Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XOAY DA TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT VÙNG DA BẢ VAI TRÊN CHÓ THÍ NGHIỆM (Trang 47 - 52)

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7 Phương pháp thực hiện

3.7.1 Chuẩn bị thú trước phẫu thuật

Tất cả thú thí nghiệm được nuôi trước khi phẫu thuật từ 7- 10 ngày để ổn định và làm quen với chuồng nuôi. Đánh giá tình trạng tổng quan của tất cả thú thí nghiệm (tình trạng sức khỏe, thể chất cần đủ để gây mê và phẫu thuật).

Lô đối chứng: vùng xương cánh tay.

Lô thí nghiệm: vùng xương cánh tay và vùng chứa động mạch ngực lưng.

Thú được chỉ định mổ cần cho nhịn uống từ 4 - 6 giờ, nhịn ăn 12 giờ trước khi mổ, cân để xác định thể trọng nhằm tính liều thuốc mê và thuốc điều trị hậu phẫu chính xác. Cạo lông vùng định phẫu thuật (chi trước). Tiêm thuốc tiền mê:

atropine 0,05 - 0,1 mg/kg trước khi tiêm thuốc mê 15 phút. Cố định thú trên bàn mổ theo tư thế nằm nghiêng (bên trái). Sau đó tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch với liều 5 - 10 mg/kg P. Sát trùng vùng định phẫu thuật theo chiều từ trong ra ngoài 5 lần bằng dung dịch chlorhexidine 2% và cuối cùng phủ một lớp povidone - iodine 10%

trên toàn bộ vùng phẫu thuật, sau khoảng 5 phút sẽ tiến hành phẫu thuật.

3.7.2 Tiến hành phẫu thuật

Sửa soạn tư thế thoải mái cho thú sao cho lực căng ít nhất.

Hình 3.1: Sửa soạn tư thế cho thú và kiểm tra lực căng ở vùng vai (Nguồn: Pavletic, 2010).

Sử dụng dao mổ, kéo, nhíp tự tạo một vết thương mất da có dạng hình chữ nhật có kích thước 5 x 10 cm ở các vị trí tương ứng, giới hạn từ u trên xương cánh tay đến khớp cùi chỏ.

Dùng nhíp và kéo metzenbaum để tách rời phần mô liên kết bên dưới. Phần tách rời cần đủ rộng để làm giảm lực căng, tiếp tục sát trùng vết thương bằng nước muối 0,9% và dung dịch povidone- iodine, chuẩn bị đóng vết thương lại.

3.7.2.1 Phương pháp phẫu thuật thú ở lô đối chứng

Lô đối chứng (3 con): thực hiện tạo vết thương bị mất da hình chữ nhật với kích thước (5x10cm) ở vùng vai cánh tay, tách mô liên kết dưới da ở các bờ vết thương trước khi thực hiện đóng vết thương. Tuy nhiên khi thực hiện đóng vết thương thì sử dụng kỹ thuật may da trực tiếp bằng đường may gián đoạn đơn giản từ bốn góc của vết thương (theo phương pháp được mô tả bởi Pavletic, 2010).

Dùng chỉ nylon 3.0 thực hiện đường may gián đoạn đơn giản ở 4 góc của vết thương. Cần 3 - 4 đường may tại mỗi góc để làm giảm kích thước của vết thương hình chữ nhật tiến vào trung tâm của vết thương. Thực hiện đường may walking để giảm lực căng ở 4 mép vết thương. Bắt đầu đường may gián đoạn đơn giản hoặc nệm nằm gián đoạn ở vị trí chính giữa trung tâm, sau đó tiến về hai phía. Để khép kín hai đầu của trung tâm chúng ta thực hiện đường may tam giác. Cuối cùng vết thương được khép lại hoàn toàn có hình dạng chữ X (hình 3.2). Băng bó vết thương và chăm sóc theo dõi hậu phẫu trong 30 ngày.

B1 B2 B3

B1: Chuẩn bị thú

B2: Tạo vết thương mất da hình chữ nhật

B1: chuẩn bị thú

B2: Tạo vết thương mất da hình chữ nhật

B3: May 4 góc vết thương, từ 3 đến 4 mũi để giảm kích thước của vết thương B4 Thực hiện đường may gián đoạn đơn giản hoặc nệm nằm gián đoạn ở vị trí chính giữa vết thương, thực hiện đường may tam giác đểkhép kín hai đầu của trung tâm vết thương.

