Đo lưới đường chuyền

Một phần của tài liệu ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ HÀM THẮNG, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN TỶ LỆ 1:1000 VÀ 1:2000 (Trang 34 - 41)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.3. CÔNG TÁC THỰC ĐỊA

II.3.3. Đo lưới đường chuyền

Trước khi tiến hành đo máy phải được kiểm nghiệm 1 cách chính xác.

- Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, năng lượng của pin.

- Đặt máy lên chân máy và vặn ốc liên kết giữa chân máy với máy.

- Cân bằng máy (dọi tâm và cân bằng bọt thủy tròn và bọt thủy dài).

Định tâm sơ bộ.

Cân bằng sơ bộ.

Định tâm chính xác.

Cân bằng chính xác

- Nhấn nút Power để khởi động máy.

a. Phương pháp đo góc ngang:

Phương pháp đo đơn giản: đây là phương pháp đo góc đơn vì nó áp dụng cho trường hợp tại trạm đo chỉ có hai hướng ngắm, trường hợp đo góc HTB-103 HTB-104 HTB-105. Được tiến hành như sau:

Đặt máy toàn đạc trên giá ba chân tại điểm HTB-105 và dựng gương tại hai điểm HTB-103 và HTB-105. Tiến hành định tâm, cân bằng máy chính xác theo đúng yêu cầu của quy phạm.

Trang 34

Nửa vòng đo thuận kính.

Đưa máy toàn đạc về chế độ đo góc ngang.

V : 90O10’20”

HR : 120O30’40”

OSET HOLD HSET P1

Mở ốc hãm bàn độ ngang đưa ống kính về tiêu gương điểm HTB-103. Khóa ốc hãm bàn độ ngang, dùng ốc vi động ngang điều chỉnh cho giao điểm lưới chữ thập vào giữa tâm gương của điểm định hướng. Nhấn phím F1 (OSET) để đưa bàn độ ngang về giá trị = 000 00’00” ( lúc này LA = 000 00’00”) Sau khi nhấn F1, máy sẽ hỏi “ có muốn đưa về 000 00’00” hay không?”. Nếu muốn nhấn F3, ngược lại nhấn F4.

Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-105 cần đo, khóa bàn độ ngang, dung ốc vi động ngang điều chỉnh cho lưới chữ thập đúng vào tâm gương đặt điểm HTB-105, nhấn phím [ ] đọc số trên màn hình giá trị góc của lần đo thuận kính đó là LB = 85 54’44”.B 0

Ta có được giá trị góc nửa lần đo theo công thức : βL = LB – LA = 850 54’44”.

Nửa lần đo đảo kính

Mở ốc hãm bàn độ ngang, đảo ống kính quay máy ngược chiều kim dồng hồ ngắm về điểm HTB-105. Ngắm chính xác, nhấn phím [ ], đọc góc RB =265 54’33”

Tiếp theo quay máy thuận chiều kim đồng hồ về điểm HTB-103, ngắm chính xác điểm HTB-103, đọc số ta được 1 góc R

B

0

A = 180 00’03”. Như vậy kết thúc 1 lần đo. 0 Trang 35

Sau khi đo đảo kính xong ta tính được góc bằng sau nửa lần đo đảo kính theo công thức βB = RB B – RA = 85054’40”.

Ta tính được trị giá góc bằng một lần đo theo công thức: β = (βL + βR)/ 2

Lần đo thứ n cũng được thực hiện tương tự nhưng ở lần đo sau, vị trí bàn độ ngang lệch với lần trước 1 góc 1800 / n.

Phương pháp đo toàn vòng

Phương pháp đo góc toàn vòng được thực hiện đối với những trạm máy có 3 hướng trở lên. Trường hợp ba hướng HTB-109 HTB-108; HTB-109 HTB-110; HTB- 109 HTB- 123.

Đặt máy tại điểm HTB-109, cân bằng theo đúng quy phạm.

