Phân biệt giữa lãnh đạo và quản trị

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học: 32 câu hỏi ôn thi Quản trị học (Trang 26 - 29)

Khái niệm lãnh đạo:

Lãnh đạo là 1 dạng hoạt động của con người nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến những người khác.

Chức năng lãnh đạo biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, giữa người ra mệnh lệnh và người thực hiện mệnh lệnh.

Mục đích của chức năng lãnh đạo là làm cho tất cả mọi người, mọi thành viên nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Phân biệt giữa quản trị và lãnh đạo

Nội dung Quản trị Lãnh đạo

Giống nhau Đều tác động đến con người

Giúp tổ chức đạt được cácmục tiêu đề ra

Phạm vi Rộng hơn Là 1 chức năng của QT

Đối tượng Con người, vật chất, qua quá

trình biến đổi

Con người Công cụ sử dụng Quyền hành, quyền hạn ( gắn

với tổ chức) Quyền lực ( gắn với cá nhân)

Thứ bậc Tất cả các cấp bậc của nhà

QT

Nhà quản trị cấp cao Khoa học và nghệ thuật Nghệ Thuật và khoa học 2. Nhà quản trị giỏi có có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi không? Có

Nhà lãnh đạo cúng chính là nhà quản trị

3.Các công cụ để thực hiện nhiệm vụ có khác nhau giữa nhà QT và nhà lãnh đạo không ? Liên hệ thực tiễn ?

Các công cụ nhà quản trị sử dụng: (liên hệ với phần kỹ năng của nhà quản trị)

Câu 25. Bình luận câu nói: “Quyền lực không chỉ từ chức vụ, vị trí mà còn từ phẩm chất, năng lực, tư cách, sức cuốn hút của nhà lãnh đạo”

-Quyền hạn: là khả năng mà cá nhân hay tập thể kiểm soát và sử dụng các nguồn lực của tổchức để tiến hành 1 công việc nào đó.

Quyền hạn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Địa vị của người ra quyết định + Khả năng chuyên môn

+ Tri thức của cá nhân + Quyền lực được giao

-Quyền lực: là quyền hạn được giao cho 1 chức vụ chính thức do 1 nhà lãnh đạo đảm nhiệm và có thẩm quyền quyết định.Hay quyền lực là 1 hình thức quyền hạn hợp pháp của ai đó, được phê chuẩn chính thức và dự liệu trước.

Lãnh đạo là 1 dạng hoạt động của con người nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến những người khác.

- Những điều kiện cần thiết để lãnh đạo thành công:

- Phải thiết lập được sự tin cậy lẫn nhau, nhân viên càng được nhiều quyền tự chủ, độc lập và tham gia vào quá trình ra quyết định càng nhiều càng tốt.

- Nhà lãnh đạo phải gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ của mình và phải biết rõ những công việc do cấp trên tiến hành.

-Nhà lãnh đạo phải khuyến khích mọi người đương đầu với rủi ro, chống lại những bi quan, lo sợ thất bại.

Cơ sở của quyền hạn giải thích rõ nguyên nhân tại sao những người dưới quyền lại tuân theo quyền lực của người lãnh đạo.

Cơ sở quyền hạn bao gồm:

+ Quyền hạn hợp pháp: là quyền hạn dựa vào chức danh chính thức của người lãnh đạo thuộc hệ thống chức vụ của tổ chức.

Quyền hạn của mỗi chức danh được thể hiện trong bảng mô tả công việc của chức danh đó.

+ Quyền khen thưởng: là quyền xuất phát từ thẩm quyền của người lãnh đạo để khen thưởng cấp dưới.

Các nhân viên tuân theo những mệnh lệnh, yêu cầu của cấp trên với sự tin tưởng là những thành tích của họ sẽ được khen thưởng. Phần thưởng có thể là vật chất hoặc phi vật chất như thăng chức, tăng lương, sự thoả mãn trong công việc.

+ Quyền ép buộc: là quyền lực dựa trên cơ sở sự phục tùng của cấp dưới do họ lo sợ phải chịu những hình phạt nào đó khi không tuân theo mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.

Hình phạt bao gồm nhiều hình thức như: khiển trách chính thức, hạ lương,giáng cấp, đình chỉ công tác hay đuổi việc.

Tuy nhiên, quyền ép buộc có thể không phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả như quyền khen thưởng. Bởi vì có những nhân viên có thể có những phản ứng tiêu cực với hình phạt như báo cáo sai sự thật, phá hoại tài sản của công ty.

+ Quyền hướng dẫn: là quyền đưa ra những chỉ dẫn lien quan đến hiểu biết cá nhân của cấp dưới. Để thực hiện quyền này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những đức tính cá nhân đáng khâm phục, có uy tín và danh tiếng.

