PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.5. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
II.5.2. Biên tập bản đồ địa chính
Việc chọn hay thay đổi tỷ lệ bản đồ để các đối tượng dạng Text, Block, Line thay đổi theo tỷ lệ tương ứng.
Chọn mục Địa Chính → Tỷ Lệ Bản Đồ → Đặt Tỷ Lệ Bản Đồ
Tùy chọn Đặt tỷ lệ bản đồ
Để thay đổi tỷ lệ bản đồ : Chọn mục Địa Chính → Tỷ Lệ Bản Đồ → Đổi Tỷ Lệ Bản Đồ.
2. Triển điểm khống chế:
Các tập tin triển điểm khống chế có phần mở rộng *.CAD. với cấu trúc số liệu như sau: Số hiệu điểm, tọa độ X, tọa độ Y, độ cao (nếu cần thiết).
Các phần tử cách nhau ít nhất 1 khoảng trắng.
CESMAP cho phép nhập các loại điểm khống chế sau: điểm khống chế Nhà nước, điểm khống chế địa chính, điểm khống chế đo vẽ, điểm khống chế Nhà nước có
Trang 57
độ cao, điểm khống chế địa chính có độ cao, điểm khống chế đo vẽ có độ cao, khống chế nắn bản vẽ.
Chọn mục Địa Chính → Triển Điểm Khống Chế → chọn loại điểm khống chế cần triển từ hộp thoại hiện ra.
Hộp thoại Triển điểm khống chế 3. Triển điểm chi tiết:
Đối với việc triển điểm chi tiết trong Cesmap có nhiều lựa chọn chủ yếu là triển điểm mia bằng Toàn Đạc điện tử hay Chép tay. Nếu chọn Toàn đạc điện tử thì tùy vào máy đo hoặc sổ đo điện tử mà chọn tiếp cho phù hợp. Nếu Chép Tay thì tùy theo dạng tập tin số liệu mà chọn kiểu ghi phù hợp.
Yếu cầu đối với triển điểm chi tiết là phải triển được các điểm khống chế đo vẽ trước vì trong tất cả tập tin số liệu đo chỉ khai báo tên trạm đo (Station), tên trạm định hướng (Back sign) mà không cần nhập tọa độ trong lúc đo, khi tính tọa độ chương trình tự lấy tọa độ các điểm trạm đo, điểm định hướng trên bản vẽ.
Đối với số liệu đo ở khu vực xã Hàm Thắng, sau khi trút số liệu từ máy Topcon, xử lý số liệu của máy thành tập tin chép tay và định dạng tập tin là *.sgc
Tập tin triển điểm chi tiết chép tay theo dạng: SHĐ_cạnh bằng_góc ngang_code Ngoài ra còn có cách nhập số liệu chép tay: SH _tọa độ X_ tọa độ Y_Code
Trang 58
Triển điểm chi tiết 4. Nối điểm:
Chương trình tự đặt chế độ bắt điểm là Node, End.
Để nối đúng điểm, đúng lớp nên chọn những công cụ trong Nối Điểm. Phương pháp này thuận tiện khi đưa đúng về chế độ bắt điểm cần thiết và vẽ line trên lớp xác định.
Dựa vào sơ đồ đi mia và tập tin bản vẽ vừa tạo tiến hành nối đường, sông, ranh giới thửa đất và các ký hiệu cần thiết cho toàn bộ khu đo. Công việc này phải được thực hiện song song với việc đo chi tiết ngoài thực địa nhằm đảm bảo việc nối điểm được chính xác.
Để thuận tiện cho nối điểm, Cesmap hổ trợ Các công xác định vẽ điểm bao gồm:
giao hội cạnh, giao hội góc, lấy vuông góc ra, hạ vuông góc xuống, lấy song song, dóng hướng, cọc phụ, cộng thêm độ dày tường…
Chọn mục Địa Chính → Các Công Cụ Xác Định Điểm → chọn mục cần thiết, thực hiện theo yêu cầu của phần mềm.
Trang 59
5. Làm sạch lớp thửa:
Việc làm sạch lớp thửa nhằm tạo các đỉnh của cạnh thửa đất.