Nửa lần đo thuận kính:

Mở ốc hãm bàn độ ngang đưa ống kính về tiêu gương điểm HTB-108. Khóa ốc hãm dùng ốc vi động ngang cho giao điểm lưới chữ thập vào giữa tâm của điểm định hướng. Khóa bàn độ ngang, nhấn phím F1 (OSET) để đưa bàn độ ngang về giá trị LA

= 000 00’00”

Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-123 cần đo, khóa bàn độ ngang, dung ốc vi động ngang điều chỉnh cho dây chữ thập đúng vào giữa điểm HTB-123, nhấn phím [ ] đọc số trên màn hình giá trị góc của lần đo thuận kính LB = 1290 55’34”.

Quay máy theo chiều kim đồng hồ đến điểm HTB-110, ngắm chính xác, đọc số ta có được góc bằng nửa lần đo thuận kính tại HTB-110 là LC =2570 27’40”.

Trang 36

Quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-108, ngắm chính xác đọc số.

Lúc này, ta có được giá trị giá trị thứ 2 của hướng HTB-108 là LA’ = 000 00’01”.

Để tiến hành đo tiếp phải kiểm tra sai số khép về hướng mở đầu của nửa lần đo thuận kính

∆L = LA’ – LA ≤ 8”

Nửa lần đo đảo kính

Kết thúc nửa lần đo thuận kính, ống kính đang hướng về điểm HTB-108. Đảo ống kính, ngắm về điểm HTB-108 chính xác và đọc số, ta được 1 góc RA = 180000’06”.

Quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm về hướng HTB-110 ta đo được góc góc RC= 770 27’42”.

Quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm về hướng HTB-123 ta đo được góc góc RB = 3090 55’38”.

Quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm về hướng HTB-108 ta đo được góc thứ 2 nửa lần đo đảo kinh RA’ = 1800 00’06”.

Để tiến hành đo tiếp phải kiểm tra sai số khép về hướng mở đầu của nửa lần đo đảo kính

∆R = RA’ – RA ≤ 8”

Trong quá trình đo, người ghi sổ phải tiến hành tính sai số ngắm chuẩn 2C. Nếu thấy giá trị 2C vượt quá quy định cho phép thì phải tiến hành đo lại. Công thức 2C được tính : 2C= LA -RA ± 1800 ≤ 12

Sau khi đo xong n lần ta phải tính trị số góc trung bình của n lần đo.

b. Đo cạnh đường chuyền:

Ngắm vào tâm của gương → Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] → Khoảng cách đo sẽ được hiển thị như sau:

HR : 120018’40”

HD* 123.455 m VD : 5,678 m

MEAS MODE S/A P1↓

Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] → máy sẽ hiển thị đổi tới góc ngang (HR) và góc đứng và khoảng cách nghiêng (SD)

V : 90010’20”

HR : 10010’40”

SD : 131,678 m

MEAS MODE S/A P1↓

Trong đó: HR - góc ngang; V- góc đứng; HD*- khoảng cách ngang đo xa; VD- độ cao tương đối; SD- khoảng cách nghiêng.

II.3.4. Đo vẽ chi tiết:

II.3.4.1 Yêu cầu đo chi tiết

+ Máy và dụng cụ đo đạc phải được kiểm định trước khi sử dụng.

Trang 37

+ Chỉ được thực hiện đo chi tiết khi kết quả kiểm tra kỹ thuật lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ I, kinh vĩ II được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng, ngoài ra phải chú ý:

- Đo vẽ các công trình xây dựng chính trên thửa đất đối với khu vực đất ở nông thôn, khu vực đất có giá trị kinh tế cao, khu vực có cấu trúc xây dựng dạng đô thị. Ở khu vực đất khác không phải vẽ các công trình xây dựng.

- Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà không có ranh giới rõ ràng thì cần yêu cầu chủ sử dụng đóng cọc tách riêng những phần đất này để đo vẽ, nếu không tách được thì đo gộp thửa và trên bản đồ phải ghi mục đích sử dụng cho cả 2 loại đất, ghi ký hiệu loại đất có mục đích sử dụng chính trước, loại đất có mục đích sử dụng phụ sau.

+ Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời, di động, hoặc quá nhỏ không thể hiện được theo tỉ lệ bản đồ.

+ Khi vẽ các địa vật có dạng đường thẳng như: kênh, mương, đường, đê, đường bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng. Các địa vật có dạng cong thì nối các điểm gương bằng các đường cong trơn. Nếu độ cong dưới 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng.

+ Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp để điều tra lại tên chủ, loại đất và các thông tin địa chính khác.

+ Tại trạm đo chi tiết, sai số định tâm máy không được lớn hơn 5 mm. Việc định hướng máy phải được định hướng từ 02 điểm tọa độ có độ chính xác cùng cấp hoặc cao hơn. Kết thúc trạm máy phải đo lại hướng kiểm tra, chênh lệch trị số hướng kiểm tra không được vượt quá 1,5 phút. Trường hợp trị số này vượt quá thì phải hủy bỏ toàn bộ kết quả đã đo tại trạm đó và thực hiện lại.

+ Phương pháp đo chi tiết: Thực hiện theo phương pháp toàn đạc. Trị số đo góc được đo bằng nửa lần đo và làm tròn tới phút. Trị số đo cạnh được đo một lần đo và làm tròn tới đề-xi-mét (dm). Máy dùng để đo chi tiết là máy toàn đạc điện tử. Chiều dài tia ngắm từ máy tới điểm chi tiết được phép ≤500 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:2000 và 200 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000.

+ Đối với khu vực đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn hoặc cọc gỗ.

+ Dữ liệu đo đạc được lưu trên máy toàn đạc điện tử trong quá trình đo và được chuyển vào máy tính qua quá trình chuyển vẽ bằng phần mềm chuyên dụng.

+ Trong quá trình đo vẽ chi tiết tại mỗi trạm đo sẽ vẽ lược đồ bản sơ họa với tỷ lệ tương đối lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Trên lược đồ đều có điểm chi tiết kèm theo số hiệu điểm, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, năm sử dụng đất... Lược đồ này làm trên mảnh giấy khổ A0, đánh số liên tục các trạm máy, điểm gương chi tiết.

+ Ở khu vực tập trung dân cư, trình tự đo vẽ chi tiết như sau:

- Đo vẽ đường phố, ngõ phố và các yếu tố ở mặt ngoài đường phố, ngõ phố.

- Đo vẽ bên trong ô phố.

- Đo vẽ các yếu tố khác.

Trang 38

+ Đo vẽ chi tiết bên trong ô phố chỉ được tiến hành sau khi đã đo vẽ đường phố.

Trước khi đo vẽ bên trong ô phố phải nhập số liệu để chuyển các địa vật đã đo vẽ ở đường phố lên bản vẽ.

+ Trường hợp trong quá trình đo vẽ chi tiết khi gặp những yếu tố địa vật như góc nhà, tường xây... bị che khuất tầm ngắm; phải áp dụng phối hợp giữa các phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp giao hội, phương pháp dóng hướng để xác định những yếu tố địa vật này lên bản đồ địa chính.

Trình tự đo chi tiết tại một trạm máy:

II.3.4.2.

Trước khi tiến hành đo máy phải được kiểm nghiệm 1 cách chính xác.

- Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, năng lượng của pin.

- Đặt máy lên chân máy và vặn ốc liên kết giữa chân máy với máy.

- Cân bằng máy

Định tâm sơ bộ.

Cân bằng sơ bộ.

Định tâm chính xác.

Cân bằng chính xác

- Nhấn nút POWER để khởi động máy.

- Chọn chế độ đo và chế độ hoạt động của máy.

- Định hướng .

