieo tinh nhân tạo Hai Chung nằm trên địa bàn thuộc ấp An Lạc A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Khu chăn nuôi có diện tích 1,3 ha, xây dựng theo mô hình chăn nuôi Vườn – Ao – Chuồng.

Trại được xây dựng giữa cánh đồng ruộng xa dân cư cách lộ 2 km, có đường giao thông vào trại.

Tổng diện tích của trại là 7 ha và được sử dụng:

1,3 ha sử dụng xây cho trại heo 0,8 ha sử dụng xây để nuôi vịt

4,9 ha khu trồng cây, đường đi, ao cá và nhà ở.

Diện tích của trại khá rộng lớn, thoáng mát rất thuận tiện cho việc chăn nuôi.

Vị trí địa lý:

 Phía Đông giáp với xã Thanh Bình

 Phía Tây giáp với xã Tân Hữu Nghĩa

 Phía Nam giáp với TP.Mỹ Tho

 Phía Bắc giáp với xã Phù Kiết

Trại có đường giao thông thuận lợi nên việc vận chuyển thức ăn vào việc xuất bán heo cũng dễ dàng.

Khí hậu

Do nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên trại chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều được chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức trại

Trại làm nhiệm vụ xây dựng đàn giống, tuyển chọn giống, không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống bằng cách chọn lọc và lai với các giống.

Cung cấp heo đực và heo cái hậu bị, heo giống nuôi thịt và heo thịt thương phẩm cho thị trường chăn nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Cung cấp tinh heo đáp ứng nhu cầu gieo tinh nhân tạo cho người chăn nuôi trong khu vực.

3.1.3 Cơ cấu đàn heo

Cơ cấu đàn heo của trại tính đến ngày 20/02/2012.

Đực giống: 10 con.

Nái đẻ: 6 con.

Hậu bị + chờ phối: 50 con.

Heo con theo mẹ: 65 con.

Heo con cai sữa: 72 con.

Heo thịt: 185 con.

3.1.4 Công tác thú y

Trước cổng ra vào trại có hố, máy phun thuốc sát trùng cho người và các phương tiện khi ra vào trại; công nhân được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi vào khu chăn nuôi như áo, ủng, găng tay …được sát trùng kỹ.

Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần cho các khu chuồng. Sau mỗi đợt chuyển hoặc xuất heo, chuồng đều được quét dọn sạch sẽ, sát trùng bằng vôi trước khi cho lứa mới vào nuôi.

Đối với heo giống nhập về thì được nuôi cách ly để theo dõi xem có nhiễm bệnh hay không trước khi cho vào trại giống.

Bảng 3.1 Lịch tiêm phòng heo con của trại

Heo con PRRS Circovirut và

Mycoplasma

Dịch tả

Giả dại

Dịch

tả FMD

Ngày tuổi 14 21 30 49 60 63

(Nguồn :Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi heo trại Hai Chung) 3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm

3.2.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 20/02/2012 đến 25/04/2012.

3.2.2 Địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành tại trại tuyển chọn giống và gieo tinh nhân tạo Hai Chung thuộc ấp An Lạc A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Tổng số heo con thí nghiệm là 60 con, chia làm 2 đợt. Mỗi đợt 30 con, chia thành 2 lô: lô ĐC (10 con) và lô TN (20con).

Lô ĐC_Bổ sung ZnO (3000 ppm).

Lô TN_Sử dụng chế phẩm ZinPot (250 ppm).

3.3.2 Bố trí thí nghiệm

Do phải bố trí heo thí nghiệm theo yêu cầu của trại nên số lượng heo giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm không đồng đều. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm sau khi đã xử lý thống kê về các chỉ tiêu ban đầu.

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nội dung Lô

ĐC TN

Số lượng heo (con) 20 40

Liều lượng bổ sung kẽm từ ZnO (ppm) 3000 0

Liều lượng bổ sung kẽm từ ZinPot (ppm) 0 250

Liệu trình Cho ăn liên tục đến khi kết thúc thí nghiệm

3.3.3 Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn thí nghiệm là thức ăn dạng viên của công ty Việt Thắng, trọng lượng 25 kg mỗi bao. Heo thí nghiệm được cho ăn thức ăn thí nghiệm dạng viên VT - H03.