Vào mục Địa Chính → Làm Sạch Lớp Thửa → Thửa
Trang 60
6. Tạo topology:
Việc tạo topology nhằm kiểm tra các lỗi do nối điểm chi tiết trước khi topology thực hiện khép vùng và tính diện tích thửa đất. Việc tính diện tích thửa đất được chương trình tự động thực hiện.
Vào mục Địa Chính → Topology → Thửa
Sau khi tạo Topology cho lớp thửa thì tạo Topology bao diện tích (theo cách tương tự) để tính diện tích cả khu đo.
7. Đặt các kí hiệu:
Trang 61
8. Đánh số thửa tạm:
- Quy định đánh số thứ tự tạm thời cho thửa đất trên bản đồ địa chính gốc theo nguyên tắc: số thứ tự tạm thời cho thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 01 cho đến thửa cuối cùng trong từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo dạng dích dắc bắt đầu từ góc Tây - Bắc. Từng thửa, các ô trích đo, các ô đo khoanh bao được tính là một thửa. Trong trường hợp thửa đất không đủ chỗ ghi, cho phép ghi ở bên ngoài thửa (nhưng không được gây nhầm lẫn). Đối với các thửa bị chia cắt bởi khung trong bản đồ thì cho phép coi phần khung trong đó là cạnh thửa để tính diện tích và phải chú ý khi tính diện tích thửa đầy đủ trên bản đồ địa chính.
Việc đánh thửa tự động rất thuận tiện cho việc đối soát ngoài thực địa.
+ Đánh số thửa tạm tự động:
Chọn mục mục Địa Chính → Đánh Số Thửa Tạm → Tự Động.
+ Đánh số thửa thủ công:
Chọn mục mục Địa Chính → Đánh Số Thửa Tạm → Thủ Công.
Việc đánh số thửa thủ công chỉ được thực hiện khi bạn nhấn đúng vạch tâm thửa và thửa đó chưa được đánh số. Số thửa tạm được đặt bên cạnh dấu tâm thửa và ghi trên lớp thửa tạm.
9. Ghi chú bản đồ:
Ghi chú loại ruộng đất: Địa Chính → Nhập T/Tin thửa, Ghi Chú Bản Đồ → Loại Ruộng Đất → Ghi Chú Cho Thửa Đất. Có thể ghi cho nhiều thửa hay từng thửa.
(ghi chú chủ SD, địa chỉ, tên đường, loại đất, loại quản lý…)
Trong ghi loại ruộng đất hộp thoại sẽ hiện lên cho phép ghi cho nhiều thửa hay từng thửa. Nếu ghi nhiều thửa chương trình sẽ yêu cầu bạn bấm các điểm biên xác định vùng ghi chú và chương trình chỉ ghi loại ruộng đất cho thửa nào nằm trong vùng chọn
Trang 62
ghi. Nếu ghi từng thửa, chương trình yêu cầu bạn bấm vào vạch tâm thửa của các thửa cần ghi loại ruộng đất.
10. Xuất biên bản mốc giới:
Việc xuất biên bản mốc giới nhằm khẳng định lại giữa chính quyền địa phương và các chủ sử dụng đất về mốc giới thửa đất. Đây là tài liệu quan trọng cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai khi xảy ra.
Chọn Địa Chính → Xuất Biên Bản Mốc Giới 11. Tạo bản đồ địa chính gốc:
a. Chia mảnh bản đồ gốc:
Chọn mục Địa Chính → Tạo Bản Đồ Gốc → Chia Mảnh Bản Đồ → Chia Theo QP-2000.
Chương trình yêu cầu bấm điểm trái trên, bấm điểm phải dưới khu cần phân mảnh. Sau đó tùy theo tỷ lệ bản đồ hiện thời, chương trình tự động phân mảnh bản đồ.
Số hiệu mảnh và khung chia được ghi trên lớp “khungthu”.