B5 Vết thương được đóng lại có dạng hình chữ X 3.7.2.2 Phương pháp phẫu thuật thú ở lô thí nghiệm

Lô thí nghiệm (5 con): thực hiện tạo vết thương bị mất da hình chữ nhật với kích thước 5 x 10 cm, sau đó xác định vạt da tại vùng chứa động mạch ngực lưng (nằm ở sau gai sống lưng); bóc tách mô liên kết dưới da và áp dụng kỹ thuật xoay da theo các phương pháp được mô tả bởi Hedlund (2002) và Pavletic (2010).

Xác định giới hạn ở vạt trục động mạch ngực lưng và phác thảo giới hạn tương ứng của vạt da với kích thước 5 x 10 cm.

Vạt trục ĐM ngực lưng

Thú được đặt ở tư thế nằm bên, da, ngực chi ở tư thế thoải mái. Động mạch ở vị trí bắt nguồn từ chỗ lõm cuối vai va song song với điểm trên mõm cùng xương bả vai.

Xác định khoảng cách từ gai xương bả vai đến bờ sau của nó.

Nhân đôi khoảng cách từ gai đến bờ sau. Trục ĐM ngực lưng nằm trong giới hạn này. Phác thảo đường giới hạn bên của vạt song song với gai xương bả vai sao cho kích thước của vạt là 5 x 10 cm.

B4 B5

Hình 3.2 Kỹ thuật may kín vết thương mất da hình chữ nhật theo phương pháp trực tiếp

Tạo vết rạch dọc theo phác thảo đường biên của vạt da

Hình 3.3: Thao tác tạo vạt da trục ngực lưng:

(A) xác định vị trí ĐM ngực lưng và phác thảo hình dáng vạt da với các đường biên song song với sọ; (B) vạt tiêu chuẩn hay dạng L có thể được tạo, phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khuyết tật; (C) bắt đầu mổ tại các đường phác thảo, nâng vạt da và chuẩn bị xoay để che các khuyết tật. (Nguồn: Pavletic, 2010)

Thử khả năng căng da có thể của vạt da (vạt da vừa tạo phải có khả năng che kín vết thương). Thực hiện xoay da với góc 1800 để che khuyết tật.

Sau đó thực hiện đường may walking và gián đoạn đơn giản để cố định vị trí của vạt để che vết thương, tiếp đó tiến hành may dưới da và may ngoài da để đóng kín vết thương.Băng bó vết thương và chăm sóc theo dõi hậu phẫu trong vòng 30 ngày.

B1 B2 B3

B4 B5 B6 Hình 3.4 Kỹ thuật xoay da để đóng kín vết thương mất da hình chữ nhật

B1: Chuẩn bị thú

B2: Tạo vết thương mất da hình chữ nhật (5x10cm), xác định giới hạn ở vạt trục động mạch ngực lưng và phác thảo giới hạn tương ứng của vạt da.

B3: Tạo vạt da hình chữ nhật, xác định mạch máu vùng ngực lưng B4: Cố định đường may bằng kẹp khăn

B5: Thực hiện xoay da với góc 180o để che khuyết tật

B6: Thực hiện đường may Walking và gián đoạn đơn giản để cố định vị trí của vạt để che vết thương, tiếp đó tiến hành may dưới da và may ngoài da để đóng kín vết thương.

Tất cả các thú được kiểm tra lâm sàng, đánh giá tình trạng đau và tình trạng lành vết thương liên tục trong 15 ngày sau khi phẫu thuật, sau đó vào lúc 21 và 30 ngày sau khi phẫu thuật.

3.7.3 Chăm sóc hậu phẫu

Chăm sóc hậu phẫu cho thú bao gồm làm giảm đau liên tục trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, theo dõi để phát hiện sớm và điều trị các biến chứng (nếu có).

Cung cấp kháng sinh liên tục trong 5 ngày đầu: cep 5 1ml /12 - 15 kg P, tiêm dưới da (SC) hoặc tiêm bắp (IM).

Sử dụng bio - dexazine 1 ml/10 kg P, tiêm dưới da (SC) hoặc tiêm bắp (IM) liên tục trong 3 ngày đầu hậu phẫu.

Tăng cường sức đề kháng cho thú trong vòng 7 ngày bằng bio B - complex 1 ml/5 – 10 kg P, tiêm dưới da (SC).

Rửa vết thương bằng povidone - iodine 10%, chlorhexidine 2%và thay băng 2 lần/ngày trong 3 ngày đầu tiên. Sau đó chăm sóc vết thương 1 lần/ngày trong khoảng 15 ngày tiếp theo.

Tất cả thú đều được theo dõi tình trạng lành của vết thương trong vòng 30 ngày. Hỗ trợ tối đa về mặt dinh dưỡng, giữ thú bệnh ở nơi sạch sẽ, khô, ấm để giúp thú hồi phục sớm hơn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XOAY DA TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT VÙNG DA BẢ VAI TRÊN CHÓ THÍ NGHIỆM (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)