- Tiến hành ngắm và đo điểm chi tiết.

Đo chi tiết theo tọa độ cực nghĩa là xác định một cặp giá trí gồm thông số góc bằng và khoảng cách.

+ Góc bằng: là góc nhị diện hợp bởi 2 hướng kinh ngắm từ điểm định hướng với hướng ngắm của máy đến gương.

+ Khoảng cách: đọc trên màn hình hiển thị trị đo của máy.

Quá trình đo chi tiết tại 1 trạm máy phải ghi thứ tự điểm gương lên sơ đồ đi gương để thuận tiện cho công tác nối điểm dựng hình sau này.

V : 90O10’20”

HR : 120O30’40”

OSET HOLD HSET P1

Nhấn F1 (OSET): đưa bàn độ ngang về 00O00’00”. Sau khi nhấn F1 máy sẽ hỏi

“có muốn đưa về 00O00’00” hay không. Nếu muốn thì nhấn F3, ngược lại nhấn F4.

Nhấn F2 (HOLD): Giữ góc hiện tại trên màn hình.

Nhấn F3 (HSET): Nhập góc cần đưa vào bằng cách nhấn F1 (Input) chọn số cần nhập bằng cách chọn F1 (1234) - F2 (5678) - F3 (90) – F4 (Enter).

Trang 39

Bảng 9: Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON

Bước thao tác Thao tác Hin th

1. Từ trang Menu, vào trang 1/3

[MENU]

[F4]

MENU 1/3 F1 : DATA COLLECT

F2 : LAYOUT

F3 : MEMORY MGR P↓

2. Ấn [F1] vào Data Collect chọn dữ liệu

[F1]

DATA COLLECT 1/2 F1 : OCC.ST # INPUT

F2 : BACKSIGHT

F3 : FS / SS P↓

3. Nhấn [F3] chọn FS/SS số liệu sẽ được đưa ra

[F3] PT # ặ PCODE :

R.HT : 0.000m

INPUT SRCH MEAS ALL 4. Nhấn [F1] (Input) sau đó

nhập số liệu PT #,*1 đặt tên điểm đo. Nhập PCODE (ghi chú điểm đo). Nhập R.HT (chiều cao gương) theo cùng một cách *2

[F1]

Nhập PT# [F4]

Nhập PCODE [F4]

Nhập R.HT [F4]

PT # = PT-1 PCODE :

R.HT : 0.000m

1234 5678 90 [ENT]

5. Nhấn [F3] (MEAS) [F3] PT # = PT-1

PCODE : TOPCON R.HT : 1.200 m

VH *SD NEZ OPSET 6. Chuẩn trực điểm đặt gương.

Ấn [F1] (VH) góc đứng và góc ngang

Ấn [F2] (SD) khoảng cách nghiêng

Ấn [F3] (NES) đo tọa độ

Chuẩn trực gương

[F2]

(Phép đo bắt đầu)

V : 90010’20”

HR : 120030’40”

SD* << m Measuring ………

< Complete>

7. Số liệu đo được lưu giữ và hiển thị chuyển đến điểm tiếp theo *4, lúc này PT # tự động tăng lên.

[F3]

PT # = PT-2 PCODE :

R.HT : 1.200m

INPUT SRCH MEAS ALL 8. Nhập số liệu điểm và chuẩn

trực điểm tiếp theo.

9. Ấn phím [F4] (ALL) phép đo bắt đầu trong cùng một mode đo của điểm trước đó. Số liệu được ghi lại.

[F4]

V : 98010’20”

HR : 123030’40”

SD* <<< m

MEASURING …..

< Complete >

10. Tiếp tục phép đo theo cùng một cách.

Lựa chọn cách đo giống bước 6

Trang 40

PT # = PT-3 PCODE :

R.HT : 1.200m

Một phần của tài liệu ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ HÀM THẮNG, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN TỶ LỆ 1:1000 VÀ 1:2000 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)