II.2. Đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC
II.2.4. Nhập số liệu đo chi tiết, tiếp biên và xử lý tiếp biên
a. Nhập số liệu đo chi tiết:
Số liệu đo chi tiết được xử lý trình tự qua các bước sau:
Trang 29
Bước 1: Trút số liệu từ máy toàn đạc (Leica) vào máy tính qua phần mềm Tctool kèm theo máy ra kết quả (Hình 7).
Hình 7 :Kết quả số liệu sau khi được trút vào máy tính từ máy toàn đạc Bước 2: Dùng phần mềm Foxprow(modul TAODBF.FXP) để lọc: số hiệu điểm góc, cạnh của điểm chi tiết.
– Phần mềm Foxprow sau khi được khởi động (Hình 8), ta vào <Program>
<Do…>, chọn Modul <TAODBF.FXP>, chọn file chi tiết, nhấn ESC, rõ lệnh <Quit> . – Kết quả sau khi lọc file chi tiết xuất ra dạng file *.txt có số hiệu điểm cạnh góc đúng chuẩn vào AutoCAD 2004(Modul bản đồ) được thể hiện ở Hình 9.
Hình 8: Cửa sổ giao diện phần mềm Foxprow
Trang 30
Hình 9 : Kết quả lọc ra: số hiệu điểm, góc, cạnh (từ số liệu đo chi tiết) Bước 3: Tiến hành phân các điểm trạm đo
Hình 10 : Kết quả phân trạm đo
Trang 31
Bước 4: Tạo file tọa độ trạm đo của các điểm đo chi tiết (sau khi được bình sai bằng phần mềm APNET2009)
Hình 11 : Kết quả tạo File tọa độ các điểm trạm đo sau khi bình sai Bước 5: Nối điểm chi tiết trên phần mềm AutoCAD2004(Modul bản đồ) – Phần mềm AutoCAD(modul bản đồ) sau khi được khởi động có giao diện
Hình 12: Cửa sổ giao diện AutoCAD(modul bản đồ)
Trang 32
– Từ menu bản đồ, ta chọn chọn lớp bản vẽ, sau đó ta chọn tiếp tỷ lệ đo vẽ (1/5000), chọn tiếp chạy mia, tiếp đó ta chọn file tọa độ điểm trạm đo (tọa độ các điểm địa chính, kinh vĩ của khu đo), tiếp đó ta chọn file điểm chi tiết.
– Dựa vào sơ đồ mia trong quá trình đo thực địa và các công cụ tiện ích AutoCAD (Modul bản đồ) ta tiến hành nối điểm mia.
– Kết quả sau khi nối điểm mia được thể hiện
Hình 13: Kết quả sau khi nối điểm trên phần mềm AutoCAD(modul bản đồ) – File bản đồ nền (bản đồ sau khi đo nối điểm) được đưa vào phần mềm Microstation để tiến hành tiếp biên với bản đồ đất ở.
b. Tiếp biên và xử lý tiếp biên:
Yêu cầu trước khi tiếp biên:
– Tiếp biên BĐĐC gốc: Không cho phép có sự sai lệch hay trùng, hở khi tiếp biên các mảnh BĐĐC gốc (trong cùng một công trình đo vẽ)
– Tiếp biên BĐĐC: Không cho phép có sự sại lệch hay trùng, hở giữa các mảnh BĐĐC (trong 1 đơn vị hành chính xã cũng như khác đơn vị hành chính xã)
– Tiếp biên BĐĐC khác tỷ lệ:
+ Trong cùng một công trình đo vẽ, thành lập BĐĐC nếu có các khu vực đo vẽ BĐĐC khác tỷ lệ phải tiến hành tiếp biên. Độ lệch giữa các địa vật cùng tên không vượt quá đại lượng tính theo công thức:
Trong đó:
Δl : Là độ lệch
m: Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên BĐĐC so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất và không được vượt quá:
22,5cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:1000 (đất khu dân cư nông thôn).
Trang 33
150cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:5000 (đất nông nghiệp).
+ Tiếp biên BĐĐC khác thời gian đo vẽ, thành lập bản đồ: Nếu công trình đo vẽ, thành lập BĐĐC tiếp giáp với các khu vực đã có BĐĐC thì sau khi biên tập BĐĐC theo đơn vị hành chính phải tiếp biên với các khu vực đã có BĐĐC. Nếu phát hiện có sự sai lệch, trùng hoặc hở thì phải kiểm tra lại sản phẩm làm ra và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mọi sai lệch, trùng, hở đều phải ghi thành văn bản và không được chỉnh sửa trên sản phẩm của mình cũng như trên tài liệu cũ sử dụng để tiếp biên. Văn bản này phải đính kèm BĐĐC.
Tiếp biên:
Việc tiếp biên phải đảm bảo đo kín đến giáp với hệ thống BĐĐC đất ở đã đăng ký cấp GCNQSDĐ.
Để tiếp biên với BĐĐC đất ở phải xác định các điểm mốc ranh giới hoặc trụ đá còn tồn tại ở thực địa và khi đo chi tiết phải đo nối với các điểm này để làm điểm tiếp biên.
Tiến hành tiếp biên bản đồ đất nông nghiệp tờ 98 với bản đồ đất ở tờ 14 (đã được chuyển đổi từ hệ tọa độ địa phương về tọa độ VN–2000).
Hình 14 : Vị trí tờ 98(1/5000) và tờ 14(1/1000) nằm trong hệ thống phân mảnh bản đồ gốc trên toàn xã.