Thực tập giảng dạy

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết THỰC tập sư PHẠM của cá NHÂN GIÁO SINH năm 3 THCS đức NINH (Trang 24 - 29)

Đã từ rất lâu, tôi vẫn luôn mang trong mình một ước mơ được trở thành một người thầy giáo, tôi chọn sư phạm. Và có lẽ chính vì thế mà tôi rất yêu cái nghề nhà giáo của mình. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã luôn nỗ lực và phấn đấu

không ngừng để sau này có thể trở thành một người giáo viên tốt. Khi về nhà trường cơ sở thực tập cũng vậy, tôi đã lập cho mình một kế hoạch giảng dạy cũng như chủ nhiệm một cách chu đáo.

1.Tinh thần, thái độ, ý thức đối với công tác thực tập giảng dạy

Công tác thực tập giảng dạy trong đợt thực tập sư phạm năm thứ ba đóng vai trò cực kì quan trọng. Nhận thức được điều đó, em đã làm công tác này với sự cố gắng nỗ lực hét mình, nghiêm túc với thái độ học hỏi lắng nghe và học tập những chỉ bảo đúng đắn của các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn. Điều đó thể hiện qua các bước cụ thể như sau:

- Việc chuẩn bị bài, soạn giáo án:

Để có một bài giảng dạy hay và chất lượng, trước khi lên lớp em đã nghiên cứu bài học thật kĩ lưỡng, tham khảo nhiều tài liệu, soạn bài và tập giảng cùng các bạn trong nhóm văn. Nhờ các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung cho bài giảng đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, qua những bài giảng đó, em cũng được các cô giáo hướng dẫn dự giờ rút kinh nghiệm để những bài giảng sau đạt chất lượng cao hơn. Không những vậy, em còn đi dự giờ đầy đủ những tiết dạy của các bạn trong nhóm, đặc biệt là các cô có kinh nghiệm trong trường để học hỏi kinh nghiệm, đúc kết cho bản thân để chuẩn bị tốt hơn cho các bài giảng của mình.

- Về chuẩn bị đồ dùng dạy học:

Theo yêu cầu của bài học và sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, em đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng cần thiết cho bài dạy như bảng phụ, phiếu câu hỏi, hình ảnh …

- Việc tập giảng:

Đang là sinh viên thực tập năm thứ ba còn chưa có kinh nghiệm, em đã tự tập giảng từ khi còn ở trường Đại học, tập giảng với giáo sinh nhóm văn, chuẩn bị chu đáo các giáo án từ lớp 6 đến lớp 7,8,9. Sau giờ tập giảng, rút kinh nghiệm em luôn lắng nghe

những ý kiến đóng góp của mọi người để rút kinh nghiệm, hoàn thiện giờ dạy văn của mình.

- Lên lớp dạy:

Khi đã lên lớp, em luôn có ý thức hoàn thiện một cách tốt nhất bài dạy, khắc phục những hạn chế về kinh nghiệm, về kiến thức, về phương pháp để hoàn thành bài dạy đạt yêu cầu, cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em học sinh.

- Hướng dẫn học sinh tự học:

Trong giờ truy bài hoặc tranh thủ giờ ra chơi, em cố gắng để giao lưu, trò chuyện với học sinh. Động viên, khích lệ các em cần có ý thức học tập và tự học cao hơn nữa.

2. Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:

Với việc ý thức tầm quan trọng của công tác giảng dạy không chỉ khi đi thực tập mà trong cả quá trình làm việc sau này, em đã luôn cố gắng hết mình và thu được những kết quả như sau:

- Lập kế hoạch giảng dạy:

Em đã mượn sổ kế hoạch chuyên môn, sổ báo giảng của giáo viên hướng dẫn để lập kế hoạch giảng dạy trong sáu tuần 25, 27, 28, 29, 30, 31. Kế hoạch cụ thể như sau:

Đối với môn Ngữ văn chuyên môn, em đã dựa vào kế hoạch chuyên môn của các cô hướng dẫn để lập kế hoạch giảng dạy theo đúng qui trình đi từ phần chung đến phần chi tiết. Ở phần chung, em đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn khi học môn học, đề ra các chỉ tiêu, yêu cầu và biện pháp thực hiện. Ở phần chi tiết, em đã chỉ ra những mục đích, yêu cầu, những kĩ năng rèn luyện, chuẩn bị của giáo viên và học sinh đối với từng môn, từng tiết dạy. Những việc làm đó đã giúp ích rất nhiều trong việc soạn giáo án lên lớp.

