Tại sao trong quản trị cần quan tâm đến quyền hạn, trong lãnh đạo quan tâm đến quyền lực

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học: 32 câu hỏi ôn thi Quản trị học (Trang 29 - 33)

Trong lý thuyết chương 5 – lãnh dạo

Câu 27. Phương pháp và phong cách lãnh đạo chủ yếu ? Cơ sở lựa chọn phương pháp và phong cách lãnh đạo ?

1.Khái niệm:

PP lãnh đạo trong hệ thống là tổng hợp các cách thúc tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên côn người cùng vói các nguồn lục khác của hệ thống để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra

2.Các phương pháp lãnh đạo con người thường dùng

Có 3 PP : Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý giáo dục

a.Phương pháp hành chính:

Là PP tác động dựa trên mối quan hệ về tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản trị

Bất kỳ 1 hệ thống quản trị nào cũng hình thành mối quan hệ tổ chức trong hệ thống. Về phương diện quản trị, nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Như người xưa thường nói, quản trị con người có 2 cách: dùng ân và dùng uy. Dùng ân thì vững bền nhưng khó khăn và dễ trở thành phù phiếm, dùng uy thì nhanh chóng nhưng dễ mất tình người. Cho nên quản trị trước tiên phải dùng uy rồi mới đến dùng ân (giáo dục, tuyên truyền)

PP hành chính chính là phương pháp tác động trực tiếp của nhà lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

ĐIều kiện thực hiện phương pháp:

+ Chia hệ thống ra thành các cấp thứ bậc khác nhau.

+ Giao quyền hạn cho các cấp ở trong nội bộ TC, đồng thời quy định nghĩa vụ của chúng.

+ Quản lý con người chủ yếu dựa trên quan hệ quyền ra mệnh lệnh của cấp trên và nghĩa vụ thực thi mệnh lệnh của cấp dưới.

+ Nhà lãnh đạo phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.

Ưu điểm:

-Tạo ra kỷ cương làm việc nghiêm túc trong doanh nghiệp.

-Tạo ra khả năng tập trung nỗ lực và sức mạnh của tập thể để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách.

-Tạo điều kiện để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Nhược điểm:

-Dễ triệt tiêu tính năng động và sáng tạo của người lao động.

-Dễ tạo ra cơ chế quan liêu mệnh lệnh trong tổ chức

b.Phương pháp kinh tế:

Là phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế để người lao động vì lợi ích của mình mà tự giác làm việc.

Thực chất của PP kinh tế là đặt mỗi người vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của hệ thống. Điều đó cho phép con người lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Các lợi ích vật chất thường áp dụng:

+ áp dụng chế độ tiền lương thích hợp:

+ áp dụng chế độ tiền thưởng thích hợp.

+ Áp dụng các định mức thích hợp hay khoán trong SXKD Ưu điểm:

-Kích thích được tính tự giác làm việc của người lao động.

-Kích thích được tính năng động sáng tạo của người lao động.

Nhược điểm:

-Dễ tạo ra tâm lý coi trọng lợi ích vật chất.

-Tạo ra tâm lý chạy theo số lượng bỏ qua chất lượng sản phẩm trong SXKD

-Không khuyến khích được tinh thần tập thể của người lao động trong SXKD

c.Phương pháp tâm lý giáo dục

Là PP tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

PP này cho rằng: Con người ngoài làm việc như thực thể sinh học còn có những yếu tố

tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế mà còn có tác động tinh thần, tâm lý – xã hội. PP này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải vận dụng được các quy luật tâm lý.

Đặc trưng của PP này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người tự phân biệt được đúng sai, tốt xấu, thiện ác, để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống.

- Phương pháp này tác động đến con người trên các khía cạnh sau:

+ Giáo dục để họ phân biệt đúng, sai, tốt xấu trong quá trình làm việc + Làm cho người lao động cảm thấy được quan tâm trong tập thể.

+ Làm cho người lao động cảm thấy tự hào khi làm việc trong doanh nghiệp.

+ Làm cho người lao động thấy rõ hướng tiến thân của họ.

Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong động viên tinh thần, quyết tâm, sáng tạo, say sưa với công việc của mọi thành viên lao động làm cho họ nhận thức được đúng, sai, và nâng cao trách nhiệm của họ trước công viêc và tập thể.

d.PP lãnh đạo hiện đại

Là PP lãnh đạo dựa vào việc sử dụng phổ biến và có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong QT. Như đưa tin học và toán kinh tế vào công tác quản trị, thay thế lao động QT thủ công bằng các trang thiết bị tính toán điện tử tự động.

Có nhiều cách chia phong cách lãnh đạo, nhưng theo có

1. Khái niệm:

Phong cách làm việc của cán bộ quản trị là tổng thể các biện pháp, các thói quen, cách cư xử đặc trưng à mà người đó sử dụng trong quá trình gỉai quyết các công việc hằng ngày để hoàn thành nhiệmvụ.

2. Các phong cách làm việc:

a. Phong cách lãnh đạo cưỡng bức:

Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng đe doạ, trừng phạt là chủ yếu.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo.

Nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện.

Dkad:

Tổ chức hay bộ phận mới thành lập, khi có nhiều mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong hệ thống, khi cần giải quyết những vấn dề khẩn cấp và cần giữ bí mật

b. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách được đặc trưng bằng việc người lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.

Người lãnh đạo sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Theo phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không hành động khi không có sự đồng thuận của cấp dưới hoặc người lãnh đạo tự quyết định hành động nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới của mình.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau để cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệu quả công việc cao, kể cả khi không có mặt của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng lực tậpvà trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyếtđịnh của người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo.

Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyếtđịnh, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụthể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyếtđoán.

Dkad:hầu hết cáctổ chức, đạc biệt là các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

c. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất ít sử dụngquyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không cónhững tác động đến họ. Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra đó. Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài. Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do là tạo ra môi trường làm việc “mở” trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưngý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tớitùy tiện, lơ là công việc. Ngoài ra, trong phong cách này nhân viên ít tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên.

Dkad: Đơn vị có mục tiêu độc lập, rõ ràng, có đội ngũ nhân lực có kỹ năng và ý thức cao.

*Cơ sở lựa chọn phương pháp và phong cách lãnh đạo: tuỳ mô hình, quy mô cơ cầu tổ chức (Liên hệ với tổ chức - lãnh đạo )

Câu 28. Vai trò lãnh đạo nhóm trong quản trị ? Tiêu chuẩn nhóm mạnh ?

1.Nhóm

Nhóm là những người có tổ chức, có mục tiêu hoạt động, có liên quan về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ mang tính chuyên môn hoá sâu sắc vì lợi ích của hệ thống.

a.Khái niệm lãnh đao theo nhóm:

Lãnh đạo theo nhóm là việc uỷ quyền của người lãnh đạo hệ thống cho các người phụ trách nhóm với sự phân công rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích mà người phụ trách và nhóm được phân công.

Vai trò:

b.Nguyên tắc lãnh đạo theo nhóm

- Người phụ trách nhóm phải thoả mãn những điều kiện nhất định: có nhận thức chính xác về lợi ích của nhóm và cả hệ thống; có uy tín; có khả năng tập hợp và điều khiển những thành viên trong nhóm.

- Người phụ trách được phân công, giao nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích tương xứng.

- Người phụ trách nhóm được tự do, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của mình trong giới hạn của sự uỷ quyền.

- Người lãnh đạo hệ thống phải giúp cho người phụ trách nhóm tạo ra các sự biến đổi theo hướng phát triển và củng cố nhóm

Vai trò lãnh đạo nhóm trong quản trị : Người khởi xướng

Người thông tin Người điều hành Người hỗ trợ Người giám sát Tiêu chuẩn nhóm mạnh:

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý

- Có mục đích chuẩn xác được xã hội chấp nhận

- Có người lãnh đạo giỏi, đức độ, có uy tín

- Có quan hệ tốt với nhóm khác

- Có phạm vi ảnh hưởng lớn đến các nhóm trong hệ thống

Câu 29. Bổ nhiệm nhân sự cần dựa trên những tiêu chuẩn gì ? Thực trạng công tác bổ nhiệm nhân sự ở các doanh nghiệp hiện nay ?

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học: 32 câu hỏi ôn thi Quản trị học (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w