Trang 63
b. Phá khung bản đồ:
Chọn Địa Chính → Tạo Bản Đồ Gốc → Phá Khung
Chương trình yêu cầu bấm vào cạnh cần phá khung sau đó đưa chỉ chữ thập đến mức phá khung cần thiết, bấm phím trái chuột xác định vị trí. Nếu phần phá khung lớn hơn 20 cm theo tỷ lệ bản đồ thì chương trình sẽ từ chối việc phá khung và đưa thông báo “Quá Lớn”.
c. Cắt bản đồ gốc: bản đồ chỉ được cắt khi đã chia mảnh bản đồ gốc trước.
Cắt bản đồ địa chính gốc bằng cách: Địa Chính → Tạo Bản Đồ Gốc → Cắt Bản Đồ Gốc → Cắt Bản Gốc Địa Chính.
Trang 64
Sau khi chương trình tự động cắt thành các bản đồ địa chính gôc hoàn chỉnh và ghi mỗi tờ thành 1 tập tin bản vẽ vào thư mục hiện hành. Tên tập tin được ghép từ 2 số km cuối của tọa độ X, 2 số cuối km của tọa độ Y (tọa độ góc trái của tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000) và phần au là tên mảnh tương ứng. Nếu trên thư mục hiện hành đã có tập tin bản vẽ này thì chương trình không ghi tập tin nữa. Vì vậy muốn cắt lại bản vẽ mới thì phải xóa tên bản vẽ cũ.
Hình IV.13. Cắt bản đồ gốc 12. Tạo bản đồ địa chính:
Từ menu địa chính chọn mục “bản đồ địa chính” và thực hiện các thao tác như tạo bản đồ địa chính gốc.
13. Đánh số thửa chính thức:
- Đánh số thứ tự chính thức cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính chỉ tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và chia mảnh, theo nguyên tắc: số thứ tự của thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 1 cho đến thửa cuối cùng
Trang 65
trong từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo dạng dích dắc bắt đầu từ góc Tây - Bắc.
- Đối với các công trình theo tuyến như: Giao thông, thủy lợi, sông, ngòi, kênh, rạch, suối, … nằm trải dài trên nhiều tờ bản đồ thì được tổng hợp diện tích cho tờ bản đồ đó, đóng khung thửa bằng khung trong của tờ bản đồ và được đánh số thửa tiếp theo cho đến hết.
Trong CESMAP, đánh số thửa chính thức có hai loại: đánh tự động và đánh thủ công. Ngoài ra trong mục này còn có chèn thêm thửa và bớt thửa được sử dụng khi đánh số thửa thủ công bị sơ sót muốn chèn hay xóa bớt thửa lân cận.
Đánh số thửa chính thức trong CESMAP
14. Tính diện tích:
- Tính diện tích chỉ được tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và chia mảnh theo đơn vị hành chính.
Việc tính diện tích được thực hiện bằng các phần mềm tiện ích theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua sự trợ giúp của máy tính, lấy theo đơn vị là m2 và làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân cho các loại tỷ lệ bản đồ.
(Xem bản đồ địa chính phần Phụ Lục) 15. Xuất hồ sơ kỹ thuật:
Tiến hành các công việc như: ghi thông tin diện tích ra tập tin ,bảng thống kê diện tích, tổng hợp diện tích cả xã…
Xuất hồ sơ kỷ thuật thửa đất:
Trước tiên là tạo nét thửa dạng Polyline trên lớp “0”.
Xuất hồ sơ kỹ thuật hay trích lục thửa đất là việc làm sau khi đã cắt mảnh bản đồ địa chính. Vì vậy phần cuối tên chính của bản vẽ nhất thiết phải có “*_ký số.dwg” .
Hồ sơ kỹ thuật hay trích lục thửa được thiết kế in ra trên máy in HP khổ A4.
Trang 66
16. Chuyển bản đồ địa chính đúng chuẩn Famis theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính.
Mở phần mềm MicroStation tạo một trang mới,chọn mục Import, chọn dạng file cần chuyển đổi. Sau đó chuyển file cần chuyển đổi.
Sau khi chọn file chuyển đổi, màn hình Microstation hiện hộp thoại DWG/DXF Import- Version 5.7.0.0 chọn Setting → Levels → File →Attach→ dwglevel.tbl
→OK.
Trang 67
Sửa các thuộc tính Line Styles, Weigh Color, Color, Character theo đúng quy phạm