- Dự giờ: Em cùng các bạn trong đoàn cố gắng thực hiện nhiều tiết dạy của giáo viên hướng dẫn và các giáo sinh cùng đoàn để học tập và rút kinh nghiệm.

- Lên lớp: Trong đợt thực tập này, em đã lên lớp được 6 tiết:

LỊCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY 6 TIẾT

TT Thứ/ ngày Tiết thứ (S-C)

Môn Đề bài dạy Tại

phòng

1 Thứ 5

(12-02-2015)

2 (S) Ngữ văn Đêm nay Bác không ngủ

(Tiết 95)

61

2 Thứ 3

(24-02-2015)

2 (S) Ngữ văn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

(Tiết 95)

71

3 Thứ 5

(05-03-2015)

1 (S) Ngữ văn Lượm

(Tiết 102)

62

4 Thứ 6

(13-03-2015)

3 (S) Ngữ văn Cô Tô

(Tiết 106)

63

5 Thứ 6

(20-03-2015)

2 (S) Ngữ văn Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiết 139)

91

6 Thứ 6

(27-03-2015)

3 (S) Ngữ văn Cây tre Việt Nam (Tiết 114)

63

Qua các tiết lên lớp, em thấy về kiến thức nói chung không có nhiều sai sót. Tuy nhiên em cần cố gắng nhiều hơn nữa. Em thấy mình vững vàng hơn rất nhiều trong giảng dạy, trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng như tự tin hơn trên con đường đến với nghề nhà giáo. Cũng qua đây, em thấy yêu quý và gắn bó hơn các em học sinh của mình. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Vụ; thầy hiệu phó Hà Quốc Vũ; đặc biệt là các cô giáo trực tiếp hướng dẫn cho em: cô Bùi Thị Thảo, cô Trần Thị Lệ Thanh, cô Lê Thị Huệ và nhất là

các em học sinh các lớp đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành xuất sắc các tiết giảng dạy của mình.

3. Trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp, thực hiện nền nếp dạy và học ở trường.

Trong quá trình giảng dạy, em luôn nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kĩ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo chương trình và trọng tâm bài dạy.Em đã vận dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng theo một cấu trúc hợp lí. Đặc biệt, trong giảng dạy, em luôn căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp. Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, trong sáng. Sử dụng đồ dùng dạy học ở những bài dạy cần thiết. Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức kích thích hứng thú học tập cho các em khá giỏi đến những em còn yếu kém.

Làm cho không khí lớp học sôi nổi, cả lớp hăng hái và có nề nếp tốt, biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng thành thạo. Qua đó, tạo quan hệ gần gũi thân thiết giữa giáo viên và học sinh.

Có thể nói, trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp, thực hiện nề nếp dạy học ở trường cơ sở nhìn chung tương đối vững vàng. Bởi vì đây là những điều mà em đã được học ở trường sư phạm và em hiểu rằng những điều này có tác dụng to lớn trong việc giảng dạy của mình. Với tư cách là người học việc thì việc thực hiện đúng nề nếp là một yêu cầu không thể thiếu. Hàng ngày, em đều đến lớp sớm (trước giờ truy bài 10 phút) để đôn đốc việc thực hiện nề nếp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và luôn dành thời gian để chuẩn bị cho bài dạy của mình được tôt nhất.

4. Thu hoạch và tác dụng qua công tác này.

Em đã hoàn thành kế hoạch giảng dạy, lên lớp, dự giờ. Qua đó tôi đã rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu. Trước tiên, để có thể lên lớp được tốt, em phải soạn giáo án, tìm hiểu kĩ lưỡng về mọi mặt kiến thức liên quan đến tiết dạy. Trước khi lên lớp

cần đọc bài nhiều lần, tham khảo sách thiết kế, sách giáo viên, mạng internet đặc biệt là chuẩn kiến thức kĩ năng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết THỰC tập sư PHẠM của cá NHÂN GIÁO SINH năm 3 THCS đức NINH (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w