a. Đường ranh giới thửa:
Đây là yếu tố nội dung chính của BĐĐC, trên bản đồ ranh giới thửa đất được thể hiện bằng nét liền, lực nét 0,15mm và khép kín, ranh giới thửa được thể hiện đầy đủ các góc ngoặc của đường ranh, khi vẽ các đoạn cong mà có độ cong dưới 0,2mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng.
Trang 35
Trên mỗi thửa đất phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố chính là: số thửa, diện tích, loại đất và ghi dưới dạng hỗn số như sau:
Loại đất Số thửa
Diện tích(m2)
Số thửa của tờ BĐĐC được đánh theo số Ả rập, từ 1 đến hết thửa trong tờ bản đồ theo nguyên tắc đánh liên tục từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không được trùng, sót, nhảy cóc. Trường hợp nằm trên nhiều tờ bản đồ kề nhau thì số thửa và diện tích được ghi ở tờ nào có diện tích lớn nhất. Diện tích thửa đất tính bằng m2, đối với bản đồ tỷ lệ 1/1000 diện tích tính chính xác tới 0,1m2 và bản đồ 1/5000 là 1m2.
b. Đường địa giới hành chính:
Trên BĐĐC phải thể hiện đầy đủ các mốc và đường địa giới hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh. Trường hợp đường địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới cấp cao nhất, ký hiệu đường địa giới các cấp phải thể hiện đúng theo ký hiệu BĐĐC của Bộ tài Nguyên và Môi trường.
c. Điểm khống chế tọa độ và độ cao:
Trên BĐĐC phải thể hiện tất cả các điểm khống chế tọa độ và độ cao các cấp có trong khu đo (kể cả những điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định, lâu dài) với sai số triển điểm ≤0,1mm.
d. Hệ thống giao thông:
Được thể hiện đầy đủ và chính xác đường giao thông các loại. Đối với đường sắt phải thể hiện đúng tim đường và chỉ giới đường, đối với đường bộ phải thể hiện tên đường, chất liệu mặt đường, độ rộng và chỉ giới giao thông. Trường hợp đường có độ rộng hơn 0,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì thể hiện bằng 2 nét, ngược lại thể hiện 1 nét nhưng phải chính xác tim đường. Ngoài ra, còn thể hiện các bến xe, cầu, cống, phà có liên quan.
e. Hệ thống thủy văn:
Thể hiện toàn bộ hệ thống sông suối ao hồ kênh mương đập nước giếng nước.
Kèm theo tên gọi và hướng nước chảy. Đối với sông ngòi phải thể hiện đường bờ và đường mép nước, đường bờ được dùng màu ve nét liền, đường mép nước dùng màu ve vẽ nét đứt, khi đường bờ và đường mép nước cách nhau ≤0,3mm theo tỷ lệ bản đồ thì chỉ vẽ đường bờ. Nếu độ rộng của sông suối ≥0,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì phải vẽ 2 nét, nếu nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ 1 nét vào trục chính của địa vật.
f. Khu dân cư:
Phải thể hiện chính xác đường viền khu dân cư và các hộ theo đúng vị trí, hình thể, kích thước và thể hiện rõ ràng chính xác ranh giới từng thửa đất của từng chủ sử dụng. Ngoài ra còn thể hiện đầy đủ chính xác các công trình kinh tế, công trình công cộng, an ninh quốc phòng như nhà máy, doanh trại quân đội, trường học, nhà văn hóa, trụ sở UBND các cấp... Khi đo vẽ khu dân cư phải chú ý biểu thị mối liên hệ giữa mạng lưới giao thông và hệ thống thủy văn trong khu dân cư với mạng lưới giao thông và hệ thống thủy văn trong khu vực.
g. Các địa vật độc lập:
Trang 36
Thể hiện các địa vật độc lập như đình chùa, nhà thờ, tháp nước, đài tưởng niệm, trạm biến thế, các cột điện cao thế, các vật có tính chất định hướng bằng các ký hiệu tương ứng và ghi chú tên gọi của từng địa vật.
h. Hệ thống ghi chú trên bản đồ:
Bao gồm tên đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh, tên đường xá sông suối, ngày tháng năm, đơn vị thực hiện, kiểm tra, tỷ lệ bản đồ, tiếp biên số thửa. .. các đối tượng này được ghi chú theo hướng bắc nam, riêng đối tượng giao thông sông suối được ghi vuông góc với địa vật
II.3.2. Biên tập Bản đồ địa chính đất nông nghiệp 1/5000:
a. Vị trí mảnh BĐĐC cơ sở tờ 98
Hình 16 : Sơ đồ phân mảnh thể hiện (phần đất nông nghiệp) vị trí tờ 98 trong hệ thống phân mảnh trên toàn xã (Ảnh chụp phi tỷ lệ)
Trang 37
–Số tờ được đánh trực tiếp trên toàn khu đo theo phạm vi ranh giới hành chính xã và ưu tiên đánh số trước cho hệ thống bản đồ đất ở 1/1000. Sau đó đánh tiếp cho bản đồ đất nông nghiệp tỷ lệ 1/5000.