Thức ăn được cân bằng cân đồng hồ và ghi nhận hằng ngày. Heo được cho ăn tự do bằng máng ăn tự động đặt ở mỗi ô chuồng và uống bằng núm uống tự động.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm VT-H03.

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty cổ phần Việt Thắng) 3.3.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc

Chuồng trại

Chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái, được lợp bằng mái tole. Ở các dãy chuồng heo thịt, chuồng heo cai sữa và nái nuôi con. Để hạn chế độ nóng trong chuồng, dưới tole có thêm 1 lốp mốt.

Chuồng heo thịt

Dãy chuồng 1: Chiều cao nóc chuồng dài 5 m, có tất cả 22 ô chuồng, mỗi ô chuồng có diện tích dài 6 m, rộng 5 m và được lắp đặt ở mỗi ô chuồng 6 núm uống, 1 máng ăn tự động và có ống dẫn nước xuống máng, vách chuồng bằng sắt với

Thành phần Tỷ lệ

Năng lượng trao đổi (min Kcal/kg) 3,100

Đạm (min %) 18

Độ ẩm (max %) 14

Xơ thô (max %) 6

Ca (min – max %) 0,7 – 1,4

P (min %) 0,5

NaCl (min-max %) 0,2 - 1

Không có kháng sinh

chiều cao là 0,8 m, hành lang rộng 1,2 m, có 2 rãnh nhỏ dọc theo 2 mép của hành lang để thoát nước về hai phía đầu và có chiều cao từ nền chuồng đến sàn là 0,43 m.

Heo cai sữa được nuôi trên sàn gồm có 30 ô mỗi ô có diện tích dài 4 m, rộng 3,2 m, chiều cao của nóc là 5 m, chiều cao từ nền chuồng đến sàn là 0,5 m, mỗi ô chuồng được lắp đặt 1 máng ăn tự động và có núm uống, vách bằng ximăng cao 0,75 m. Ở các ô chuồng có 1 bóng đèn hồng ngoại 100 W để giữ ấm cho heo khi trời lạnh.

Chuồng nái đẻ

Chuồng nái bằng lồng sắt, nền sàn của mỗi chuồng có chiều dài 2 m, rộng 1,7 m, cao từ nền đến sàn là 1,5 m, chiều cao nhốt nái là 1,2 m, chiều cao của chuồng nhốt heo con là 0,5 m. Mỗi chuồng được lắp đặt 1 máng ăn, 2 núm uống đặt cách sàn 0,12 m cho heo con và 0,3 m cho heo nái. Nền cho nái nằm bằng ximăng, cho heo con bằng nhựa cứng, mỗi chuồng có 1 lồng úm, một bóng đèn hồng ngoại 100 W.

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ

Nhiệt độ và ẩm độ được đo bằng nhiệt kế và ẩm kế, ghi nhận 3 lần trong ngày vào các thời điểm: 7 giờ, 11 giờ và 17 giờ. Nhiệt kế và ẩm kế được đặt ở độ cao 0,5 m so với nền chuồng.

3.4.2 Chỉ tiêu về tăng trọng

Tăng trọng (kg/con) = Trọng lượng cuối TN - Trọng lượng đầu TN Tăng trọng bình quân (kg/con) = Tổng tăng trọng / Tổng số lúc heo cân Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) = TTBQ / Số ngày nuôi

3.4.3 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn

Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân / ngày(g/con/ngày) = Tổng trọng lượng thức ăn tiêu thụ / (Tổng số heo theo dõi * Số ngày theo dõi)

Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/kgTT) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) / Tổng tăng trọng (kg)

3.4.4 Chỉ tiêu về sức sống

Tỷ lệ con tiêu chảy (%) = (Tổng số con tiêu chảy / Tổng số con thí nghiệm)*100

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy / Tổng số ngày con nuôi) * 100

Tỷ lệ nuôi sống (%) = (Tổng số con kết thúc TN / Tổng số con đầu TN) * 100

3.5 Hiệu quả kinh tế

Chi phí/kg tăng trọng (đồng/kg) = Tổng chi phí thức ăn và thuốc thú y (đồng) / Tổng tăng trọng (kg)

3.6 Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và Minitab 16 for Windows.

Một phần của tài liệu SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ZINPOT SO VỚI KẼM OXIT TRÊN HEO GIAI ĐOẠN 55 85 NGÀY TUỔI (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)