+ Khả năng chuyên môn: Quyền lực còn dựa trên kiến thức chuyên môn của nhà lãnh đạo.

2. Vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các họat động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được các kết quả như mong muốn.

- Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người.

nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

- Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một vai trò quan trọng của người lãnh đạo. Có thể nói đây là vai trò chính, bởi vì một nhóm nhân viên thiếu động lực thúc đẩy sẽ luôn làm việc kém hiệu quả.

-Một huấn luyện viên: khơi gợi những tiềm lực tốt đẹp nhất của của nhân viên

-Người điều phối và hỗ trợ: giúp phá bỏ những trở ngại để nhóm thực hiện công việc một cách trôi chảy.

Người lãnh đạo muốn tạo động lực làm việc của nhân viên phải tìm hiểu nhân viên của mình, xây dựng môi trường làm việc hợp lý. Môi trường làm việc của một TC được xác định bởi các chính sách quản trị và thái độ của mỗi nhân viên. Một môi trường cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình. Những TC có môi trường làm việc như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, thực tế những doanh nghiệp như vậy sẽ dễ thành công hơn.

3 Nội dung lãnh đạo

Để lãnh đạo, người lãnh đạo thường phải thực hiện những nội dung sau:

3.1. Hiểu rõ con người trong hệ thống

Đây là 1 nội dung rất quan trọng mà người lãnh đạo phải nắm vững để có thể đưa ra những quyết định và lựa chọn đúng phương pháp lãnh đạo.

Hiểu rõ con người là 1 điều rất khó, nhưng đáp ứng hợp lý các đòi hỏi của con người lại càng khó hơn. Bởi vì:

+ Do tính đa dạng về nhu các nhu cầu của con người + Khả năng có hạn của người lãnh đạo

+ Việc đáp ứng các nhu cầu của từng người lại bị chi phối của việc đáp ứng nhu cầu chung.

+ Con người trong hệ thống bi phân tách theo những nhóm có tính độc lập tương đối trong hệ thông. Sự tác động theo nhóm cũng làm cho nhu cầu của mỗi người bị tác động nhất định.

3.2. Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp

Sản phẩm của nhà lãnh đạo chính là các quyết định

Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà lãnh đạo nhằm định ra chương trình, tính chất hoạt động của các bộ phận và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Nhà lãnh đạo phải đưa ra được các quyết định lãnh đạo thích hợp với từng cá nhân, từng tình huống cụ thể.

3.3.Xây dựng nhóm làm việc

Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là 1 tất yếu khách quan, đây là nguyên tắc chuyên môn hoá trong quản trị.

Trong mỗi hệ thống thông thường được phân chia thành những nhóm nhỏ, trong mỗi nhóm bao gồm 1 số người hoạt động theo cùng 1 nhóm chức năng nghiệp vụ. Nên giữa các nhóm này phải được tổ chức tốt, phải hình thành được mối liên hệ chặt chẽ thì mới đem lại kết quả hoạt động chung tốt đẹp. Để có các nhóm tốt là trách nhiệm của nhà lãnh đạo.

3.4.Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt

Quá trình lãnh đạo là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn cảnh trong tương lai, mà tương lai thì nhà lãnh đạo rất khó tự khẳng định được vì nó còn phụ thuộc vào môi trường đầy biến động ở bên ngoài, phụ thuộc vào diễn biến xảy ra trong nội bộ hệ thống. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra, đối chiếu với mục tiêu, căn cứu vào khả năng thực tế, cơ hội và nguồn lực có thể có để đối phó với mọi tình huống (hạn chế hoặc loại bỏ tình huống xấu, tận dụng khai thác các tình huống tốt)

3.5.Giao tiếp và đàm phán

Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán, cho nên nhà lãnh đạo không làm tốt nội dung này thì khó có thể đạt được mục tiêu mong muốn.

Câu 25. Bình luận câu nói: “Quyền lực không chỉ từ chức vụ, vị trí mà còn từ phẩm chất, năng lực, tư cách, sức cuốn hút của nhà lãnh đạo”

Giải quyết:

- Nêu khái niệm về quyền lực, quyền hạn – trách nhiệm ( chương 5 lãnh đạo), căn cứ vào

- Chức vụ: uy tín, tài năng cơ cấu -> mới có quyền hạn -> quyền lực gắn với trách nhiệm : Quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng cao

Câu 26. Tại sao nói quyền lực là tiền đề cần thiết để lãnh đạo? Cơ sở hình thành quyền lưc? Tại sao trong quản trị cần quan tâm đến quyền hạn, trong lãnh đạo quan tâm đến quyền lực ?

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học: 32 câu hỏi ôn thi Quản trị học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w