–Tờ 98 là 1 trong 8 tờ BĐĐC cơ sở phần đất nông nghiệp được phân mảnh lại dựa trên nền bản đồ cũ, được đánh số tiếp theo tờ cuối (tờ 95) của tờ bản đồ đất ở.
b. Mảnh BĐĐC cơ sở tờ 98 (173548)
–Là bản đồ thể hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan.
–Lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
–Là cơ sở để thành lập BĐĐC theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
–Các nội dung đã được cập nhật trên BĐĐC cấp xã phải được chuyển lên BĐĐC cơ sở.
Hình 17 : Mảnh BĐĐC cơ sở tờ 98 (Ảnh chụp phi tỷ lệ)
Trang 38 c. Biên tập Mảnh BĐĐC tờ 98 (173548)
– Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan.
– Lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, UBND cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
– Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên BĐĐC được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa BĐĐC thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, GCNQSDĐ.
– Trình tự thực hiện biên tập bản đồ trong Microstation:
+ Sau khi được nối điểm trên phần mềm AutoCAD 2004(Modul bản đồ) được lưu dưới dạng flie *.dwg
+ File bản đồ *.dwg được đưa vào phần mềm Microstation lưu lại dưới dạng file
*.dgn và được đưa về đúng lớp, thuộc tính phù hợp với quy định về:
(1) Bảng phân lớp các đối tượng nội dung BĐĐC (quy phạm thành lập BĐĐC2008) Phụ lục 5.
(2) Bảng phân loại đất theo mục đích sử dụng Phụ lục 6.
(3) Bảng phân loại kiểu đối tượng điểm. Mỗi 1 đối tượng điểm tương ứng với 1 ký hiệu (cell) trong Microstation. Phụ lục 7.
(4) Bảng phân loại kiểu đối tượng Ghi Chú. Mỗi 1 đối tượng điểm tương ứng với 1 ký hiệu (cell) trong Microstation. Phụ lục 8.
– Trình tự thực hiện biên tập bản đồ trong Famis:
Các bước được thực hiện việc biên tập BĐĐC đất nông nghiệp tỷ lệ 1/5000 (tờ 98) trong phần mềm Famis (nền Microstation):
Bước 1: Tự động tìm và sữa lỗi, tạo vùng
Vào <Cơ sở dữ liệu bản đồ >\<Kết nối cơ sở dữ liệu >
<Cơ sở dữ liệu bản đồ><Tạo Topology>\<Tự động tìm, sữa lỗi (CLEAN)>
Hình 18 : Cửa sổ giao diện phần mềm Famis: phần sửa lỗi, tạo vùng
Trang 39
Hình 19 : Các thông số trong quá trình sửa lỗi, tạo vùng (tờ 98) Bước 2: Đánh số thửa
Vào <Bản đồ địa chính>\ <Đánh số thửa tự động>
Hình 20: Đánh số thửa tự động Bước 3: Sửa bảng nhãn thửa
Để cập nhật các thuộc tính vế chủ sủ dụng, địa chỉ, cũng như cập nhật lại các thửa đất với mục đích sử dụng không phải là LUC. Ví dụ như tại khu đo có Ao (nuôi trồng thủy sản), thì ta cập nhật lại Loại đất: ta nhập 29 và MSDD 2003 ta nhập TSN như hình 21.
Vào <Cở sở dữ liệu bản đồ>\<Gán thông tin địa chính ban đầu>\<Sửa bảng nhãn thửa>
Trang 40
Hình 21: Cơ sở dữ liệu địa chính Bước 4: Tạo khung bản đồ bản đồ đia chính
Vào <Cơ sở dữ liệu bản đồ>\<Bản đồ địa chính>\<Tạo Khung bản đồ>
Hình 22: Khai báo thông số tạo khung bản đồ.
Trang 41 Bước 5: Vẽ nhãn thửa
Vào <Cơ sở dữ liệu bản đồ>\<Xử lý bản đồ>\<Vẽ nhãn thửa>
Hình 23 : Khai báo các thông số vẽ nhãn cho thửa đất
Bước 6: Sau khi bản đồ đã được kiểm tra đối soát thực địa và cập nhật đầy đủ các thuộc tính thì ta tiến hành Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất:
Vào <Cơ sở dữ liệu bẩn đồ>\<Bản đồ địa chính>\<Tạo hồ sơ kỷ thuật thửa đất>Bản vẽ HSKT được in ra khi ta chọn vị trí thửa
Hình 24 : Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, thửa 26 trong tờ 98
Trang 42
d. BĐĐC tờ 98 (173548) sau khi được biên tập:
Hình 25 : Mảnh BĐĐC tờ 98 sau khi được biên tập (Ảnh chụp phi tỷ lệ)